【bayern có bao nhiêu cúp c1】Tạo lập nguồn vốn cho doanh nghiệp bất động sản
Cần quy định cấm hành vi thao túng làm nhiễu loạn thị trường bất động sản Vướng mắc pháp lý chiếm 70 đến 80% khó khăn của các dự án bất động sản Tiến trình phục hồi của thị trường bất động sản có nhiều tín hiệu tích cực |
Hội nghị với sự tham dự của các ngân hàng thương mại và doanh nghiệp bất động sản có quy mô lớn trên thị trường. |
Tín dụng bất động sản tăng hơn 6% sau 9 tháng
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phối hợp với Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị tín dụng đối với bất động sản và phát triển nhà ở xã hội (ngày 13/11, tại Hà Nội).
Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng phát biểu nhấn mạnh: nếu thị trường bất động sản hoạt động an toàn, bền vững thì sẽ tạo động lực cho các ngành kinh tế khác phát triển. Vì thế, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành đã quyết liệt các biện pháp, thành lập tổ tháo gỡ khó khăn, giúp thị trường chuyển biến tích cực.
Bà Hà Thu Giang, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN) cho biết, đến 30/9, tổng dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản của các tổ chức tín dụng đạt 2,74 triệu tỷ đồng, tăng 6,04% so với 31/12/2022, chiếm tỷ trọng 21,46% tổng dư nợ đối với nền kinh tế. Trong số đó, tín dụng bất động sản tập trung vào mục đích tiêu dùng tự sử dụng chiếm 64% và dư nợ đối với hoạt động kinh doanh bất động sản chiếm tỷ trọng 36% dư nợ tín dụng lĩnh vực bất động sản.
Bà Hà Thu Giang cho biết thêm, trong 9 tháng của năm, tín dụng kinh doanh bất động sản lại có sự tăng trưởng cao hơn tỷ lệ tăng trưởng tín dụng chung và cùng kỳ năm trước, lên tới 21,86%. Điều này cho thấy các giải pháp, nỗ lực của Chính phủ, ngành ngân hàng và các bộ, ngành, địa phương trong việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường bất động sản đang dần phát huy hiệu quả, cùng việc đẩy mạnh triển khai nhiều gói tín dụng ưu đãi.
Tuy nhiên, NHNN vẫn nhìn nhận, thị trường bất động sản vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong đó có nhiều tồn tại, vướng mắc đã kéo dài như vướng mắc về hệ thống thủ tục pháp lý liên quan đến đất đai, quy hoạch, đầu tư xây dựng; sự mất cân đối cung cầu tại các phân khúc, dư thừa nhà ở cao cấp, biệt thự trong khi nhà ở xã hội, nhà ở giá rẻ còn hạn chế.
Hơn nữa, năng lực tài chính của doanh nghiệp còn hạn chế và phụ thuộc chủ yếu vào các nguồn huy động từ bên ngoài như vốn vay, trái phiếu, huy động của người mua nhà; các kênh huy động vốn khác chưa thực sự phát huy hiệu quả, nhất là thị trường vốn (thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường chứng khoán) đang tồn tại một số vấn đề và chưa phát triển tương xứng với vai trò cung ứng vốn trung, dài hạn cho nền kinh tế; mặt bằng giá nhà ở cao so với khả năng tài chính và mức thu nhập của nhiều người dân...
Đặc biệt, theo bà Hà Thanh Giang, chất lượng tín dụng bất động sản cũng tiềm ẩn những rủi ro tỷ lệ nợ xấu tín dụng bất động sản đến tháng 9/2023 (2,89%) đã tăng so với thời điểm 31/12/2022 (1,72%). Tín dụng phục vụ mục đích tiêu dùng, tự sử dụng giảm trong khi đó tín dụng kinh doanh bất động sản tăng rất cao, đây là điểm cần chú ý khi cầu tín dụng để mua bất động sản có xu hướng đi xuống, phần nào phản ánh sức mua của thị trường đang giảm so với thời điểm trước.
Nới room, kéo giảm lãi suất cho bất động sản
Tại hội nghị, các doanh nghiệp bất động sản đã đưa ra nhiều kiến nghị, trong đó lưu ý về vấn đề lãi suất, điều kiện tiếp cận tín dụng, tài sản đảm bảo là bất động sản hay khơi thông thị trường vốn đa dạng, giảm tỷ lệ rủi ro…
Đại diện Tập đoàn Hưng Thịnh đề nghị có chính sách nới room cho ngân hàng tham gia tái cơ cấu thị trường bất động sản. |
Ông Nguyễn Văn Cường, Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hưng Thịnh cho biết, LPBank đã quyết định cấp hạn mức cho tập đoàn vay 5.000 tỷ đồng, Hưng Thịnh đã được phê duyệt chi tiết khoảng 2.000 tỷ đồng nhưng LPBank bị hết hạn mức tăng trưởng tín dụng (room) bất động sản. Vì vậy, đại diện Hưng Thịnh đề xuất NHNN có chính sách nới room tín dụng cho những ngân hàng tham gia tái cơ cấu thị trường bất động sản.
Bên cạnh đó, theo ông Nguyễn Văn Cường, trong điều kiện pháp lý các dự án bất động sản đang triển khai kéo dài như thời gian qua, đề nghị các ngân hàng tối giản hóa các điều kiện cho vay các dự án bất động sản, đồng thời kéo dài thời gian cho vay hơn so với bình thường để doanh nghiệp có thêm thời gian xoay xở trong bối cảnh khó khăn hiện nay.
Tương tự, đại diện Tập đoàn Novaland nhấn mạnh, 80% khó khăn của thị trường bất động sản là vấn đề pháp lý, khiến thời gian thực hiện dự án bị kéo dài, trong đó có vấn đề về xác định quyền sử dụng đất. Nên vị này mong muốn cơ quan quản lý vào cuộc đồng hành để tháo gỡ cho doanh nghiệp.
Còn theo ông Phạm Thiếu Hoa, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Vinhomes, các doanh nghiệp bất động sản chưa tiếp cận được lãi suất thấp, nhất là với các khoản vay cũ. Đồng thời, vị này cũng mong muốn ngân hàng mở rộng về điều kiện chấp nhận tài sản đảm bảo, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận tín dụng…
Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch GP.Invest lại cho hay, Tập đoàn hiện không vướng mắc về tín dụng, nhưng các ngân hàng nên rút gọn quy trình thẩm định, giải ngân xuống trong vòng 1 tháng thay vì 2-3 tháng như hiện nay. Hơn nữa, dù lãi suất cho vay đã rút bớt từ 10,5%/năm hồi tháng 6/2023 xuống 9,5%/năm như hiện nay nhưng vẫn ở mức cao, nên khi lãi suất huy động chỉ còn 4,6%/năm như hiện nay thì lãi suất cho vay chỉ nên ở mức 8%/năm.
Về phía ngành ngân hàng, đại diện một số ngân hàng thương mại cho biết đã có nhiều biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp bất động sản; rút ngắn quy trình thẩm định hồ sơ, giải ngân vốn tín dụng.
Theo các đại diện ngân hàng, mức lãi suất như hiện nay không còn cao sau nhiều lần điều chỉnh giảm; ngân hàng vẫn đẩy mạnh cho vay bất động sản...
Tuy nhiên, theo đại diện Vietcombank, các cơ quan quản lý cần tháo gỡ khó khăn về thị trường vốn, nhất là thị trường trái phiếu doanh nghiệp bởi đây là nguồn vốn trung dài hạn, giúp các doanh nghiệp bất động sản bớt phụ thuộc vào tín dụng ngân hàng. Đại diện MB kiến nghị tháo gỡ các vướng mắc về pháp lý để khơi thông thị trường, giúp doanh nghiệp bất động sản tăng thanh khoản.
Về phía NHNN, cơ quan này cho biết sẽ tiếp tục rà soát, hoàn thiện khung khổ pháp lý về hoạt động ngân hàng, chủ động rà soát, sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách, quy định pháp luật về hoạt động ngân hàng phù hợp với thực tiễn. Cùng với đó, NHNN cho biết sẽ tiếp tục chỉ đạo tổ chức tín dụng thực hiện các giải pháp để nâng cao khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp và người dân; tiếp tục triển khai chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm; đẩy mạnh triển khai các gói tín dụng ưu đãi.
Ngoài ra là tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành để hoàn thiện các quy định pháp lý nhằm hỗ trợ thị trường bất động sản phát triển bền vững, bảo đảm an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Cũng tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, hiện Chính phủ đang trình Quốc hội sửa đổi và thông qua Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Đất đai… cùng nhiều văn bản dưới luật để hỗ trợ thị trường bất động sản phát triển lành mạnh. Bộ trưởng cũng nêu, thời gian tới ngành xây dựng sẽ tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu các kiến nghị của doanh nghiệp bất động sản và từ đó sẽ có các giải pháp để chia sẻ cùng đồng hành tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Bộ Xây dựng sẽ phối hợp với NHNN, Bộ Tài chính để tháo gỡ khó khăn về tín dụng, trái phiếu cho doanh nghiệp, để tạo lập nguồn vốn ổn định, lâu dài, bền vững cho doanh nghiệp.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Thâm nhập 'siêu thị đồ Nhật' dưới gầm cầu Thăng Long
- ·Cô gái chuyên đi khuyên nhủ 'người thứ 3' buông tha các ông chồng
- ·Tâm sự gia đình, bỏ mặc con gái sau ly hôn, về già bố tìm tôi nhờ giúp đỡ
- ·Duy trì “dòng chảy” xuất khẩu nông sản, nhất là xuất khẩu sang Trung Quốc
- ·Quảng Ninh: Phát hiện nam thanh niên tử vong trong tư thế treo cổ ở trong phòng
- ·Huyền thoại về ba cây thị hơn 200 năm tuổi ở Côn Đảo
- ·Không kiểm soát tốt tính hợp pháp gỗ nhập khẩu: Xuất khẩu gỗ chịu rủi ro
- ·Nhiều ưu đãi, doanh nghiệp đã thực sự hưởng lãi suất thấp?
- ·Ắc quy ô tô trở thành ‘mồi lửa’ cướp mạng người nhanh chóng nếu dùng sai cách
- ·Đơn hàng mới tăng nhanh nhất kể từ tháng 11/2018
- ·Khoa học và công nghệ góp 30% giá trị gia tăng sản xuất nông nghiệp
- ·Chùa Trúc Lâm Cô Tô, cột mốc văn hóa tâm linh nơi biển đảo
- ·Gia đình 2 thế hệ tình nguyện trông nghĩa trang
- ·Kéo giảm chi phí cho hàng hóa xuất nhập khẩu
- ·Cách nào hạn chế rủi ro từ ví điện tử và mobile money?
- ·Tiến sĩ Phan Thanh Giản từng chịu oan khuất, được phong Thành Hoàng ở Bình Dương
- ·Mệt mỏi chồng chấp nhặt vợ từng câu nói, rồi mang ra chì chiết
- ·Lãi suất liên ngân hàng duy trì ở mặt bằng mới
- ·Tiếp tục thắt chặt quản lý và sử dụng nguồn phóng xạ trên toàn quốc
- ·7 quốc đảo giàu có, hút du khách nhất thế giới