【lịch thi đấu cúp pháp】Tình hình Biển Đông ngày 25/10: 'Trung Quốc không xúi giục ngư dân xuống biển Đông?!'
Ngày 23/10,ìnhhìnhBiểnĐôngngàyTrungQuốckhôngxúigiụcngưdânxuốngbiểnĐôlịch thi đấu cúp pháp Trương Hồng Châu, một học giả gốc Hoa của trường S. Rajaratnam, Singapore bình luận trên The Diplomat về hoạt động (bất hợp pháp) của ngư dân Trung Quốc trên các "vùng biển tranh chấp", thậm chí là vùng biển nước khác. Ông Châu cho rằng vấn đề chiến lược không hẳn nằm ở chỗ ai điều khiển ngư dân Trung Quốc mà bởi nhu cầu nội tại, kiếm kế sinh nhai của họ.
Hôm 10/10 một ngư dân Trung Quốc bị bắn chết trong cuộc đụng độ (kháng cự quyết liệt) với lực lượng Cảnh sát biển Hàn Quốc khi lực lượng này kiểm tra, ngăn chặn tàu cá Trung Quốc xâm nhập trái phép và đánh trộm cá trong vùng đặc quyền kinh tế của Hàn Quốc ở Hoàng Hải. Sự kiện này lập tức gây căng thẳng trong quan hệ giữa Seoul với Bắc Kinh. Một tuần sau, một thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc bị Cảnh sát biển Nhật Bản bắt giữ vì tội đánh cá trộm trong vùng biển gần quần đảo Ogasawara của Nhật.
Ngư dân Trung Quốc điên cuồng chống trả khi bị phát hiện đánh bắt trái phép ở biển Đông. Ảnh Yonhap News
Trong những năm gần đây khu vực Đông Á đã được chứng kiến số lượng ngày càng tăng những sự cố hàng hải liên quan đến ngư dân Trung Quốc (xâm nhập và đánh bắt trái phép). Những vụ việc này đã góp phần vào tình trạng căng thẳng hàng hải, thậm chí đôi khi có thể gây ra các cuộc đụng độ giữa Trung Quốc với láng giềng. Muốn ngăn chặn những sự cố tương tự, theo ông Châu phải hiểu những động lực đằng sau sự hiện diện (bất hợp pháp) ngày càng tăng của ngư dân Trung Quốc trong vùng biển (Bắc Kinh nhảy vào) tranh chấp, thậm chí là vùng đặc quyền kinh tế của nước khác.
Trương Hồng Châu cho rằng, truyền thông phương Tây và một số học giả "có xu hướng gắn các sự cố liên quan đến ngư dân Trung Quốc vào 1 lý do đơn giản: Chính phủ Trung Quốc sử dụng họ như một vũ khí để củng cố yêu sách chủ quyền (vô lý, phi pháp) trong vùng biển (Bắc Kinh nhảy vào) tranh chấp. Các học giả phương Tây lập luận, chủ yếu vì mục đích chính trị với thủ đoạn "đánh cá, bảo vệ tuyên bố chủ quyền, tranh giành và lấn chiếm" đã thúc đẩy Trung Quốc xúi ngư dân xuống Biển Đông. Ông Châu không đồng ý với lập luận này.
Học giả này đã bác bỏ quan điểm trên của "một số" học giả và truyền thông phương Tây bằng 2 lập luận rất gây tranh cãi. Thứ nhất ông Châu cho rằng, chẳng riêng gì Trung Quốc mà với tính chất xuyên biên giới, hoạt động đánh cá trên biển chắc chắn mang một chức năng chính trị và ngoại giao quan trọng. Trung Quốc cũng như Việt Nam, Philippines và các nước khác đã xem ngư dân như lực lượng quan trọng trong việc tăng cường sự hiện diện trên các vùng biển yêu sách chủ quyền. Những ngư dân này được chính phủ của họ cung cấp sự hỗ trợ tài chính và chính trị để thực hiện đánh bắt trong các vùng biển tranh chấp.
Trong một số trường hợp, theo ông Châu các quốc gia đã sử dụng lực lượng tàu cá và ngư dân để đối đầu với nhau trong các cuộc khủng hoảng trên biển Đông, điển hình là vụ giàn khoan Hải Dương 981 (Trung Quốc hạ đặt bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam). Nhưng Trương Hồng Châu khẳng định chắc nịch, sẽ rất sai trái nếu xem ý đồ chiến lược của chính phủ Trung Quốc là yếu tố chính đứng đằng sau các sự cố liên quan đến đánh bắt của ngư dân Trung Quốc.
Tàu cá Trung Quốc ngang nhiên xâm phạm, đánh bắt trái phép trên Biển Đông Việt Nam. Ảnh minh họa
Tại đây cần làm rõ vấn đề, cái ông Châu gọi là "vùng biển tranh chấp" ở Biển Đông, ví dụ như trong vụ giàn khoan Hải Dương 981 hoàn toàn là quan điểm ngụy biện, cãi lấy được của Bắc Kinh. Vùng biển này nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) mà Trung Quốc là một thành viên phê chuẩn, không có bất kỳ tranh chấp nào ở vùng biển này.
Hơn nữa, quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc gọi là Tây Sa và nhập nhằng đánh tráo các khái niệm pháp lý để yêu sách vùng đặc quyền kinh tế không những trái UNCLOS, mà quần đảo Hoàng Sa kể cả về pháp lý và lịch sử đều thuộc chủ quyền của Việt Nam, bị Trung Quốc xâm lược và chiếm đóng bất hợp pháp. Ở đây chỉ có thể gọi những vùng biển này là khu vực Trung Quốc nhảy vào tranh chấp, chứ không phải vùng biển tranh chấp.
Mặt khác, chỉ có Trung Quốc mới sử dụng ngư dân như một công cụ để thực hiện ý đồ chính trị đen tối, bành trướng trên Biển Đông. Còn ngư dân Việt Nam đánh bắt trong vùng biển chủ quyền ngàn đời nay của Việt Nam, ở Hoàng Sa là ví dụ, vừa là hoạt động kinh tế hợp pháp trong vùng biển nước mình, vừa là ý thức góp phần bảo vệ, thực thi chủ quyền của quốc gia, dân tộc chứ không phải công cụ của một thế lực chính trị nào.
Trong ví dụ về vụ giàn khoan Hải Dương 981 ông Châu nêu ra, cần nhớ rằng chỉ có tàu cá Việt Nam bị chính các "tàu cá" Trung Quốc trang bị mũi nhọn bịt sắt đâm va và đánh chìm ngay trên vùng biển Việt Nam. Đó chắc chắn không phải hành động tự phát của tàu cá hay ngư dân Trung Quốc, mà là một thế lực chính trị hắc ám do Bắc Kinh phái xuống Biển Đông trá hình ngư dân thực hiện.
Lập luận thứ hai mà Trương Hồng Châu đưa ra chứng minh sự "vô can" của chính phủ Trung Quốc trong các sự cố liên quan đến ngư dân nước này đánh bắt (bất hợp pháp) trong (cái gọi là) vùng biển tranh chấp, thậm chí là vùng biển nước khác có 4 yếu tố chính. Nhưng bản thân 4 yếu tố hay 4 lý do ông Châu đưa ra đã tự mâu thuẫn nhau.
Thứ nhất, sự cố liên quan đến các ngư dân Trung Quốc không chỉ xảy ra ở Biển Đông và Hoa Đông nơi (Trung Quốc nhảy vào) tranh chấp. Trong thực tế, các sự cố tàu cá Trung Quốc có ở khắp nơi, ví dụ như vùng đặc quyền kinh tế của Hàn Quốc, Nga, Bắc Triều Tiên, Indonesia và Palau. Tuy nhiên điều này chỉ có thể lý giải bằng 2 nguyên nhân, một là chính phủ Trung Quốc bất lực trong việc quản lý ngư dân của họ. Hai là chính phủ Trung Quốc theo đuổi chủ trương bành trướng ở Biển Đông và coi việc xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của láng giềng là chuyện "bình thường", thì ngư dân nước này xâm phạm hay đánh bắt trộm cá nước khác cũng là việc "bình thường, dễ hiểu" đối với họ.
Tàu Trung Quốc tấn công tàu cá Việt Nam ngay trong phạm vi Biển Đông Việt Nam. Ảnh minh họa
Thứ hai, ông Châu cho rằng mối quan hệ giữa nhà nước với ngư dân Trung Quốc khá phức tạp, một mặt chính phủ nước này rất khó khăn trong việc kiểm soát, quản lý và ngăn chặn ngư dân của họ đánh cá bất hợp pháp. Mặt khác, ngư dân Trung Quốc lại không phải ai cũng tin tưởng chính phủ. Trong chiến dịch chống tham nhũng mới nhất tại Hải Nam, hàng chục cán bộ quản lý ngư nghiệp của địa phương này bị bắt vì tội ăn cắp, chiếm đoạt nhiên liệu chính phủ trợ cấp cho ngư dân.
Tạm không nói đến nguyên nhân chính phủ Trung Quốc "không thể kiểm soát hết" ngư dân của họ để xảy ra chuyện trộm cắp và bị bắt, ở đây học giả này đã thừa nhận thực tế là chính phủ Trung Quốc "viện trợ nhiên liệu" cho ngư dân và nếu để họ xuống Biển Đông xâm phạm các vùng biển láng giềng thì rõ ràng không thể phủi trách nhiệm xúi giục ngư dân thực thi yêu sách chủ quyền vô lý và phi pháp của họ.
Thứ ba, chính phủ Trung Quốc không bồi thường tài chính cho rất nhiều ngư dân nước này đang bị giam giữ bởi các nước láng giềng. Một số ngư dân còn bị phạt tiền hoặc bị loại khỏi danh sách trợ cấp của chính quyền sau khi họ được thả. Thông tin này ông Châu không đưa ra được số liệu chứng minh. Dù có hiện tượng đó cũng không thể xem đây là lý do bác bỏ vai trò của Bắc Kinh đằng sau hoạt động bất hợp pháp của ngư dân Trung Quốc ở Biển Đông và Hoa Đông, nguyên nhân tại sao lại phạt ngư dân hay cắt trợ cấp khi họ được nước láng giềng tha về thì chỉ có các quan chức Trung Quốc mới có câu trả lời.
Thứ tư, trong khi Trung Quốc đã tỏ ra quyết đoán hơn (thực chất là hung hăng, bành trướng) trong việc thực hiện yêu sách (vô lý, phi pháp) của họ ở Biển Đông và Hoa Đông thì "duy trì ổn định hàng hải vẫn là ưu tiên hàng đầu của Bắc Kinh". Như vậy có vẻ như Trung Quốc chẳng mấy lợi lộc khi cố tình xúi ngư dân của mình đến "các vùng biển tranh chấp" để khuấy động căng thẳng với các nước láng giềng. Đó là lý do tại sao Trung Quốc cấm ngư dân đánh bắt ở Scarborough sau khủng hoảng năm 2012 với Philippines, hay việc Bắc Kinh không hỗ trợ ngư dân đánh bắt ở vùng biển gần quần đảo Senkaku bất chấp kêu gọi từ ngư dân và các học giả.
Nếu như ý đầu tiên, Trung Quốc "quyết đoán" hơn, hay nói đúng là hung hăng hơn trong việc thực hiện yêu sách của họ, thì ý thứ 2 "duy trì ổn định hàng hải ở Biển Đông và Hoa Đông" đã mâu thuẫn với chính vế đầu, và mâu thuẫn với chính thực tế những gì đang diễn ra.
Lai dắt tàu cá Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm chìm ở biển Đông về cảng. Ảnh minh họa
Ở Biển Đông hiện nay Trung Quốc không dừng lại ở việc lợi dụng ngư dân, mà ngang nhiên kéo tàu thuyền máy móc ra xây dựng bất hợp pháp, biến đá thành đảo nhân tạo, xây dựng căn cứ quân sự quy mô lớn ở Trường Sa và cải tạo bất hợp pháp ở Hoàng Sa (2 quần đảo này thuộc chủ quyền Việt Nam). Không thể nói những động thái như vậy lại là vì Bắc Kinh muốn "duy trì ổn định hàng hải" như ông Châu nói.
Ở Hoa Đông, chưa biết Trung Quốc có từ chối trợ giá cho ngư dân đánh bắt như ông nói hay không, nhưng tàu hải cảnh, máy bay trinh sát nước này thỉnh thoảng lại tìm cách phá vòng vây của Cảnh sát biển Nhật Bản tiếp cận Senkaku, làm quan hệ 2 nước trở nên căng thẳng là một thực tế.
Tiếp theo, ông Trương Hồng Châu cho biết năm 1985, gần 90% tổng lượng hải sản Trung Quốc khai thác ở các vùng biển gần bờ ở Hoàng Hải và Bột Hải, chỉ có 10% khai thác xa bờ ở Biển Đông và Hoa Đông. Đến năm 2002 sản lượng đánh bắt gần bờ đã giảm xuống dưới 65% trong khi sản lượng "đánh bắt xa bờ" tăng lên 35%. Sự thay đổi khá lớn này nếu nói không liên quan đến chính sách nghề cá của chính phủ Trung Quốc thì khó ai tin nổi.
Ông Châu cũng thừa nhận điều này và cung cấp thông tin về một số chính sách hỗ trợ của chính phủ Trung Quốc.Kết luận vấn đề, Trương Hồng Châu cho rằng các sự cố liên quan đến ngư dân Trung Quốc (xâm phạm, đánh bắt trái phép trong vùng biển nước khác và bị bắt, bị bắn...) ở Biển Đông và Hoa Đông là vì kế sinh nhai bức bách, tìm cách tăng thu nhập, (chứ không phải do chính phủ Trung Quốc xúi giục họ làm bậy).
Tuy nhiên ông Châu không nói nốt vế thứ 2 này, mà bỏ lửng cho độc giả tự hiểu. Nhưng đó chỉ là một hình thức ngụy biện và lấp liếm cho những gì đang diễn ra trên Biển Đông, không thay đổi được thực tế Bắc Kinh tìm mọi cách bành trướng và thôn tính trọn Biển Đông làm ao nhà của mình.
Theo Giáo Dục
Tình hình Biển Đông ngày 21/10: “Trung Quốc không hứa giữ nguyên trạng biển Đông”
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Thị trường ô tô Việt tháng 9/2020: Bảng giá xe BMW mới nhất
- ·Tạo điều kiện để giao thương thuận lợi, an toàn
- ·Họp mặt các đồng chí nguyên lãnh đạo thành phố Đồng Xoài
- ·Bộ Công an tổng kết cao điểm tổng rà soát kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy
- ·Kinh doanh online liệu có chiếm trọn ‘miếng bánh’ của kinh doanh truyền thống?
- ·70 cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh được bồi dưỡng nghiệp vụ
- ·Một xã ở Đắk Lắk nhờ công an xử lý đàn chó dữ trong công trình sắp cưỡng chế
- ·Giải pháp để ngành năng lượng Việt Nam phát triển nhanh và bền vững
- ·Nhà vô địch cờ vua 34 tuổi trở thành tỷ phú mới trẻ nhất của Ấn Độ như thế nào?
- ·Nỗ lực giữ vững an ninh trật tự
- ·Ô tô SUV Trung Quốc đẹp long lanh giá chỉ hơn 500 triệu ở Việt Nam: Có nên mua?
- ·Thống nhất hồ sơ trình phê duyệt chủ trương đầu tư bổ sung vốn điều lệ của doanh nghiệp
- ·Công ty Điện lực Bình Phước và BPTV họp mặt, giao lưu
- ·Tăng cường phòng, chống dịch cuối năm và dịp Tết
- ·Quảng cáo 'lên mây', 'siêu phẩm' trị mụn Anti Acne của Relicos 'bán chui'?
- ·Xử lý nghiêm trường hợp vi phạm PCCC
- ·Việt Nam khẳng định vai trò Chủ tịch ASEAN chủ động và đầy trách nhiệm
- ·Tăng cường quản lý, điều hành, đi sâu vào chất lượng trợ giúp pháp lý
- ·Áp dụng tiêu chuẩn khí thải Euro 5: Người mua ô tô cần biết
- ·Sự cố cầu Cái Đôi Vàm: Sẽ làm rõ nguyên nhân, quy trách nhiệm cụ thể