【pumas vs】Doanh nghiệp ghi nhãn “Made in Vietnam”phải đáp ứng tiêu chí
Vẫn quá nhiều băn khoăn về quy định hàng “Made in Vietnam” | |
Sắp có thông tư quy định hàng hóa "Made in Vietnam" | |
Lạng Sơn: Bắt giữ lô quần áo nữ “made in Vietnam” | |
Hải quan Bắc Phong Sinh tuyên truyền về chính sách hàng “Made in Vietnam” |
Xin ông cho biết lý do Bộ Công Thương xây dựng dự thảo Thông tư quy định về cách xác định sản phẩm hàng hóa là sản phẩm hàng hóa của Việt Nam hoặc sản xuất tại Việt Nam trong khi đã có các quy định pháp luật về xuất xứ hàng hóa?ệpghinhãnMadeinVietnamphảiđápứngtiêuchípumas vs
Từ trước đến nay, đối với hàng hoá XK, việc quy định về xuất xứ hàng hoá tương đối đầy đủ và chặt chẽ. Với mỗi Hiệp định thương mại tự do chúng ta tham gia cũng có một bộ quy tắc riêng. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có bộ quy tắc xác định hàng hoá sản xuất tại Việt Nam và lưu thông tại thị trường Việt Nam. Việc thiếu vắng các quy định như vậy đã gây ra một số bất cập.
Thứ nhất, có thể mất lòng tin của người tiêu dùng, khi họ không biết rằng một sản phẩm họ đang tiêu dùng có được sản xuất tại Việt Nam hay không. Thứ hai, tạo ảnh hưởng đến uy tín của DN nói chung nếu không có chuẩn xác định thì một sản phẩm đưa ra nếu có vấn đề bị phản ánh gây thiệt hại đến uy tín của DN. Thứ ba, có thể tạo ra sự cạnh tranh bất bình đẳng khi hàng hoá của nước ngoài đưa vào Việt Nam chỉ trải qua một giai đoạn gia cng, chế biến sơ sài, cũng dán nhãn là "Made in Vietnam" sẽ ảnh hưởng đến uy tín, lòng tin của người tiêu dùng. Trước nhu cầu bức thiết đó thì Bộ Công Thương đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ và phối hợp với các bộ, ngành khẩn trương đưa ra dự thảo Thông tư quy định cách xác định hàng hoá của Việt Nam và hàng hoá sản xuất tại Việt Nam. Các quy định của dự thảo đưa ra tương đối là chi tiết, phù hợp với các cam kết quốc tế, các quy định về hàng hoá trước đây của Việt Nam và đảm bảo sự tương thích của hàng hoá trong nước cũng như hàng hoá XNK.
Trong quá trình xây dựng Thông tư, Bộ Công Thương đã lấy ý kiến của nhiều đơn vị liên quan. Xin ông cho biết, các nội dung nào của Thông tư được quan tâm nhiều nhất?
Qua thông tin ghi nhận được, ý kiến của các Hiệp hội và DN tập trung vào phương thức xác định xuất xứ. Dự thảo Thông tư đưa ra hai phương thức xác định cơ bản là xác định xuất xứ thuần tuý và xác định xuất xứ không thuần tuý, đặc biệt là xuất xứ không thuần tuý đối với sản phẩm công nghiệp hiện nay quá trình phân công lao động đã trải dài ra trên khắp thế giới thì việc xác định xuất xứ của từng chi tiết, từng linh kiện tham gia trong các sản phẩm không đơn giản.
Một vấn đề mà các DN cũng đề cập là tỷ lệ giá trị gia tăng của Việt Nam bao nhiêu phần trăm thì có thể coi là hàng việt Nam. Có những ý kiến cũng muốn nâng tỷ lệ cao hơn 30%, thậm chí có ý kiến đề nghị giảm xuống. Bộ Công Thương sẽ cân nhắc nhiều yếu tố, tuy nhiên một yếu tố rất quan trọng là sự phù hợp với các cam kết mà Việt Nam đã ký với các nước trước đây, trong các cam kết này về cơ bản chúng ta đã thực hiện đạt tỷ lệ 30% đối với hàng hoá XK ra nước ngoài.
Vậy đơn vị nào sẽ chịu trách nhiệm chứng nhận về việc ghi nhãn hàng hóa cho DN, thưa ông?
Theo quy định tại Thông tư thì các DN sẽ là người tự xác định và tự chịu trách nhiệm về sản phẩm của mình có đáp ứng được các tiêu chí hay không. Thời gian qua cũng có một số ý kiến cho rằng nhà nước nên có cơ quan chứng nhận hoặc cấp giấy chứng nhận, tuy nhiên chúng tôi cũng đã cân nhắc điều này, với một khối lượng hàng hoá lưu thông rất lớn trên thị trường, thì việc cấp giấy chứng nhận như vậy sẽ tạo thêm thủ tục hành chính, tạo thêm gánh nặng cho DN cũng như cho các cơ quan quản lý nhà nước. Trên tinh thần hiện nay là tạo các điều kiện thông thoáng nhất cho DN. Thông tư này sẽ tạo thước đo giúp DN soi vào để chấp hành pháp luật. Chỉ khi bị phát hiện hoặc có các vấn đề cơ quan báo chí nêu, người tiêu dùng phản ánh thì các cơ quan quản lý mới vào cuộc để kiểm tra.
Theo quy định tại Thông tư thì việc dán nhãn không bắt buộc với các DN, liệu điều này có tạo sự nhập nhèm đối với nguồn gốc xuất xứ hàng hoá, thưa ông?
Khi DN không đủ tự tin để dán nhãn thì đương nhiên là DN cũng không muốn dãn nhãn "Made in Vietnam". Trong trường hợp này nếu bắt buộc thì các DN sẽ buộc phải ghi, họ cũng sẽ không đảm bảo việc hàng hoá có xuất xứ Việt Nam hay không. Chính vì vậy, Thông tư muốn tạo lựa chọn cho DN, trong trường hợp DN không đáp ứng được tiêu chí thì DN có thể không dán nhãn hoặc có thể có cách thể hiện nào đó phù hợp hơn. Tuy nhiên, nếu đã lựa chọn ghi nhãn là sản xuất tại Việt Nam thì phải đáp ứng được tiêu chí.
Xin cảm ơn ông!
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Giá xăng dầu hôm nay 31/10/2023: Trong nước sẽ điều chỉnh thế nào vào ngày mai?
- ·KHUYẾN CÁO PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH COVID
- ·Căn hộ Tây Hồ Residence giá từ 24,8 triệu đồng/m2
- ·Đầu tư 20.000 tỷ cho đô thị Nhật Tân
- ·Buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả vẫn phức tạp cần siết chặt phòng chống
- ·Thực hiện Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ: Đường phố vắng người, quán xá đóng cửa
- ·Hà Nội tính thu hồi dự án của TSQ, HUD
- ·Những dự án dang dở của Tập đoàn Housing Group
- ·Tỷ giá trung tâm tăng mạnh tới 23 đồng, vàng SJC đi ngang
- ·Giá đất bồi thường xây đường Vành đai 2 cao nhất 100 triệu/m2
- ·Giá vàng hôm nay (24/7): Vàng sẽ đi đâu trong tuần này?
- ·Tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh
- ·Nhận biết, phân loại cách ly người nhiễm, nghi nhiễm Covid
- ·Dự án Gemek Tower sắp mở bán 525 căn hộ Block B
- ·Bật đèn mờ khi ngủ có thể giúp phụ nữ mang bầu giảm nguy cơ mắc tiểu đường thai kì
- ·Ba Vì sẽ thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng
- ·Cất nóc Dự án Lim Tower II
- ·Bệnh viện Đa khoa tỉnh tổ chức khám sàng lọc bệnh Glaucoma
- ·Giá vàng hôm nay 27/6: Vàng SJC đảo chiều giảm giá, vàng thế giới tăng nhẹ
- ·Bộ Y tế chính thức xác nhận trường hợp thứ 33 mắc COVID