【bóng hôm nay】Chất lượng tăng trưởng: Tốt lên nhưng vẫn thua nhiều nước
TS Trần Đình Thiên Chất lượng tăng trưởng dần cải thiện...
Sự hạn chế về năng lực quản lý của nhà nước,ấtlượngtăngtrưởngTốtlênnhưngvẫnthuanhiềunướbóng hôm nay hiệu quả đầu tư của khu vực DNNN, tình trạng tham nhũng, là những nguyên nhân giải thích tại sao ICOR ở Việt Nam tăng cao trong nhiều năm vừa qua.
Trong báo cáo đánh giá kinh tế năm 2015, Tổng cục Thống kê nhận xét: Chất lượng tăng trưởng kinh tế đã được cải thiện đáng kể. Đầu tư trong giai đoạn vừa qua có xu hướng giảm, tỷ lệ đầu tư/GDP giảm mạnh từ 40% giai đoạn trước xuống còn 31-32% trong những năm gần đây, trong khi đó tích lũy (tiết kiệm) của nền kinh tế vẫn duy trì ở mức 29-30% GDP. Điều này đồng nghĩa với việc chúng ta đang đầu tư cơ bản bằng tiền tiết kiệm được, bằng nội lực của nền kinh tế và giảm dần tỷ lệ vay (lệ thuộc).
Hiệu quả đầu tư của nền kinh tế còn được thể hiện qua hệ số hiệu quả vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ICOR (là tỷ lệ % vốn đầu tư so với GDP bỏ ra để tạo ra một đơn vị % gia tăng GDP trong một thời kỳ nhất định). ICOR càng cao thì hiệu quả đầu tư càng thấp và ngược lại. Ở các nước phát triển chỉ số này thường trong khoảng 3,5-4, tức là để kinh tế kỳ này tăng 1% so với kỳ trước thì cần tăng vốn đầu tư trong kỳ này lên 3,5-4% so với kỳ trước. Theo Ngân hàng Thế giới, đối với một nước đang phát triển, ICOR ở mức 3 là đầu tư có hiệu quả và nền kinh tế phát triển theo hướng bền vững.
Theo Tổng cục Thống kê, hiệu quả sử dụng đồng vốn đã tốt hơn, hệ số ICOR giai đoạn 2011 - 2015 khoảng 6,91 trong khi giai đoạn 2006 - 2010 là 6,96. Còn trong giai đoạn 2011 - 2015, ICOR cũng có xu hướng giảm, riêng 2015 khoảng 6,88. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế, là kết quả bước đầu của chủ trương về việc tái cơ cấu đầu tư, đầu tư có trọng tâm trọng điểm, tránh dàn trải, lãng phí…
Theo TS Nguyễn Tú Anh, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, từ năm 2007, khi hệ số ICOR của Việt Nam dừng ở mức 5,1, đã có những cảnh báo về sự lãng phí trong đầu tư và hiệu quả thấp trong sử dụng nguồn lực của Việt Nam. Tuy nhiên, năm 2008 và năm 2009, chỉ số ICOR luôn lập những mốc mới, lần lượt là 6,7 và 7,3, thuộc loại cao so với các nước trên thế giới. ICOR cao và tăng, hiệu quả đầu tư thấp và giảm là một trong những yếu tố tiềm ẩn, sâu xa của lạm phát cao, lặp đi lặp lại, là nguyên nhân quan trọng gây bội chi ngân sách, làm tăng nợ công, tăng nhập siêu…
Song TS Nguyễn Tú Anh cho rằng: Hiệu quả đầu tư thể hiện qua chỉ số ICOR đã có nhiều cải thiện. Năm 2012 chỉ số ICOR là 5,9; năm 2013 là 5,6 và năm 2014 là khoảng 5,18. Chỉ số ICOR giảm cho thấy hiệu quả đầu tư của cả nền kinh tế đã có dấu hiệu được cải thiện. Mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa hồi phục lại tốc độ tăng trước khi nền kinh tế rơi vào khó khăn, nhưng để đạt được 1% tăng trưởng chúng ta đã phải sử dụng mức vốn đầu tư ít hơn.
...Vẫn chậm hơn các nước
GS.TS Nguyễn Quang Thái, Hội Khoa học kinh tế Việt Nam cho rằng: Chất lượng tăng trưởng nói chung còn kém. Năng suất, chất lượng, hiệu quả còn kém nên thành quả đạt được dưới tiềm năng trong điều kiện “mô hình tăng trưởng” kiểu cũ, sức cạnh tranh được cải thiện chậm, có mặt kém đi. Ngay tăng trưởng kinh tế cũng sụt giảm khá nhiều, dù nay có bước khôi phục, nhưng vẫn chưa đạt được mức bình quân 7%/năm nhiều năm trước. Các ngành kinh tế tăng trưởng cũng đang chậm lại, bình quân dưới 7%/năm.
“Cần ghi nhận rằng, khi Việt Nam tăng trưởng ở mức quy mô rất thấp thì thế giới tuy có tốc độ chậm hơn, nhưng quy mô lớn hơn, nên khoảng cách vẫn doãng ra. Năm 1990, khoảng cách là 4.000 USD thì năm 2014 khoảng cách tăng gấp đôi là 8.000 USD, dù GDP của Việt Nam đã tăng lên 2.000 USD, vì GDP bình quân của thế giới đã vượt 10.000 USD” - GS.TS Nguyễn Quang Thái dẫn chứng sự chậm chân của Việt Nam.
Dù đánh giá hiệu quả sử dụng vốn giai đoạn 2011-2015 có xu hướng dần được cải thiện, nhưng nghiên cứu của GS.TS Ngô Thắng Lợi, PGS.TS Trần Thị Vân Hoa (Đại học Kinh tế Quốc dân) vẫn băn khoăn: Hiệu quả sử dụng vốn cho tăng trưởng vẫn còn ở mức thấp so với các nước trong khu vực khi ở giai đoạn tăng trưởng nhanh. Suất đầu tư tăng trưởng của Việt Nam giai đoạn 2011-2015 vẫn còn rất cao (gấp từ 1,5 đến 2 lần) so với các nước khác có cùng thời kỳ thực hiện tăng trưởng nhanh và trình độ công nghệ ở mức độ chưa cao như Việt Nam hiện nay.
Nhóm tác giả khẳng định: Nền kinh tế tăng trưởng nhờ vào gia công, chủ yếu dựa trên lợi thế về lao động rẻ. Xu hướng “kinh tế gia công” không chỉ ở ngành công nghiệp mà còn lan sang cả nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp của Việt Nam ngày càng có xu hướng gia công, NK cả phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng, vật nuôi… Động lực tăng trưởng của Việt Nam thời gian qua vẫn chủ yếu là yếu tố nguồn lực vật chất (vốn và lao động). Điều này không hợp lý khi mô hình tăng trưởng Việt Nam xác định trong giai đoạn hiện nay hướng đến là mô hình tăng trưởng theo chiều sâu hay ít nhất là sự kết hợp giữa chiều rộng và chiều sâu.
Vấn đề này TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam đã nhiều lần lưu ý: Lao động hay vốn vật chất không phải là những nguồn lực vô hạn cho tăng trưởng. Lực lượng lao động của Việt Nam vẫn gia tăng nhưng tỷ trọng lao động trẻ ngày cảng giảm do dân số đang già hóa. Sự phụ thuộc của tăng trưởng vào vốn được hỗ trợ bởi sự mở rộng tín dụng liên tục trong nhiều năm đã dẫn tới hệ quả là tăng trưởng thiếu bền vững, đi kèm những bất ổn kinh tế vĩ mô.
Nếu như đồng vốn được sử dụng nhiều hơn vào việc cải thiện trình độ công nghệ và cải tiến quy trình, hay cho đầu tư nghiên cứu triển khai, thì tăng trưởng năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) chắc hẳn phải cao hơn mức hiện tại, hệ số ICOR sẽ giảm, và nền kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởng cao hơn.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Cả nước có hơn 8.800 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, chờ đón cơ hội mới
- ·Đề xuất loạt quy định mới về đào tạo, sát hạch, nâng hạng bằng lái ô tô
- ·Quân nhân chưa có chế độ nhà ở, kiến nghị hỗ trợ thêm vào lương hằng tháng
- ·Phú Thọ đề nghị cử đặc công 'người nhái' tìm nạn nhân vụ sập cầu Phong Châu
- ·Cái bẫy giăng sẵn của chiêu 'việc nhẹ lương cao' ở nước ngoài
- ·Lũ trên 3 sông ở Thanh Hóa đang lên, Bộ Nông nghiệp đề nghị tuần tra canh gác đê
- ·Công ty cây xanh Công Minh thông đồng với chủ đầu tư để tham gia các gói thầu
- ·Miền Bắc mưa lớn 200mm có thể kích hoạt nhiều điểm sạt lở, không khí lạnh áp sát
- ·'Gia đình không vào cuộc thì trẻ em khó an toàn trên môi trường mạng'
- ·Vụ tông chết 2 người ở Cần Thơ: Vợ khóc ngất khi hay tin chồng gặp nạn
- ·Người tham gia giao thông có thể bị phạt tới 1 triệu đồng nếu bấm còi liên tục
- ·Hợp long cầu vượt sông Đào trong dự án đường hơn 5.000 tỷ đồng tại Nam Định
- ·6 tác phẩm đoạt giải 'Lắng nghe người dân hiến kế' lần 5 của báo Người Lao Động
- ·Cảnh sát biển vượt mưa to gió lớn, cứu 8 thuyền viên tàu hàng bị sóng đánh chìm
- ·Cháy vé tour đi Thái cổ vũ đội tuyển Việt Nam trận chung kết lượt về Asean Cup 2024
- ·Kỷ luật Bí thư và Trưởng Công an xã ở Hòa Bình liên quan vụ hủy hoại đất rừng
- ·Bé trai 1 ngày tuổi bị bỏ lại giữa ngày mưa, mảnh giấy viết vội lời chua xót
- ·Dự báo thời tiết 10 ngày tới (20/9
- ·Apple đang “gặp khó” với cảm biến dấu vân tay trên iPhone 8
- ·Chôn lấp chất thải trái phép, nguyên Giám đốc Công ty giấy ở Bắc Ninh bị khởi tố