【nhan đinh】Bài 2: Dùng cát biển làm vật liệu đắp nền cao tốc
Trước bối cảnh nhiều dự án giao thông trọng điểm đang khát nguồn cát đắp nền đường thì việc sử dụng cát biển làm nguồn vật liệu thay thế cát sông là giải pháp tối ưu.
Thiếu cát khiến cao tốc Cần Thơ - Cà Mau triển khai chậm,ểnlmvậtliệuđắpnềncaotốnhan đinh do vậy việc sử dụng cát biển để đắp nền đã được tính đến.
Khát cát đắp nền
Theo Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận, toàn tuyến cao tốc Cần Thơ - Cà Mau có chiều dài hơn 110km được phân thành hai dự án thành phần gồm: Cần Thơ - Hậu Giang và Hậu Giang - Cà Mau. Về tiến độ thi công, hiện đạt khoảng 9% trên toàn tuyến. Đơn vị thi công đang tập trung thi công các cầu. Khó khăn lớn nhất hiện nay vẫn là thiếu vật liệu đắp nền.
Toàn bộ dự án năm nay bố trí hơn 7.000 tỉ đồng, đến nay đã giải ngân được 66%. Đã cơ bản đào dọc tuyến hết, chủ yếu chờ nguồn vật liệu để đắp trả lại. Ông Trần Văn Thi, Giám đốc Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận, cho biết, trong năm 2023, dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau có tổng nhu cầu là 9,1 triệu m3 được cung cấp từ các mỏ cát của tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, nhưng đến thời điểm hiện tại, các địa phương có văn bản cung cấp 1,47 triệu m3, nhà thầu tiếp nhận thực tế được 0,48 triệu m3, khối lượng còn lại các tỉnh chưa có kế hoạch khai thác cụ thể hoặc đang triển khai thủ tục để giao mỏ.
“Khó khăn lớn nhất dự án Cần Thơ đi Cà Mau cần phải giải quyết thông thoáng nguồn vật liệu vì hiện nay nhà thầu đã đào, bốc hữu cơ toàn tuyến, chờ nguồn vật liệu để đắp. Do đặc thù phải thi công bằng bước thấm, xử lý đất yếu, đắp đủ lên rồi chờ lún từ 12-14 tháng mới bắt đầu thi công tiếp để đảm bảo chất lượng, kỹ thuật. So với tổng tiến độ phần đường thì chậm khoảng 3 tháng”, ông Trần Văn Thi thông tin.
Tình trạng thiếu cát làm cao tốc tại Hậu Giang nói riêng và ĐBSCL nói chung ngày càng trầm trọng.
Dự án thành phần đoạn Cần Thơ - Hậu Giang qua địa phận tỉnh dài hơn 37km, đi qua huyện Châu Thành, Phụng Hiệp và Vị Thủy, cần khối lượng cát lớn để đắp nền đường. Ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, chia sẻ: “Bộ Xây dựng cùng với Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đang thí nghiệm cát biển sử dụng cho đường cao tốc. Chúng tôi mong rằng với việc sớm có kết quả này phục vụ cho đường cao tốc thì sẽ đẩy nhanh được tiến độ khi triển khai các tuyến đường cao tốc qua địa bàn tỉnh cũng như các tỉnh vùng ĐBSCL”.
Báo cáo mới nhất của Bộ Giao thông Vận tải (Bộ GTVT) cho biết, về triển khai thí điểm sử dụng cát biển làm vật liệu đắp nền, Bộ GTVT đã chỉ đạo triển khai thi công thử nghiệm cát biển sử dụng đắp nền đường cho các dự án hạ tầng giao thông khu vực ĐBSCL (thí điểm trên phạm vi đoạn tuyến hoàn trả ĐT.978 thuộc Dự án Hậu Giang - Cà Mau), đến nay đã hoàn thành thi công, đưa vào khai thác sử dụng từ tháng 7-2023.
Trên cơ sở số liệu theo dõi, quan trắc, đến nay chủ đầu tư dự án (Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận) đang hoàn thiện hồ sơ, báo cáo Hội đồng đánh giá kết quả thí điểm. Hội đồng dự kiến họp và có báo cáo kết quả đánh giá trong tháng 9-2023. Để tham khảo và học hỏi kinh nghiệm, Bộ GTVT đã tổ chức làm việc trực tiếp với Tập đoàn GELEXIMCO, các chuyên gia Tập đoàn Boskalis Hà Lan để cung cấp các thông tin và kết quả thí điểm sử dụng cát biển làm vật liệu đắp nền đường tại Dự án thành phần đoạn Hậu Giang - Cà Mau.
Các chuyên gia Tập đoàn Boskalis đã chia sẻ kinh nghiệm về sử dụng cát biển tại các dự án xây dựng công trình giao thông tại Hà Lan và sẽ cung cấp các thông tin có liên quan cho Tập đoàn GELEXIMCO (tên dự án, thiết kế, các tiêu chuẩn kỹ thuật, công nghệ thi công, công nghệ khai thác cát biển, các yêu cầu về môi trường, độ mặn cát biển...) để tham khảo. Bộ GTVT đang chỉ đạo các đơn vị tiếp tục theo dõi, quan trắc, dự kiến cuối năm 2023 sẽ có kết quả đánh giá cuối cùng.
Ông Trần Văn Thi, Giám đốc Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận, cho biết: Qua kiểm tra cát biển đạt các chỉ tiêu về mặt cơ lý. Còn về hóa học, đơn vị đã kiểm tra về hàm lượng độ mặn khi lấy và đưa vào công trường, có lắp đặt các vị trí để lấy các mẫu quan trắc nước ngầm, nước mặt trong quá trình thi công. Cứ 1 tháng lấy 1 lần, đến nay dự án đã lấy được 3 lần.
“Thứ nhất từ biển bơm lên sà lan, có 1 lần rửa. Thứ hai từ sông lớn bơm qua sà lan thì dùng nước sông bơm vào thì có 1 lần rửa. Hiện nay, môi trường xung quanh có độ mặn 8‰, trong nền đường khoảng 9‰. Để triển khai được cát biển này có 2 việc cần giải quyết. Một là ngành giao thông phải giải quyết cơ lý, môi trường có ảnh hưởng hay không. Hai là, các tỉnh ven biển đều có trữ lượng cát nhưng hiện nay duy nhất chỉ tỉnh Trà Vinh đã cấp một vài mỏ nhỏ. Khoảng 1-2 triệu m3 để cho phép khai thác. Nếu muốn triển khai cái này, ngoài biển cũng làm quy hoạch, đánh giá, thủ tục để cho phép khai thác”, ông Trần Văn Thi đề xuất.
Dùng cát biển phải tính toán 3 tiêu chí
Liên quan vấn đề khai thác và sử dụng cát biển, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, công trình này là công trình trọng điểm, nếu cơ lý, hóa và an toàn các thứ, môi trường mà được thì chuyện cấp phép là của chính quyền. Trên tuyến nếu sử dụng cát biển phải thêm tính hiệu quả kinh tế nữa.
Nói về vấn đề khai thác cát, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết: “Không hút mãi dưới sông được. Hút ở dưới sông lên bao nhiêu thì trên đất liền sẽ xuống sông bấy nhiêu, đó là quy luật cân bằng. Tuy nhiên, vì tính cấp bách của công trình, chúng ta nâng công suất nhưng phải lấy vấn đề môi trường, giám sát sạt lở là vấn đề ưu tiên số một. Giải pháp dùng cát biển phải tính toán 3 tiêu chí: cơ lý, môi trường, kinh tế. Nếu được, chúng ta dùng phương án này thay cho tất cả các mỏ cát trên sông. Cát trên sông chỉ để xây dựng, chứ san lấp thì lãng phí mà không có nguồn cung”.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị chủ đầu tư, tư vấn thiết kế, nhà thầu rà soát thiết kế kỹ thuật, nhất là cao độ nền đường, phương án thi công bảo đảm phòng ngừa nguy cơ sạt lở, sụt lún, lũ lụt, tác động môi trường tại các khu vực chưa có đánh giá đầy đủ về địa chất, thủy văn. Đặc trưng ở đồng bằng sông Cửu Long là có mùa nước nổi, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT đánh giá lại các cao độ, vấn đề liên quan thoát lũ, xem tính toán đúng chưa. Vì nếu tính toán sai sẽ trở thành những con đê, làm ngập úng thành phố và các địa phương không biết ngày nào mới hết. Thứ 2 là những con đường đó không bền vững. Nếu ngập nước sau khoảng 2-3 năm là phải khảo sát, điều tra, truy tố. Bộ GTVT phải tính toán xem cao độ, tính toán lại việc làm đường và các cống thoát nước, lưu lượng thoát nước. Nếu không làm cẩn thận sẽ trở thành những con đê chắn nước, ảnh hưởng đến hệ sinh thái.
“Những khó khăn, vướng mắc phải dự báo, tiên lượng và đề ra được giải pháp. Bây giờ nhìn lại sạt lở nhiều lắm, mình phải nghĩ đến phương án dùng cát biển. Muốn dùng cát biển, nếu Bộ GTVT khẳng định cơ lý tốt, hóa lý tốt, môi trường tốt, hiệu quả kinh tế chấp nhận được thì Bộ Tài nguyên và Môi trường phải vào lấy số liệu chính xác, thăm dò, cấp phép. Tính toán ngoài khơi xa thì ảnh hưởng rất ít tới trong đất liền”, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh.
Bài, ảnh: MỘNG TOÀN
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Mở rộng không gian phát triển
- ·Những mối nguy có thể gây hại cho gầm ô tô
- ·Bộ máy bộ ngành biến động thế nào so với nhiệm kỳ trước?
- ·Xe ô tô Peugeot 5008 đỗ giữa dốc khiến nhiều tài xế bức xúc vì khó lách qua
- ·Apple loại bỏ một biểu tượng gắn với Steve Jobs trên MacBook mới
- ·Thủ tướng thăm một số ‘địa chỉ đỏ’ tại Saint Petersburg
- ·Những lần sửa chữa đắt nhất mà bạn không ngờ tới của ô tô
- ·Mẹo vặt cực hay giúp điều hòa ô tô mát hơn mà không tốn nhiều tiền
- ·1.115 cơ sở khám chữa bệnh gửi dữ liệu giấy khám sức khỏe lái xe
- ·Nóng trên đường: Xe máy phóng bạt mạng, gây oan gia cho người khác
- ·Thời tiết Hà Nội 25/8: Nắng nóng oi bức xen kẽ mưa giông
- ·Top xe sedan giá 1 tỷ bán chạy tháng 3/2024: Toyota Camry trở lại
- ·Siêu xe Ferrari F8 cháy rụi vì tài xế lái hộ không biết lái số sàn
- ·Nguyên nhân đĩa phanh ô tô bị cong vênh
- ·Chỉ đạo nóng vụ đường 12 tỷ chưa nghiệm thu đã rạn nứt
- ·Loạt xe gầm cao đang giảm giá mạnh đến cả trăm triệu trong tháng 5
- ·Tesla triệu hồi hơn 3.000 chiếc Cybertruck do lỗi kẹt bàn đạp ga
- ·Xe nhập khẩu giảm mạnh, doanh nghiệp chỉ chú trọng mang về ô tô giá rẻ
- ·Vụ chồng bị khởi tố vì ném hỏng điện thoại của vợ: Điện thoại là tài sản chung hay riêng?
- ·Cơ hội cho ô tô điện chuyên chở học sinh