【bxh giải serie a brazil】Cách mạng công nghiệp 4.0: Thách thức mới của doanh nghiệp Việt Nam
Thuật ngữ "Cách mạng công nghiệp lần thứ tư" đã được áp dụng cho sự phát triển công nghệ quan trọng một vài lần trong 75 năm qua,áchmạngcôngnghiệpTháchthứcmớicủadoanhnghiệpViệbxh giải serie a brazil và là để thảo luận về học thuật. Khái niệm cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) hay nhà máy thông minh lần đầu tiên được đưa ra tại Hội chợ công nghiệp Hannover tại Cộng hòa Liên bang Đức vào năm 2011. CMCN 4.0 nhằm thông minh hóa quá trình sản xuất và quản lý trong ngành công nghiệp chế tạo. Sự ra đời của CMCN 4.0 tại Đức đã thúc đẩy các nước tiên tiến khác như Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Ấn Độ thúc đẩy phát triển các chương trình tương tự nhằm duy trì lợi thế cạnh tranh của mình.
CMCN 4.0 đang làm thay đổi căn bản nền sản xuất trên thế giới, giúp tăng cường kết nối các quốc gia trên tất cả các phương diện, từ thể chế nhà nước đến kinh tế - xã hội, môi trường. Nhiều quốc gia đã nhanh chóng có các chiến lược cụ thể để tận dụng tốt cơ hội, vượt qua thách thức của cuộc CMCN 4.0
Cách mạng công nghiệp 4.0 đang làm thay đổi nền sản xuất trên thế giới
CMCN 4.0 sẽ có tác động đáng kể đến Việt Nam. Những ngành được hưởng lợi là du lịch, thương mại nội địa, công nghệ thông tin, giáo dục, y tế, xây dựng. Một số ngành có thể bị tác động tiêu cực, cần có kế hoạch tái cơ cấu phù hợp, như: năng lượng, điện, điện tử, công nghiệp chế tạo, dệt may. Nhóm lao động chịu tác động mạnh nhất là lao động giản đơn bởi rất dễ được thay thế bởi người máy, kể cả nhóm lao động có kỹ năng nhưng gắn với công nghệ cũ cũng dễ bị mất việc. Trong khi đó, thực trạng từ giáo dục, năng lực sáng tạo, năng lực các nhà máy sản xuất trong nước… chưa sẵn sàng cho sự thay đổi này.
Kết quả khảo sát mới đây của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho thấy, có tới 75% doanh nghiệp sản xuất trong nước đang sử dụng máy móc hết khấu hao. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn đang sử dụng các thiết bị, máy móc có công nghệ đã lạc hậu từ 2 đến 3 thế hệ. Ngoài ra, có tới 24% doanh nghiệp đang sử dụng công nghệ ở mức trung bình và chỉ có 1% doanh nghiệp sử dụng công nghệ tiên tiến.
G.S La Mạnh Hùng, Giám đốc phòng thí nghiệm robot tiên tiến và tự động hóa, Đại học Nevada của Hoa Kỳ cho rằng, linh kiện điện tử ở Việt Nam vô cùng rẻ so với Mỹ và các doanh nghiệp nên tận dụng lợi thế này, ông cũng chia sẻ thêm “Robot hiện nay dựa trên AI, dựa trên xử lý ảnh và trên các phần mềm thông minh. Nó có thể giúp chúng ta làm việc mình muốn, robot sẽ liên kết với người công nhân xem họ cần gì và có khó khăn gì. Đặc biệt các sản phẩm sản xuất với số lượng lớn sẽ có độ chính xác rất cao”.
Có thể thấy, hiện nay nhiều thương hiệu giày nổi tiếng trên thế giới đã cho phép khách hàng tự thiết kế mẫu giày riêng cho mình, sau đó đặt hàng với số lượng tùy thích với giá cả không khác biệt nhiều so với giày sản xuất theo dây chuyền.
Đây là điều các nhà máy truyền thống không thể thực hiện được vì chỉ có thể cho ra đời từng lô hàng theo kế hoạch đã định sẵn. Các sản phẩm cá biệt này chỉ có thể được sản xuất từ các nhà máy thông minh có hệ thống linh hoạt tự phân tích, tự thích nghi và tự động chạy toàn bộ quá trình sản xuất. Trong khi nền công nghiệp sản xuất Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn tự động hóa từng phần đến tự động hóa toàn bộ.
Công nghệ đang làm thay đổi hành vi và thói quen của người dùng. Cách đây khoảng 10 năm sẽ khó hình dung câu chuyện người tiêu dùng có thể đặt hàng từ nước ngoài về Việt Nam, nhưng những năm gần đây có thể nhập hàng từ nước ngoài về dễ dàng thông qua công cụ như Amazon, Alibaba, Lazada… và đó là thách thức của các doanh nghiệp tại Việt Nam.
T.S Hoàng Việt Hồng, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Viện Máy và Dụng cụ công nghiệp chia sẻ "Việc các doanh nghiệp đưa robot vào ứng dụng trong sản xuất sản phẩm có thể tăng năng suất, giúp giải phóng được sức lao động. Robot hiện nay không chỉ là mối quan tâm của các nhà khoa học, các nhà quản lý mà ngay cả doanh nghiệp cũng bắt đầu nhận thức được nhu cầu của họ đối với robot, đặc biệt là robot công nghiệp". Ông cũng nhấn mạnh "Cần có sự liên kết chặt hơn nữa giữa các chuyên gia nước ngoài với trong nước để đưa công nghệ mới, tự động hóa vào trong quá trình sản xuất của Việt Nam. Các hoạt động thúc đẩy nghiên cứu, đầu tư cũng cần được chú trọng" .
Để đạt được thành công trong chiến lược tổng thể về công nghiệp 4.0 của Việt Nam, đòi hỏi phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, phải đảm bảo sự đồng bộ, hiệu quả với quyết tâm và nỗ lực cao nhất. Cần vượt qua được những tư duy và cách làm cũ trước đây, đồng thời cần đặt doanh nghiệp ở vị trí trung tâm của chiến lược này. Vì thế, chiến lược về công nghiệp 4.0 của Việt Nam đòi hỏi phải được thiết kế có những lộ trình cụ thể, có những bước đi phù hợp với các chính sách cụ thể, rõ ràng và khả thi. Trong đó, ưu tiên quan trọng nhất là phải sớm có chiến lược để chuyển đổi số hóa quốc gia, tạo thuận lợi cho phát triển nền kinh tế số.
Hỗ trợ DN cơ khí nâng cao năng suất chất lượng và khả năng cạnh tranh(责任编辑:Cúp C1)
- ·MacBook của Apple tương lai có thể sẽ không còn bàn phím
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp ngắn Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
- ·Khánh Vân
- ·Vẻ đẹp kiều diễm gây thương nhớ của Tường San tại Miss International
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi Thư khen, chúc mừng Đội tuyển bóng đá Việt Nam
- ·Phường Lái Thiêu, TP.Thuận An: Giải quyết trên 4.600 hồ sơ trên phần mềm điện tử
- ·Chủ tịch Quốc hội: Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng tham nhũng chính sách
- ·Đường Quảng Ngãi (QNS) dự chi 535 tỷ đồng để trả cổ tức đợt cuối năm 2022
- ·Lửa thiêu rụi quán nổi trên sông Trà Bồng
- ·TP.HCM: Số xe sử dụng thu phí tự động không dừng mới đạt 81%
- ·Cắt margin 84 mã chứng khoán trên HOSE quý I/2025
- ·Hoá chất Đức Giang (DGC) dự báo lợi nhuận năm 2023 giảm 50%
- ·Năm Bảy Bảy (NBB) ký kết hợp đồng hợp tác 750 tỷ đồng với Xây dựng Hạ tầng CII (CEE)
- ·Cử tri TP.Tân Uyên kiến nghị các vấn đề về đảm bảo an ninh trật tự
- ·Samsung khẳng định vẫn dùng thương hiệu Galaxy Note cho điện thoại
- ·Lâm Đồng tìm cách khắc phục tình trạng “được mùa mất giá”
- ·Đắk Nông: Giải phóng mặt bằng là nhiệm vụ chính trị trọng tâm
- ·Doanh nghiệp miền Trung trong quá trình chuyển đổi số 2023: “đi sau” nhưng có thể “về trước”
- ·Google Maps chỉ sai đường, Google vẫn không chịu sửa
- ·CNG đặt mục tiêu lợi nhuận sụt giảm 33% trong năm 2023