【soi kèo persik kediri】Giá điện tăng 4,8% lên hơn 2.100 đồng/kWh từ 11/10: EVN lý giải gì?
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) lên tiếng lý giải sau quyết định điều chỉnh tăng giá bán lẻ điện bình quân thêm 4,áđiệntănglênhơnđồngkWhtừEVNlýgiảigìsoi kèo persik kediri8% từ ngày 11/10.
Theo đó EVN nêu ra 3 cơ sở để điều chỉnh tăng giá điện.
Cơ sở đầu tiên là nhằm triển khai Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó có yêu cầu: “áp dụng giá thị trường đối với mọi loại hình năng lượng” và “xoá bỏ mọi rào cản để bảo đảm giá năng lượng minh bạch do thị trường quyết định”.
Thứ hai là theo EVN, việc điều chỉnh giá bán lẻ lần này được thực hiện theo Quyết định số 05/2024/QĐ-TTg ngày 26/3/2024 của Thủ tướng quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân.
Cụ thể, tại Điều 3 khoản 2 quy đinh: Trong năm, giá bán điện bình quân được xem xét điều chỉnh trên cơ sở cập nhật chi phí khâu phát điện, chi phí mua điện từ các nhà máy điện cung cấp dịch vụ phụ trợ theo thông số đầu vào cơ bản trong khâu phát điện và các khoản chi phí khác chưa được tính vào giá điện.
Tại Điều 3 khoản 5 Quyết định quy định: Thời gian điều chỉnh giá bán điện bình quân tối thiểu là 3 tháng kể từ lần điều chỉnh giá điện gần nhất.
Tại Điều 5, khoản b cũng ghi rõ: Trường hợp giá bán điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 3% đến dưới 5% so với giá bán điện bình quân hiện hành, Tập đoàn Điện lực Việt Nam quyết định điều chỉnh tăng giá bán điện bình quân ở mức tương ứng.
Cơ sở cuối cùng là do thực tiễn, giá thành sản xuất điện chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố đầu vào về sản lượng điện phát, giá than, dầu, khí, tỷ giá ngoại tệ…
Cụ thể, cơ cấu nguồn biến động theo chiều hướng bất lợi khi các nguồn mua điện có giá thành rẻ giảm, các nguồn mua điện có giá thành đắt tăng so với năm 2022.
Theo EVN, năm 2023, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và hiện tượng El Nino dẫn tới tình hình thủy văn không thuận lợi, nước về các hồ thủy điện rất thấp đặc biệt tại khu vực miền Bắc nên vào thời kỳ cuối mùa khô (từ giữa tháng 5 đến giữa tháng 6), hầu hết các hồ thủy điện lớn miền Bắc đã suy giảm về mức nước chết; một số tổ máy nhiệt điện lớn bị sự cố kéo dài, không đảm bảo khả dụng để huy động theo nhu cầu hệ thống, nắng nóng diễn ra trên diện rộng và kéo dài...
Do đó EVN đã phải huy động tối đa các nguồn nhiệt điện kể cả phát dầu để đảm bảo việc cung cấp điện cho đời sống nhân dân và hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp cả nước.
Tỷ trọng nguồn điện năm 2023 diễn biến theo chiều hướng bất lợi khi các nguồn có giá mua rẻ là thủy điện giảm từ 38% xuống 30,5%, tỷ trọng các nguồn điện có giá mua đắt (nhiệt điện than) và giá mua rất đắt (nhiệt điện dầu) tăng từ 35,5% lên 43,8%.
Bên cạnh đó nhu cầu phụ tải tăng cao qua các năm trong khi không có nhiều các công trình nguồn điện mới giá rẻ vào vận hành. Tổng sản lượng điện mua, nhập khẩu tại điểm giao nhận tăng thêm 11,8 tỷ kWh so với năm 2022, tương ứng với mức tăng 4,6%. Để đáp ứng nhu cầu điện tăng cao trong khi các nguồn điện giá rẻ hiện hữu chỉ đáp ứng được một phần, EVN phải mua điện bổ sung từ các nguồn có giá thành sản xuất cao hơn nhiều so với giá bán lẻ điện như các nguồn nhiệt điện sử dụng than nhập khẩu và nhiệt điện dầu.
Cũng theo EVN, giá các loại nhiên liệu than, khí năm 2023 mặc dù giảm so với năm 2022 tuy nhiên vẫn ở mức cao so với giai đoạn các năm 2020-2021.
Ngoài ra, giá than pha trộn (giữa than nội và than nhập khẩu) năm 2023 của TKV và TCT Đông Bắc cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện tuy vẫn đang duy trì ở mức cao, cao hơn từ 29% đến 35% (tuỳ từng chủng loại than) so với giá than pha trộn áp dụng năm 2021 (giai đoạn trước khi giá than tăng đột biến trong các năm 2022-2023).
Một tác động nữa là tỷ giá ngoại tệ (USD) năm 2023 tăng mạnh so với năm 2022. Theo đó, tỷ giá USD bình quân năm 2023 là 23.978,4 đồng/USD, tăng 448,5 đồng/USD so với năm 2022 (23.529,9 đồng/USD), tương ứng với tỷ lệ tăng 1,9%.
Tỷ giá tăng đã làm tăng chi phí mua điện từ các nguồn điện có giá mua theo hợp đồng bằng ngoại tệ (USD) hoặc giá mua nhiên liệu bằng ngoại tệ (USD).
Cuối ngày 11/10, EVN phát đi thông báo, giá bán lẻ điện bình quân bắt đầu tăng từ mức 2.006,79 đồng/kWh lên mức 2.103,1159 đồng/kWh (chưa bao gồm VAT), tương đương mức tăng 4,8%.
Theo đó, giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc 1 (0-50kWh) là 1.893 đồng/kWh.
Bậc 2 cho kWh từ 51-100 có giá là 1.956 đồng/kWh.
Bậc 3 cho kWh từ 101-200 có giá là 2.271 đồng/kWh
Bậc 4 cho kWh từ 201-300 có giá là 2.860 đồng/kWh
Bậc 5 cho kWh từ 301-400 có giá là 3.197 đồng/kWh
Bậc 6 cho kWh từ 401 trở lên có giá là 3.302 đồng/kWh
EVN cho biết, về cơ bản, việc điều chỉnh giá điện lần này sẽ bảo đảm các hộ nghèo, các gia đình chính sách bị ảnh hưởng ở mức không đáng kể. Trong đó, hộ nghèo được hỗ trợ hàng tháng tương đương số lượng điện sử dụng 30kWh/hộ/tháng. Hộ chính sách xã hội có lượng điện sử dụng không quá 50 kWh/tháng được hỗ trợ với mức hỗ trợ hàng tháng tương đương số lượng điện sử dụng 30kWh/hộ/tháng.
Đây là lần điều chỉnh tăng giá điện thứ 3 kể từ năm 2023. Trước đó, giá điện đã tăng lần thứ nhất vào ngày 4/5/2023 với mức điều chỉnh tăng hơn 55,9 đồng/kWh (tăng 3%) và lần điều chỉnh tăng thứ 2 vào ngày 9/11/2023 là 86,4168 đồng/kWh (tương ứng mức tăng 4,5%).
Mới đây, Bộ Công Thương cũng công bố nội dung về kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2023 của EVN.
Theo kết quả kiểm tra, hoạt động sản xuất kinh doanh điện năm 2023 của EVN lỗ 34.244 tỷ đồng. Thu nhập từ các hoạt động có liên quan đến sản xuất kinh doanh điện trong năm 2023 là 12.423 tỷ đồng.
Tổng cộng hoạt động sản xuất kinh doanh điện năm 2023 và các hoạt động liên quan đến sản xuất kinh doanh điện năm 2023 của EVN (thu nhập từ hoạt động tài chính và từ tiền bán công suất phản kháng) lỗ hơn 21.821 tỷ đồng (không tính tới thu nhập từ sản xuất khác).
PHẠM DUY(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Vụ tiêu diệt trùm ma túy ở Lóng Luông: Hé lộ cuộc điện thoại bí ẩn từ trong nhà của ông trùm
- ·Spain recognises Việt Nam's new passports, reversing earlier decision
- ·Việt Nam fosters defence cooperation with Egypt, Japan
- ·Việt Nam upholds ties with Czech Republic: FM
- ·Bộ Y tế lý giải việc thu 1.000 đồng/phút gọi đường dây nóng
- ·Czech Republic latest to stop recognising Việt Nam's new
- ·Quảng Nam urged to be model for tourism recovery, development
- ·Việt Nam enhances international cooperation in science, technology, innovation
- ·Cần phát huy vai trò của ngành KH&CN trong xây dựng thành phố thông minh
- ·State President receives Japan's Gunma Prefecture governor
- ·Mai cổ thụ giá 2 tỷ đồng lần thứ ba 'trình diện' tại Đà Nẵng
- ·VN has lowest rate of financial cyber
- ·55 years of ASEAN: One Vision, One Identity, One Community
- ·ASEAN Regional Forum members prioritise cooperation in counter
- ·Tin bất ngờ về người tuyên bố tìm thấy 3 tấn vàng trong hang đá ở Lạng Sơn
- ·UK will continue to recognise Việt Nam's new passports
- ·PM emphasises digital transformation crucial to an independent, self
- ·UN chief Guterres to visit Việt Nam this year
- ·Việt Nam có thể học hỏi được gì từ thế giới khi xây dựng thành phố thông minh
- ·Việt Nam eyes stronger cooperation with international partners