【ban xep han ngoai han anh】Báo điện tử thu phí
Cho đến nay vẫn còn nhiều ý kiến cho rằng việc thu phí trên phiên bản điện tử sẽ làm tờ báo mất độc giả. Rob Grimshaw - Giám đốc điều hành của tờ “Financial Times” thừa nhận rằng việc này rất khó thực hiện bởi khi đó các báo điện tử đã tự giới hạn số lượng độc giả của mình và đây là điều các nhà quảng cáo rất không hài lòng. Không ai có thể phủ nhận doanh thu từ quảng cáo lớn hơn rất nhiều so với doanh thu từ việc “bán tin online” và tự đóng cửa báo đối với độc giả chẳng khác gì một hành động tự sát.
Mặc dù vậy,áođiệntửthuphíban xep han ngoai han anh vẫn có một số tờ báo kiên định đi theo con đường này, như “Wall Street Journal” (Mỹ) - hiện được xem là điển hình thành công trong việc triển khai hình thức thu phí đọc tin trực tuyến. Tờ báo này bắt đầu tính phí đối với độc giả từ năm 1997 và 10 năm sau đó, số lượng người trả tiền để đọc “Wall Street Journal” đã lên tới con số 1 triệu. Doanh thu từ dịch vụ này không được tiết lộ. Song với khoảng 1,08 triệu độc giả chấp nhận trả 103 USD/năm chỉ để đọc tin trực tuyến hoặc 140 USD/năm để vừa được đọc tin trực tuyến vừa nhận được báo giấy, có thể thấy mỗi năm thu phí đọc tin trực tuyến mang về cho “Wall Street Journal” ít nhất 100 triệu USD.
Tại quốc gia có nền báo chí đa dạng - Mỹ, hiện đã có hơn 300 nhật báo sử dụng hệ thống thu tiền lệ phí đối với người đọc báo dưới nhiều hình thức “paywall” và chỉ cho đọc miễn phí một số bài vở và thông tin mà thôi. Theo dự đoán của công ty nghiên cứu Outsell, con số này sẽ tăng lên ít nhất 400 tờ trong năm 2014.
Báo chí châu Âu về tổng thể cũng đang ngả theo xu hướng thu phí đọc báo điện tử trong bối cảnh doanh thu giảm khiến nhiều tờ báo có nguy cơ bị đóng cửa và độc giả chuyển dần sang xem tin tức trên máy tính hoặc máy tính bảng.
Nhật báo kinh tế lớn thứ hai của Đức là “Financial Times Deutschland” đã phải đóng cửa hồi năm ngoái, trong khi báo “Frankfurter Rundschau” đã nộp đơn xin phá sản và sa thải toàn bộ nhân viên. Hãng thông tấn lớn thứ hai ở Đức DADP cũng mới phá sản, còn hầu hết các tờ báo khác đang phải chật vật tìm cách cắt giảm chi phí khi doanh thu quảng cáo sụt giảm. Số người đọc báo giấy tại Đức cũng sụt giảm trong những năm qua. Từ năm 2000-2011, số phát hành báo giấy nhìn chung đã giảm 22%, từ 24 triệu bản còn 18,9 triệu bản/năm.
Kể từ ngày 11-6-2013, nhật báo lớn nhất nước Đức - “Bild” - cũng đã đặt “paywall” cho một số nội dung tùy chọn trên phiên bản báo điện tử. Về cơ bản, các tin tức chung sẽ vẫn được miễn phí, nhưng nếu độc giả muốn đọc các bài viết, phỏng vấn, điều tra hay hình ảnh độc quyền sẽ phải trả một khoản phí nhất định. Mức thuê bao hàng tháng sẽ nằm trong khoảng từ 4,99-14,99 euro (tương đương 6,45-19 USD).
Quyết định thu phí của “Bild” được coi là một chiến lược nhằm bù đắp cho doanh thu quảng cáo, đặc biệt là trong bối cảnh lượng tiêu thụ các ấn phẩm báo in của nhật báo này đang có xu hướng sụt giảm rõ rệt. Theo số liệu mới nhất, trong quý I-2013, “Bild” bán được 2,46 triệu bản/ngày, giảm mạnh so với mức 2,67 triệu bản/ ngày cùng kỳ năm ngoái, và thấp hơn nhiều so với mức 4,51 triệu bản/ngày trong năm 1998.
Tại Anh, tờ “Financial Times” cũng cho thực hiện thu phí đọc online và tính đến tháng 6-2012, tờ báo tài chính hàng đầu “Xứ sở Sương mù” có 285.000 người trả phí. Dự kiến, con số người trả phí để đọc phiên bản điện tử sẽ cao hơn số người mua báo in vào năm 2013, mức tăng trưởng dự báo đạt 30%/năm.
Trong khi đó, “The Sun” - nhật báo bán chạy nhất nước Anh cũng sẽ bắt đầu tính phí truy cập phiên bản điện tử vào nửa cuối năm nay. Phiên bản điện tử của “The Sun” có khoảng 30 triệu lượt người dùng mỗi tháng, cao gấp 10 lần so với ấn phẩm báo giấy.
“The Sun” tuyên bố sẽ sử dụng hệ thống kiểm soát cho phép độc giả truy cập một lượng tin miễn phí nhất định và phải trả tiền nếu muốn xem những nội dung khác. Mục đích là dùng bài báo miễn phí để hấp dẫn độc giả và sau đó thu phí những ai muốn đọc thêm các bài phân tích sâu sắc.
Phương thức áp dụng của “The Sun” có phần tương tự cách hoạt động của “Telegraph”. Đây là tờ báo cho phép độc giả đọc 20 bài báo miễn phí mỗi tháng, sau đó buộc phải trả phí 3 USD/tháng hoặc 30 USD/năm nếu muốn đọc thêm. Độc giả mua thẻ khách hàng trung thành trị giá 15 USD/tháng hoặc 150 USD/năm có thể tận hưởng dịch vụ trọn gói bao gồm cả quyền truy cập “Daily Telegraph” và “Sunday Telegraph”. Với hai gói dịch vụ, người dùng được đọc thử miễn phí một tháng trước khi quyết định đăng ký.
Hàng loạt tờ báo ở châu Đại dương và châu Á cũng đang bắt đầu thử nghiệm áp dụng thu phí độc giả.
Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng để thu tiền độc giả thì một trong những vấn đề quan trọng chính là bản thân các tòa soạn phải có nội dung chất lượng cao, nền tảng công nghệ cho việc thu phí phải được tùy biến linh hoạt với các phiên bản cho máy tính, thiết bị di động...
Thanh Phương
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Các cơ quan phúc đáp đầu tháng 4
- ·Tiếp tục đẩy mạnh triển khai Chương trình kết nối Ngân hàng
- ·Tỷ giá hôm nay (1/6): Đồng USD trong nước nhích tăng, thế giới tiếp tục giảm
- ·Ngoại trưởng Iran thăm Pakistan nhằm hàn gắn quan hệ
- ·Kết chuyển quỹ bạn đọc ủng hộ trong tháng 1/2016 (Lần 2)
- ·Hoạt động tín dụng có thể tiếp tục tăng trưởng vào cuối năm
- ·Hội diễn nghệ thuật quần chúng “Bắc Kạn vang mãi bản hùng ca”
- ·Agribank và HFIC ký kết thỏa thuận hợp tác “thiện chí
- ·“Mình sẽ không làm người thứ 3...”
- ·Phối hợp thường xuyên, linh hoạt để ngăn chặn vi phạm bản quyền
- ·Chu Văn Quềnh say sưa hát cùng MC Thảo Vân
- ·Hải quan TPHCM tập trung chống gian lận từ nhóm hàng có thuế suất cao
- ·Iran công bố video ‘trụ sở tình báo’ Israel tại Iraq bị nã tên lửa
- ·Người dân chỉ cần đi tiêm và khai báo thông tin
- ·Sao lại gọi sống “thử”, tôi thấy nó rất thật!
- ·Dịch sốt xuất huyết tăng cao, cả nước đã có 22 ca tử vong
- ·Tỷ giá hôm nay (27/5): Dự báo đồng USD có nhiều triển vọng tăng giá
- ·Tiếp tục đẩy mạnh triển khai Chương trình kết nối Ngân hàng
- ·Rác ngập ở bãi biển Diễn Thành
- ·Tình hình Ukraine đang 'cực kỳ khó khăn’