【tỷ số hôm nay ngoại hạng anh】Các công ty Hàn Quốc thiệt hại đến 9,7 tỷ USD do vấn nạn hàng giả
Ban Chỉ đạo 389 Hà Nội phát huy 'sức mạnh',áccôngtyHànQuốcthiệthạiđếntỷUSDdovấnnạnhànggiảtỷ số hôm nay ngoại hạng anh triệt phá hàng ngàn vụ vi phạm buôn lậu, hàng giả Bà Rịa - Vũng Tàu: Buôn lậu, gian lận thương mại trên biển diễn biến phức tạp Cần Thơ: Tăng cường kiểm tra, chống buôn lậu, hàng giả đợt cao điểm cuối năm |
Sáng ngày 7/11, tại Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (KIPO) và Cơ quan bảo vệ Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (KOIPA) tổ chức Hội thảo thực trạng và giải pháp nhận diện hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ từ góc nhìn doanh nghiệp Hàn Quốc 2024.
Hội thảo thực trạng và giải pháp nhận diện hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ từ góc nhìn doanh nghiệp Hàn Quốc 2024 |
Tại Hội thảo, ông Jeong In-Sik - Cục trưởng Cục Bảo vệ Sở hữu trí tuệ và Hợp tác quốc tế Hàn Quốc cho rằng, hai nước Việt Nam - Hàn Quốc có nhiều điểm tương đồng về văn hóa, điều này góp phần thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động hợp tác kinh tế và giao lưu văn hóa giữa hai quốc gia.
Cũng theo ông Jeong In - Sik, Việt Nam là đất nước trẻ, năng động với tốc độ tăng trưởng nhanh. Do ảnh hưởng từ việc mở cửa giao lưu cũng như tốc độ phát triển nhanh chóng từ các giao dịch trực tuyến, trên thị trường Việt Nam hiện nay xuất hiện ngày càng nhiều các sản phẩm hàng giả thương hiệu của Hàn Quốc.
“Việc sử dụng hàng giả hay những sản phẩm chưa được kiểm chứng không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế của doanh nghiệp mà còn tác động tiêu cực đến sức khỏe cũng như sự an toàn của người tiêu dùng Việt Nam. Đây không chỉ là vấn đề của một quốc gia mà còn là vấn đề của cả chuỗi cung ứng toàn cầu”- ông Jeong In-Sik nhấn mạnh.
Ông Jeong In - Sik cho biết, tính đến năm 2021, số lượng bán hàng giả, vi phạm nhãn hiệu của các công ty Hàn Quốc lên tới 9,7 tỷ USD, chiếm 1,5% giá trị xuất khẩu |
Theo thống kê của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD, tính đến năm 2021, số lượng bán hàng giả, vi phạm nhãn hiệu của các công ty Hàn Quốc lên tới 9,7 tỷ USD, chiếm 1,5% giá trị xuất khẩu. Để giải quyết triệt để vấn đề này, cần sự hợp tác giữa các quốc gia. Chính vì vậy, sự kiện được tổ chức nhằm tìm ra các giải pháp, góp phần ngăn chặn tình trạng sản xuất, kinh doanh hàng giả thương hiệu Hàn Quốc tại thị trường Việt Nam góp phần bảo vệ sức khỏe, sự an toàn cho người tiêu dùng Việt.
Cũng tại Hội thảo, ông Trần Hữu Linh - Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường - cho rằng, quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc phát triển mạnh mẽ trong những năm qua, bởi chưa bao giờ các sản phẩm của Hàn Quốc có mặt tại Việt Nam nhiều và được ưa chuộng như hiện nay.
Song, đi liền với sự ưa chuộng của người tiêu dùng là vấn nạn hàng giả, gian lận thương mại, đặc biệt là việc xâm phạm nguồn gốc xuất xứ, giả mạo thương hiệu của Hàn Quốc diễn ra càng ngày càng nhiều tại thị trường Việt Nam.
Do vậy, Tổng cục trưởng Trần Hữu Linh đánh giá cao sáng kiến của các cơ quan chức năng Hàn Quốc trong việc phối hợp tổ chức hội nghị nhằm giúp các lực lượng chức năng Việt Nam trang bị kiến thức trong việc phân biệt hàng thật - hàng giả, từ đó, giúp tăng cường việc phòng ngừa, phát hiện, cảnh báo sớm các hành vi vi phạm.
Ông Trần Hữu Linh cho rằng, việc phòng ngừa, phát hiện sớm những vi phạm, giả mạo xuất xứ từ Hàn Quốc thông qua các hội nghị, hội thảo là rất cần thiết |
“Việc phòng ngừa, phát hiện sớm những vi phạm, giả mạo xuất xứ từ Hàn Quốc thông qua các hội nghị, hội thảo là rất cần thiết đối với các lực lượng chức năng, nhất là trong bối cảnh việc mua sắm online trở nên phổ biến. Bên cạnh mặt tích cực, đây cũng là những nguy cơ để hàng hóa nói chung cũng như các loại sản phẩm giả mạo xuất xứ Hàn Quốc dễ dàng phân phối tại thị trường Việt Nam” - Tổng cục trưởng Trần Hữu Linh chia sẻ.
Cũng theo ông Trần Hữu Linh, trong những năm qua, Tổng cục Quản lý thị trường đã phối hợp với các lực lượng chức năng khác tại Việt Nam kiểm tra, xử phạt nhiều đối tượng kinh doanh sản phẩm giả mạo của Hàn Quốc. Trong thời gian tới, Tổng cục cam kết cùng với các lực lượng chức năng của Việt Nam phối hợp với các doanh nghiệp Hàn Quốc để phát hiện, phòng ngừa sớm, xử lý các vụ việc gian lận hàng hóa của Hàn Quốc.
Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ này, giữ được lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có các nhà đầu tư của Hàn Quốc, các doanh nghiệp Hàn Quốc cũng như các Cơ quan Chính phủ Hàn Quốc thường xuyên giữ mối liên lạc, đồng thời cập nhật kịp thời về các sản phẩm của Hàn Quốc để các lực lượng chức năng tại Việt Nam có điều kiện thuận lợi phát hiện sớm các hành vi vi phạm.
Các công ty Hàn Quốc thiệt hại đến 9,7 tỷ USD do vấn nạn hàng giả |
Một số sản phẩm được trưng bày, giới thiệu giúp khách mời có thêm kiến thức nhận diện, phân biệt thật - giả |
Chưa bao giờ các sản phẩm của Hàn Quốc có mặt tại Việt Nam nhiều và được ưa chuộng như hiện nay. Song, đi liền với đó là vấn nạn hàng giả, gian lận thương mại, đặc biệt là việc xâm phạm nguồn gốc xuất xứ |
Tại Hội thảo, đại diện 10 doanh nghiệp đến từ Hàn Quốc như: Everpia, SamSung, aT, Amore, Cuckoo, CJ, Dorco, Lines, Huyndai, Iconix đã trực tiếp chia sẻ với đại diện các lực lượng chức năng về tình hình vi phạm nhãn hiệu của các doanh nghiệp tại các thị trường, trong đó có Việt Nam; qua đó đưa ra các dấu hiệu cũng như cách thức nhận diện, phân biệt hàng thật - hàng giả của mỗi thương hiệu, nhằm giúp lực lượng chức năng phát hiện sớm các hành vi vi phạm trên thị trường.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Dự báo thời tiết: Hôm nay Hà Nội trời rét, có mưa và sương mù
- ·Khởi tố đối tượng che giấu 2 can phạm bỏ trốn ở Quảng Ninh
- ·Hà Nội: Nhờ con đi mua thẻ điện thoại rồi đâm vợ cũ trọng thương
- ·Nam thanh niên chết ở ruộng ngô: 1 nghi phạm đầu thú
- ·Dấu ấn 5 năm điều hành của Chính phủ: Chọn đúng điểm đột phá
- ·Ông Nguyễn Bá Cảnh thôi làm đại biểu HĐND TP Đà Nẵng
- ·Khởi tố đối tượng che giấu 2 can phạm bỏ trốn ở Quảng Ninh
- ·Truy lùng 2 kẻ trộm ô tô tiền tỷ ở Sài Gòn
- ·Thêm 6 ca mắc Covid
- ·Bắt cựu SV Bách khoa trồng cần sa, truyền đạo trái phép 'Hội thánh đức chúa trời'
- ·Doanh nghiệp xuất khẩu nông thủy sản sang Trung Quốc cần tăng cường giám sát chất lượng
- ·Bé 15 tuổi không dám về nhà sau khi bị 3 thanh niên xâm hại
- ·Ổ cá độ World Cup trăm ngàn đô ở Đà Nẵng
- ·Tin pháp luật số 59: Hotgirl đường dây đánh bạc và vụ xử đẹp người tình
- ·Chủ động phương án ứng phó bão số 13 với mức độ cao nhất cả trên biển và đất liền
- ·Thông tin mới nhất liên quan đến 2 hung thủ đâm chết hiệp sĩ đường phố
- ·Gian lận thi cử ở Hòa Bình:: Khám nhà Phó hiệu trưởng
- ·Chồng siết cổ vợ đến chết vì dám đánh con
- ·Bộ Công an triệt phát đường dây cá độ mùa World Cup quy mô 2000 tỷ đồng
- ·Họa sĩ phủ nhận hiếp dâm, người mẫu ảnh nude yêu cầu thực nghiệm điều tra