【ket qua europa】Kiểm dịch thực vật hàng hóa XNK: Kiểm tra 100%
Không kiểm tra theo tỷ lệ
TheểmdịchthựcvậthànghóaXNKKiểket qua europao Quyết định 2515/2015/QĐ-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Bảng mã số HS của Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật của Việt Nam, số lượng hàng hóa XNK phải kiểm tra lên đến hàng trăm nhóm mặt hàng khác nhau, từ rau, củ, quả, hoa… cho đến một số loại động vật là côn trùng.
Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, ông Lê Sơn Hà- Trưởng phòng Kiểm dịch thực vật (Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết: Theo quy định của pháp luật hiện hành trong lĩnh vực bảo vệ thực vật, 100% hàng hóa XNK nằm trong danh mục của Quyết định 2515 đều phải thực hiện kiểm tra và cơ quan Kiểm dịch không thực hiện kiểm tra theo tỷ lệ hay xác suất.
Được biết, trong quy định của Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật, trong thời hạn 24 giờ kể từ khi bắt đầu kiểm dịch, nếu đáp ứng yêu cầu kiểm dịch thực vật thì cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật. Trường hợp kéo dài hơn 24 giờ do yêu cầu về chuyên môn kỹ thuật hoặc trường hợp không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật thì cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật thông báo hoặc trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho chủ vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật biết.
Theo ông Lê Sơn Hà, quy định của Luật là phải cấp Giấy chứng nhận trong thời gian tối đa 24 giờ. Nhưng hiện nay, Cục Bảo vệ thực vật chỉ đạo các chi cục kiểm dịch thực vật phải cấp Giấy chứng nhận trong thời hạn không quá 4 giờ với đường không và đường bộ, không quá 10 giờ đối với đường biển.
Như vậy, dù thời gian có giảm theo chỉ đạo của Cục Bảo vệ thực vật thì với hàng trăm nghìn lô hàng XNK là ngô, đậu tương, táo, lê, cam, quýt… được thông quan hàng năm, riêng thời gian thực hiện kiểm dịch thực vật cũng rất lớn.
Vì sao cơ quan Kiểm dịch không kiểm tra theo tỷ lệ, hay xác suất hoặc công nhận kết quả kiểm tra với cơ quan chức năng các nước để giảm thiểu thời gian cho doanh nghiệp?
Trả lời những thắc mắc này của chúng tôi, ông Lê Sơn Hà giải thích: Theo quy định của pháp luật trong nước và thông lệ quốc tế, hàng hóa nằm trong danh mục phải kiểm dịch thực vật không thể thực hiện kiểm tra theo tỷ lệ mà bắt buộc phải kiểm tra 100% đối với các lô hàng XNK như đề cập ở trên. Mặt khác việc công nhận kết quả lẫn nhau trong lĩnh vực kiểm dịch hầu như không có quốc gia nào thực hiện, bởi đây là lĩnh vực đặc thù không giống như kiểm tra nhà nước về chất lượng hay an toàn thực phẩm (có thể thực hiện công nhận kết quả lẫn nhau giữa các nước).
Lãnh đạo Phòng kiểm dịch thực vật cho biết thêm: Năm 2016, trong số hàng trăm nghìn lô hàng được cơ quan Kiểm dịch kiểm tra thì có khoảng 30% số lô hàng phát hiện có sinh vật gây hại, trong đó có 138 lô hàng nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật của Việt Nam (là đối tượng bị cấm đưa vào Việt Nam dưới bất kỳ hình thức nào), buộc phải tiêu hủy.
Tổng số lượng hàng hóa của 138 lô hàng nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật của Việt Nam vào khoảng 21.000 tấn, liên quan đến một số mặt hàng như bột bã ngô, lạc, bông, quả me… Số hàng hóa này đến từ các quốc gia, vùng lãnh thổ như: Hoa Kỳ, Hồng Kông, Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan…
Khó kéo giảm thời gian
Hiện nay, Cục Bảo vệ thực vật có 9 Chi cục Kiểm dịch thực vật thực hiện kiểm dịch trên địa bàn cả nước với số lượng CBCC khoảng 300 người. Với số lượng các lô hàng phải kiểm tra lên đến hàng trăm nghìn lô/năm và sẽ còn tăng lên nhiều thì liệu cơ quan Kiểm dịch thực vật có đủ nhân lực, vật lực để thực hiện? Đặc biệt là để có thể kéo giảm thời gian tác nghiệp của cơ quan Kiểm dịch, góp phần giảm thời gian thông quan hàng hóa theo chỉ đạo của Chính phủ rõ ràng là một bài toán không đơn giản.
Về vấn đề này, ông Lê Sơn Hà cho biết, thời điểm hiện nay cơ quan Kiểm dịch đang đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Tuy nhiên, với số lượng hàng hóa tăng lên trong thời gian tới thì vấn đề nhân lực sẽ là thách thức lớn.
Rõ ràng để góp phần giảm thời gian thông quan hàng hóa theo chỉ đạo của Chính phủ, cơ quan Kiểm dịch phải tiếp tục rà soát để giảm số lượng mặt hàng phải kiểm dịch; đồng thời tăng cường áp dụng các phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại; tăng cường tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ cho đội ngũ kiểm dịch viên…
(责任编辑:Thể thao)
- ·Những chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 3 tới
- ·Ban hành quy chế quản lý tài chính của DATC
- ·Bức tranh hiếm sắp được đấu giá được dự đoán thu về 2400 tỷ
- ·Cuốn sách đưa độc giả bước vào thế giới nội tâm của tình yêu
- ·Bộ Tài chính khuyến nghị khi tham gia trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp
- ·Kienlongbank liên kết cùng Napas ưu đãi cho khách hàng
- ·Bà Rịa Vũng Tàu: Bảo đảm hài hoà giữa bảo tồn di sản văn hoá với phát triển KTXH
- ·Các nền kinh tế mới nổi và phát triển thận trọng khi đồng USD tăng giá
- ·Diễn đàn Quỹ đầu tư Khởi nghiệp sáng tạo
- ·Bà Xuân Hòa
- ·Tiết kiệm điện
- ·Show diễn "Mùa hè Không độ 2018" dành cho giới trẻ đã trở lại
- ·Rà soát thuế tiêu thụ đặc biệt một số mặt hàng nhập khẩu
- ·MBV bàn giao lô xe sang cho dịch vụ vận chuyển cao cấp Parrot Luxury Cars
- ·Quy hoạch Thủ đô Hà Nội cần xác định rõ tiềm năng riêng có, đưa ra lộ trình thực hiện rõ ràng
- ·Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho ngư dân tham gia mua bảo hiểm tàu cá
- ·Khoảng 30% triệu phú thế giới sẽ đến từ các thị trường mới nổi vào năm 2028
- ·Tùng Dương, Trọng Tấn ghi dấu ấn ở chương trình do Hoàng Công Cường đạo diễn
- ·Hướng dẫn xây dựng vùng trồng thanh long đạt tiêu chuẩn xuất khẩu châu Âu
- ·Lạm phát tại Anh giảm lần đầu tiên sau gần 3 năm