会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bxh bd hang 2 duc】Tăng tỷ lệ tiến sĩ/giảng viên: Cần vận dụng Đề án 89 và những giải pháp mạnh!

【bxh bd hang 2 duc】Tăng tỷ lệ tiến sĩ/giảng viên: Cần vận dụng Đề án 89 và những giải pháp mạnh

时间:2025-01-11 03:24:38 来源:Nhà cái uy tín 作者:World Cup 阅读:491次

Các đơn vị thuộc ĐH Huế hỗ trợ nghiên cứu sinh trong quá trình làm nghiên cứu

Cần tăng tỷ lệ tiến sĩ/giảng viên

Đến năm 2021,ăngtỷlệtiếnsĩgiảngviênCầnvậndụngĐềánvànhữnggiảiphápmạbxh bd hang 2 duc tỷ lệ tiến sĩ/giảng viên của ĐH Huế mới đạt gần 31%. So với trung bình chung của cả nước (khoảng gần 27%), tỷ lệ trên nhỉnh hơn, nhưng vẫn chưa tương xứng với một ĐH vùng đang “vươn mình” trở thành ĐH Quốc gia.

PGS.TS. Huỳnh Văn Chương, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng ĐH Huế thừa nhận, đó là trăn trở lớn của ĐH Huế. Dù Luật Giáo dục mới chỉ yêu cầu giảng viên bậc ĐH đáp ứng trình độ thạc sĩ, song, muốn nâng cao chất lượng giáo dục, đưa công nghệ mới vào giảng dạy thì trình độ giảng viên phải đáp ứng. “Tại các nước tiên tiến, yêu cầu bắt buộc 100% giảng viên phải là tiến sĩ trở lên. Song, đó lại là khó khăn chung của nhiều cơ sở đào tạo ĐH ở Việt Nam, trong đó có ĐH Huế”, PGS.TS. Huỳnh Văn Chương trăn trở.

Theo thống kê từ Ban Tổ chức cán bộ ĐH Huế, các trường ĐH thành viên đang có tỷ lệ tiến sĩ/giảng viên khá cao, như: Sư phạm 60,17%, Khoa học 45,39%, Nông Lâm 37,64%, Y - Dược 34,64%, Kinh tế 36,46%, nhưng cũng còn một số trường ĐH tỷ lệ trên chưa cao như Ngoại ngữ 24,86%, Luật 23,53%, Nghệ thuật 8,20%.

Cùng với chiến lược về đào tạo, khoa học công nghệ, cơ sở vật chất, chiến lược phát triển đội ngũ rất quan trọng. Theo lãnh đạo ĐH Huế, để phát triển ĐH Quốc gia, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ ĐH Huế lần thứ VI đã nhấn mạnh và thảo luận nhiều về phát triển đội ngũ. Mục tiêu nghị quyết đề ra là từ nay đến 2025 phải đạt khoảng 40 – 45% tỷ lệ tiến sĩ/giảng viên. Đến 2030, con số ấy phải đạt trên 50%.

Không ít khó khăn

Bài toán tăng lệ tiến sĩ/giảng viên vốn không dễ với các trường ĐH công lập. Theo các chuyên gia giáo dục, nguồn đội ngũ cán bộ về hưu và sức hút từ các trường ĐH dân lập là một trong những khó khăn, cạnh tranh trong quá trình tăng lệ tiến sĩ/giảng viên.

Theo PGS.TS. Huỳnh Văn Chương, kinh phí để giảng viên học tiến sĩ rất lớn, trong khi đó nguồn lực tài chính của ĐH Huế và các trường ĐH thành viên, trường, khoa trực thuộc hỗ trợ để giảng viên đi học tiến sĩ hằng năm không thể nhiều. Nguồn học bổng tài trợ gửi về ĐH Huế để giảng viên đi học tiến sĩ và nguồn học bổng cá nhân giảng viên tự tìm kiếm hằng năm từ các tổ chức nước hiện nay rất ít.

“Đối với các trường ĐH công lập nói chung và ĐH Huế nói riêng, rất khó khăn cả thể chế và nguồn lực để thu hút đội ngũ có học hàm, học vị cao về công tác cũng như giữ chân giảng viên có trình độ cao, hiệu quả làm việc tốt ở tuổi ngoài 60 tiếp tục ở lại công tác như các trường dân lập, vì vậy, quan tâm nâng cao trình độ của đội ngũ trẻ rất quan trọng và mang tính lâu dài”, PGS.TS. Huỳnh Văn Chương khẳng định.

Ông Phan Lê Chung, Bí thư Đảng ủy, Quyền Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Nghệ thuật cho rằng, khó khăn dẫn đến tỷ lệ tiến sĩ giảng dạy tại trường còn ít là tâm lý chung của cán bộ, giảng viên khối ngành nghệ thuật xem trọng tiêu chí làm nghề hơn học hàm, học vị. Đời sống giảng viên các ngành đặc thù gặp khó khăn nên cũng ít người học lên tiến sĩ. Còn theo PGS.TS. Đoàn Đức Lương, Hiệu trưởng Trường ĐH Luật, khó khăn trong xuất bản quốc tế cũng là rào cản.

Những năm qua, nguồn hỗ trợ từ chính sách của Nhà nước, nhất là Đề án 322 (theo Quyết định số 322/2000/QĐ-TTG ngày 19/4/2000 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước) và Đề án 911 (theo Quyết định số 911/QĐ-TTg ngày 17/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường ĐH, cao đẳng giai đoạn 2010 – 2020) đã giải quyết nguồn đội ngũ khá lớn của ĐH Huế đáp ứng trình độ tiến sĩ.

 

Lãnh đạo một số trường thừa nhận, để nhiều cá nhân giảng viên tự bỏ tiền học tiến sĩ rất khó khả thi. Với yêu cầu theo luật giáo dục, chỉ cần đáp ứng tiêu chuẩn thạc sĩ, nhiều giảng viên có thể không chọn phương án học lên tiến sĩ.

Chủ động giải pháp, bám sát Đề án 89

Tháng 5/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã có Hướng dẫn số 1943 BGDĐT-GDĐH hướng dẫn triển khai đào tạo trình độ tiến sĩ, thạc sĩ bằng nguồn ngân sách Nhà nước theo Quyết định số 89/QĐ-TTg  ngày 18/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ năm 2021 và 2022 (Đề án 89). Theo lãnh đạo ĐH Huế, Đề án 89 có tính kế thừa Đề án 322 và 911 trong việc giải quyết vấn đề tăng tỷ lệ tiến sĩ/giảng viên, đặc biệt là ĐH Huế đang tập trung cho chiến lược phát triển đội ngũ cả về số lượng và chất lượng.

Tuy nhiên, để thực hiện Đề án 89, cần chú trọng giải pháp đảm bảo chất lượng thực sự và tránh “rơi rớt”, người học không thể hoàn thành tiến sĩ hoặc ở lại nước ngoài, không trở về cống hiến tại các trường ĐH.

PGS.TS. Huỳnh Văn Chương cho rằng, quan trọng là cần có giải pháp chọn lọc người đi học kỹ, có khả năng ngoại ngữ tiếng Anh và tiếng nước sở tại để nhanh hội nhập văn hóa. Quá trình áp dụng, ĐH Huế sẽ tập trung các ngành mũi nhọn và những ngành có nhiều tiềm năng duy trì phát triển trong tương lai trước, tiếp đến là ngành có tính tiên phong, đón đầu, mang tính dẫn dắt với nhiều tiềm năng phát triển tại Việt Nam và tại ĐH Huế.

Bên cạnh hỗ trợ từ cơ chế, chính sách của Nhà nước, ĐH Huế và tỉnh nhà cần có chính sách thu hút và giữ chân đội ngũ có trình độ, học hàm, học vị cao thông qua những cơ chế, chính sách ưu đãi cụ thể và có chính sách khen thưởng kịp thời, tạo động lực cho giảng viên ở mọi miền đất nước về công tác tại ĐH Huế và sống lâu dài trên mảnh đất Cố đô, góp phần thực hiện khả thi và thắng lợi Nghị quyết 05-NQ/TU ngày 24/5/2021 của Tỉnh ủy về xây dựng Thừa Thiên Huế là một trong những Trung tâm lớn của cả nước về GD&ĐT đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao giai đoạn 2021 – 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.

Bài, ảnh: Hữu Phúc

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
  • Quốc lộ 2 đoạn qua Tuyên Quang ngập sâu, giao thông ùn tắc
  • Việt Nam attends 18th congress of World Federation of Trade Unions in Italy
  • First Vietnamese military engineering unit experienced, capable of UN peacekeeping duties: Official
  • General Secretary ordered to push up the progress of corruption cases
  • Xe tải mất lái tông xe khách trên quốc lộ, nhiều người bị thương ở Bình Phước
  • Deputy FM on ASEAN
  • Foreign Minister Sơn meets US counterpart, National Security Advisor in Washington
  • US lawmakers support ASEAN’s central role in region
推荐内容
  • Chuyến xe 52 chỗ phủ kín rèm, hàng chục người bị lừa 'vào tròng' đi xem đất
  • USAID to continue helping Việt Nam with post
  • Việt Nam urges ASEAN to early operate ASEAN portal for digital vaccination certification
  • PM Chính receives World Bank Director
  • Sắp mưa lớn từ miền Trung vào Nam, cần chủ động ứng phó sạt lở và lũ quét
  • Việt Nam’s Engineering Unit conducts field reconnaissance in Abyei