【lịch thi đaua】Tổ chức bộ máy mới hoạt động phải tốt hơn tổ chức bộ máy cũ
(HG) - Đó là chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt,ổchứcbộmymớihoạtđộngphảitốthơntổchứcbộmycũlịch thi đaua triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, tình hình kinh tế - xã hội năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế được tổ chức bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến vào sáng ngày 1-12-2024.
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo hội nghị.
Cả nước có hơn 14.500 điểm cầu, với hơn 1,3 triệu đảng viên dự hội nghị. Riêng tại tỉnh Hậu Giang có 87 điểm cầu, với hơn 5.900 đảng viên. Dự tại điểm cầu Tỉnh ủy Hậu Giang có ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.
Quang cảnh điểm cầu Tỉnh ủy dự hội nghị.
Tổng Bí thư cho rằng vấn đề bức thiết đặt ra là phải đổi mới mạnh mẽ, quyết liệt, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả. Đây cũng là nguyện vọng, mong muốn của cán bộ, đảng viên và Nhân dân, có sự lan tỏa, đồng tình ủng hộ rất lớn trong toàn Đảng, hệ thống chính trị và xã hội. Thời gian rất gấp rút, công việc phía trước còn rất nhiều việc phải làm. Vinh dự lớn lao, trọng trách nặng nề trước quốc gia, dân tộc đặt trên vai Đảng ta.
Tổng Bí thư yêu cầu việc sắp xếp, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị bám sát các nguyên tắc của Đảng, Cương lĩnh chính trị, Điều lệ của Đảng, Hiến pháp, pháp luật và yêu cầu thực tiễn. Quán triệt, kiên định thực hiện các nguyên tắc cốt lõi, bảo đảm vận hành thông suốt cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ; giải quyết hài hòa các mối quan hệ giữa các cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ, cơ quan tư pháp, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội.
Tổ chức bộ máy mới hoạt động phải tốt hơn tổ chức bộ máy cũ. Trong quá trình sắp xếp phải bảo đảm vận hành thông suốt, không gián đoạn, mất thời gian chờ đợi; không bỏ trống địa bàn, lĩnh vực; không ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế - xã hội, đời sống của người dân. Bộ máy sau sắp xếp, tinh gọn phải được vận hành thông suốt, hiệu năng, hiệu quả, hiệu lực.
Tổng Bí thư yêu cầu tinh gọn tổ chức bộ máy phải gắn với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ đáp ứng phẩm chất, năng lực, ngang tầm nhiệm vụ, biên chế hợp lý, chuẩn hóa chức danh. Có cơ chế sàng lọc đối với những người không đủ phẩm chất, năng lực, uy tín; thu hút, sử dụng người có năng lực nổi trội. Thực hiện thật tốt công tác tư tưởng chính trị, chế độ, chính sách đối với cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động thuộc phạm vi tác động, ảnh hưởng khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy…
Tại hội nghị, ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, trình bày các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. Điểm đáng chú ý của chuyên đề này là nội dung về nghiên cứu, đề xuất kết thúc hoạt động của các ban cán sự đảng, đảng đoàn trong các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan tư pháp, các bộ, các cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ theo hướng lập các đảng bộ. Nghiên cứu, đề xuất giải thể, sáp nhập, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ.
Cụ thể, đối với các cấp ủy, tổ chức đảng, nghiên cứu đề xuất sáp nhập Ban Tuyên giáo Trung ương và Ban Dân vận Trung ương; nghiên cứu, kết thúc hoạt động của Ban Đối ngoại Trung ương, chuyển các nhiệm vụ chính trị về Bộ Ngoại giao, một phần công việc về Văn phòng Trung ương Đảng; nghiên cứu, đề xuất kết thúc hoạt động của Ban cán sự đảng Chính phủ, lập Đảng bộ Chính phủ trực thuộc Trung ương, gồm các tổ chức đảng trong các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ và một số đảng bộ trong các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng thương mại nhà nước; có cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc đặt tại cơ quan Chính phủ... Thực hiện phương án này, tối thiểu giảm 4 cơ quan đảng trực thuộc Trung ương, giảm 25 ban cán sự đảng, giảm 16 đảng đoàn trực thuộc Trung ương, tăng 2 đảng ủy trực thuộc Trung ương.
Đối với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, nghiên cứu, đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động của một số bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ theo hướng: sáp nhập Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính; sáp nhập Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng; sáp nhập Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Khoa học và Công nghệ để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về khoa học công nghệ, chuyển đổi số..., chuyển một số nhiệm vụ khác về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan liên quan; sáp nhập Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về nông nghiệp, tài nguyên môi trường..., chuyển một số nhiệm vụ khác về các bộ và các cơ quan liên quan... Thực hiện phương án này, tối thiểu giảm được 5 bộ, 2 cơ quan trực thuộc Chính phủ.
Đối với các cơ quan của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghiên cứu, đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động của một số cơ quan theo hướng: sáp nhập Ủy ban Kinh tế và Ủy ban Tài chính - Ngân sách; sáp nhập Ủy ban xã hội và Ủy ban Văn hóa, Giáo dục; sáp nhập Ủy ban Tư pháp và Ủy ban Pháp luật… Thực hiện phương án này, giảm 4 ủy ban của Quốc hội và 1 cơ quan trực thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Để việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy được diễn ra thuận lợi, ít xáo trộn, Bộ Chính trị đã có chủ trương về việc tạm dừng tuyển dụng công chức, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử… trong thời gian thực hiện sắp xếp.
Bên cạnh nội dung trên, hội nghị còn nghe ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội, trình bày chuyên đề “Giải pháp tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế”; ông Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, trình bày chuyên đề “Tình hình kinh tế - xã hội năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội năm 2025”.
TRƯỜNG SƠN
(责任编辑:Thể thao)
- ·Tiếp sức cho công nhân sáng tạo
- ·Đoàn thể thao Việt Nam lên đường dự ASIAD 19
- ·PPP là giải pháp hiệu quả và khả thi cho phát triển sân bay
- ·Giao hữu bóng đá ngành văn hoá tỉnh Bình Dương và tỉnh Champasak (Lào)
- ·Giáo dục học sinh phân loại rác từ Mô hình phân loại rác thải tại nguồn
- ·Thanh tra Chính phủ phát hiện nhiều sai phạm tại Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam
- ·Bình Dương công bố chọn đối tác trong thu hút FDI vào ngành gỗ
- ·Hai doanh nghiệp chiếm đoạt hàng trăm tỷ tiền hoàn thuế VAT
- ·Các chính sách mới có hiệu lực từ tháng 7/2022
- ·Bảng tổng sắp huy chương ASIAD 19 ngày 25
- ·Phát triển doanh nghiệp bảo hiểm có khả năng cạnh tranh tích cực, tiếp cận chuẩn mực quốc tế
- ·Đà Nẵng chấp thuận chủ trương dự án nhà ở xã hội hơn 1.700 tỷ đồng
- ·Lai Châu đề xuất Thủ tướng gỡ vướng Dự án hầm đường bộ Hoàng Liên
- ·Niềm tự hào của 100 triệu người dân Việt Nam
- ·San Hà khai trương xưởng pha lóc thịt tiêu chuẩn Úc
- ·Hơn 12.500 vận động viên tham gia tranh tài tại ASIAD 19
- ·Khai mạc Giải Quần vợt U14 châu Á
- ·Thu hút FDI bắt nhịp xu hướng phục hồi
- ·BHXH Việt Nam và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ký Quy chế phối hợp giai đoạn 2023
- ·Hé lộ gói thầu lớn nhất Dự án cao tốc Bắc