【bang xep hang giai bo dao nha】GDP có thể giảm 55.000 tỷ đồng do dịch Covid
GDP quý I tăng thấp nhất trong 10 năm
Theóthểgiảmtỷđồngdodịbang xep hang giai bo dao nhao thông tin từ cuộc họp báo công bố tình hình kinh tế - xã hội quý I/2020 do Tổng cục Thống kê (TCTK) tổ chức ngày 27/3, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I ước tính tăng 3,82% so với cùng kỳ năm trước, trong bối cảnh kinh tế thế giới tăng trưởng chậm, những nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, EU suy giảm tốc độ tăng trưởng.
Theo ông Dương Mạnh Hùng, Vụ trưởng Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia, GDP quý I tăng thấp kỷ lục so với tăng trưởng cùng kỳ 10 năm gần đây. Các ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản; công nghiệp và xây dựng; du lịch, dịch vụ đều bị ảnh hưởng nặng nề. Chỉ một số lĩnh vực có tăng trưởng tạm ổn định như ngân hàng, bảo hiểm, thông tin truyền thông, y tế, trợ giúp xã hội… giúp nền kinh tế duy trì tăng trưởng 3,82%. Cùng với khó khăn trong tăng trưởng sản xuất, tiêu dùng cuối cùng của dân cư cũng rất thấp, tích luỹ xuất nhập khẩu tăng trưởng thấp. Tốc độ tăng thu nhập của người lao động sụt giảm đáng kể, tỷ lệ tham gia lao động thấp nhất 10 năm qua, tỷ lệ thất nghiệp tăng, chỉ số PMI thấp dưới ngưỡng 50 điểm, báo hiệu sự suy giảm trong sản xuất, kinh doanh, nhu cầu hàng hoá, tiêu dùng.
Tổng Cục trưởng TCTK, Nguyễn Bích Lâm cho biết thêm, năm 2020 là năm nằm trong chu kỳ suy thoái kinh tế chung của thế giới, thông thường là 10 năm một lần và Việt Nam cũng không thể tránh khỏi xu hướng này. Cụ thể là các năm 1997 – 1998, năm 2008 – 2009 và đến nay. Qua 3 thập kỷ, GDP quý I của các năm đầu chu kỳ suy thoái đều giảm. Mặc dù vậy, GDP quý I năm nay giảm ít hơn quý I của các năm này trước đó.
Vốn đầu tư nước ngoài giảm gần 21%
Về kết quả của một số ngành cụ thể, theo báo cáo của TCTK, tính đến thời điểm 20/3/2020, tổng phương tiện thanh toán tăng 1,55% so với cuối năm 2019 (cùng kỳ năm trước tăng 2,54%); huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 0,51% (cùng kỳ năm 2019 tăng 1,72%); tín dụng của nền kinh tế tăng 0,68% (cùng kỳ năm trước tăng 1,9%), cho thấy các doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn, phải thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hoạt động kinh doanh bảo hiểm quý I/2020 đạt mức tăng cao, ước tính tăng 16% so với cùng kỳ năm trước, trong đó doanh thu phí bảo hiểm lĩnh vực nhân thọ tăng 21%, lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ tăng 8%.
Tổng mức huy động vốn cho nền kinh tế của thị trường chứng khoán trong quý I năm nay chỉ đạt 29,5 nghìn tỷ đồng, giảm 65% so với cùng kỳ năm trước. Trên thị trường cổ phiếu, tính đến ngày 23/3/2020, chỉ số VNIndex đạt 657,43 điểm, giảm 25,5% so với cuối tháng trước và giảm 31,6% so với cuối năm 2019; mức vốn hóa thị trường đạt 3.302 nghìn tỷ đồng, giảm 24,7% so với cuối năm 2019.
Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện quý I/2020 đạt mức tăng thấp nhất trong giai đoạn 2016 - 2020 do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19. Tuy nhiên, vốn thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước quý I/2020 đạt mức tăng khá 13,2% kế hoạch năm, mặc dù kế hoạch vốn ngân sách nhà nước năm 2020 cao hơn 18% so với năm 2019 và tăng 16,4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là tín hiệu tích cực phản ánh kết quả việc Chính phủ thực hiện quyết liệt các giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công.
Tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tính đến ngày 20/3/2020 đạt gần 8,6 tỷ USD, giảm 20,9% so với cùng kỳ năm trước. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện quý I/2020 ước tính đạt 3,9 tỷ USD, giảm 6,6% so với cùng kỳ năm trước.
Trong bối cảnh dịch bệnh tác động đến mọi lĩnh vực của nền kinh tế, TCTK ước tính sơ bộ nếu dịch có thể kết thúc trong quý II thì GDP sẽ giảm khoảng 55.000 tỷ đồng, theo giá so sánh năm 2010. Trong đó ngành thiệt hại lớn nhất là dịch vụ lưu trú và ăn uống với mức 21,170 tỷ đồng. Nếu dịch kéo dài sang quý III thì GDP có thể giảm 65.230 tỷ đồng.
Tăng trưởng trên 5% là “thành công rực rỡ”
Đối với kịch bản tăng trưởng mới cho năm 2020, Tổng cục trưởng Nguyễn Bích Lâm cho biết, trong quý I kịch bản tăng trưởng đã được cập nhật nhiều lần và lần xây dựng kịch bản mới nhất là sau khi có kết quả tăng trưởng GDP quý I. Theo đó, cơ quan thống kê đưa ra 2 kịch bản mới. Ở kịch bản 1, nếu chúng ta dập dịch thành công trong quý II thì tăng trưởng sẽ ở mức trên 5%. Kịch bản 2 là dịch kéo dài sang quý III thì mức tăng trưởng dự kiến vẫn là trên 5%, tuy nhiên ở mức thấp hơn kịch bản 1.
Như vậy, TCTK đánh giá để đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,8% cho cả năm 2020 là mục tiêu rất khó đạt được trong tình hình hiện nay. “Để đạt cả năm 6,8%, thì phải có kịch bản mới cho từng quý sau tăng trưởng ra sao. Nhưng theo chúng tôi, rất khó đạt được trong tình hình hiện nay. Độ mở của nền kinh tế hiện rất lớn, như quý I là trên 240% nên chúng ta phụ thuộc rất nhiều bên ngoài”, ông Nguyễn Bích Lâm cho biết.
Trong bối cảnh đó, nêu quan điểm về việc có nên điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng hay không, Tổng Cục trưởng TCTK cho rằng mục tiêu này có từ khi chưa có dịch bệnh, nay dịch đã xảy ra ảnh hưởng lớn trên toàn thế giới. Trong bối cảnh nhiều nước tăng trưởng 0% hoặc tăng trưởng âm, chúng ta tăng trưởng dương đã là thành công rất đáng tự hào và mức tăng trưởng trên 5% là một “thành công rực rỡ”. Do đó, ông Lâm cho rằng cũng không cần điều chỉnh mục tiêu để năm nào cũng phải đạt mục tiêu tăng trưởng. Quan trọng là chúng ta nỗ lực hết sức, thực hiện đồng bộ các giải pháp.
Trong các giải pháp cần chú trọng để đạt mức tăng trưởng cao, ông Nguyễn Bích Lâm nhấn mạnh việc phải sớm tháo gỡ vướng mắc thể chế để đẩy nhanh giải ngân vồn đầu tư công. Khi giải ngân vốn đầu tư công tăng sẽ kéo theo các dòng vốn khác. Đồng thời, thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư, tăng năng suất lao động. “Nếu hệ số ICOR giảm 0,5 thì GDP tăng 0,64 điểm phần trăm. Nếu ICOR giảm 1 xuống còn 4,9 thì GDP tăng thêm 1,42 điểm phần trăm. Nếu năng suất lao động tăng 1% thì GDP 0,94 điểm phần trăm”, ông Lâm cho biết.
Đối với kịch bản tăng trưởng mới cho năm 2020, Tổng cục trưởng Nguyễn Bích Lâm cho biết trong quý I kịch bản tăng trưởng đã được cập nhật nhiều lần và lần xây dựng kịch bản mới nhất là sau khi có kết quả tăng trưởng GDP quý I. Theo đó, cơ quan thống kê đưa ra 2 kịch bản mới. Ở kịch bản 1, nếu chúng ta dập dịch thành công trong quý II thì tăng trưởng sẽ ở mức trên 5%. Kịch bản 2 là dịch kéo dài sang quý III thì mức tăng trưởng dự kiến vẫn là trên 5%, tuy nhiên ở mức thấp hơn kịch bản 1. |
Hoàng Yến
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Các cá thể chuột túi bắt được ở Cao Bằng đang dần thích nghi với môi trường
- ·Về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước
- ·Tập huấn kiến thức hỗ trợ giáo dục hòa nhập
- ·“Vua Gia Long và người Pháp”
- ·Hoa Dalat Travel bật mí Homestay Đà Lạt liệu có phải là giải pháp lưu trú tốt
- ·Trao 30 suất học bổng do Hội Rhône
- ·Câu chuyện nhà giáo thời 4.0
- ·Văn hóa uống cà phê ở Ethiopia
- ·Tôm, ba khía Cà Mau chiếm đa số sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu
- ·Nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm Văn hóa tỉnh
- ·Đề xuất những hành vi bị cấm trong dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số
- ·Phố mua sắm dành riêng cho người cao tuổi
- ·Bí quyết làm đẹp truyền thống của phụ nữ Myanmar
- ·Hạnh phúc vì sống được với đam mê
- ·NHNN tiếp tục hút thêm 15.000 tỷ đồng, lãi suất liên ngân hàng tăng mạnh
- ·Quan tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản nam giới
- ·Đàn ông “làm đẹp” ở bộ tộc Huli
- ·Trao 30 suất học bổng do Hội Rhône
- ·Gỡ khó để phát triển sản phẩm OCOP
- ·Lễ trao giải Grammy năm 2018: Chiến thắng áp đảo của Bruno Mars