【sheff utd – everton】Giấc mơ 'kết nối thế giới' của Facebook sẽ chết?
Trong 18 năm,ấcmơkếtnốithếgiớicủaFacebooksẽchếsheff utd – everton kể từ khi Mark Zuckerberg bắt đầu dự án của ông trong phòng ký túc xá Đại học Harvard, Facebook đã không ngừng phát triển. Dù vướng phải không ít bê bối, phản ứng dữ dội từ các nhà hoạt động xã hội, áp lực pháp lý, cũng như mối đe dọa từ các đối thủ cạnh tranh, nền tảng mạng xã hội lớn nhất thế giới này vẫn tăng trưởng đều trong các năm trước đây.
Tuy nhiên, hôm 2/2, Meta, tên mới của Facebook, báo cáo rằng nền tảng mạng xã hội này lần đầu tiên ghi nhận sự tụt giảm lượng người dùng hàng ngày trong quý trước, với chỉ 2 tỷ lượt đăng nhập mỗi ngày. Trong khi đó, những nền tảng khác, bao gồm Instagram và WhatsApp, tiếp tục phát triển.
Tin tức về Facebook, cùng với báo cáo thu nhập doanh nghiệp ảm đạm, khiến giá trị cổ phiếu của Meta giảm mạnh, báo hiệu tương lai có thể không tốt đẹp của nền tảng mạng xã hội này.
Ngày càng có nhiều dấu hiệu đáng lo ngại về gã khổng lồ mạng xã hội: Sự cạnh tranh gay gắt của TikTok; Apple hạn chế khả năng nhắm mục tiêu quảng cáo của Facebook trên iPhone; chi phí ngày càng gia tăng trong nỗ lực xây dựng một tương lai thực tế ảo mà công ty gọi là “metaverse”.
Trong nỗ lực này, Facebook tham vọng kết nối toàn bộ thế giới. Dù lượt truy cập hàng ngày giảm, Facebook có thể sẽ tiếp tục tăng trưởng theo một số hình thức trong tương lai.
Tuy nhiên, sự sụt giảm trên cũng là một dấu hiệu cho thấy giấc mơ của Zuckerberg khó có thể thành hiện thực, ít nhất là theo cách mà ông từng hình dung, theo Washington Post.
Trước trụ sở của Meta ở Menlo Park, California. Ảnh: Getty. |
Tham vọng kết nối toàn thế giới
Đối với người dùng Facebook bình thường, các con số về tăng trưởng có thể không có nhiều ý nghĩa trong ngắn hạn. Mạng xã hội này vẫn bao phủ rộng, không thể thiếu đối với nhiều người và sẽ không sớm biến mất.
Thay vào đó, đây là báo hiệu về một sự thay đổi đang diễn ra ở Menlo Park, nơi Facebook không còn là trung tâm chú ý của Meta, hay là trung tâm của những đổi mới quan trọng nhất. Nó giờ đây có thể chỉ là một sản phẩm có lợi nhuận cần được duy trì.
Trong khi đó, Instagram, WhatsApp và Reality Labs - bộ phận phát triển phần cứng và phần mềm thực tế ảo - ngày càng phát triển và được nhấn mạnh là tương lai của công ty.
Khi xây dựng Facebook, Zuckerberg và công ty không chỉ muốn phát triển một mạng xã hội lớn nhất, mà còn muốn đó là thứ sẽ trở thành một phần của cấu trúc xã hội toàn cầu. Và họ đã tiến xa hơn hầu hết mọi người có thể tưởng tượng.
Andrew Bosworth, Giám đốc công nghệ của Meta, khi còn là giám đốc điều hành hồi năm 2016 đã đưa ra một bản ghi nhớ nội bộ cho thấy tham vọng của công ty.
“Trạng thái tự nhiên của thế giới không được kết nối với nhau. Thế giới không thống nhất và bị phân mảnh bởi biên giới, ngôn ngữ, và bởi ngày càng nhiều sản phẩm khác nhau. Sản phẩm tốt nhất không phải là sản phẩm chiến thắng, mà cái mọi người đều dùng mới chiến thắng”, Bosworth viết trong bản ghi nhớ, sau đó bị rò rỉ và được BuzzFeed công bố vào năm 2018.
Facebook, theo lời của Bosworth, là sản phẩm mà mọi người đều sử dụng, cũng là công cụ cuối cùng hợp nhất loài người. Công ty sẽ theo đuổi giấc mơ đó bằng bất kỳ giá nào, "bởi vì đó là những gì chúng ta làm”. “Chúng ta kết nối mọi người”, ông viết.
Khi bản ghi nhớ bị rò rỉ và được công khai, Bosworth khẳng định ông viết nó trên tinh thần tranh luận dù ông không thực sự tin những gì mình đã viết. Zuckerberg cũng nói điều tương tự. Tuy nhiên, hành động của công ty trong nhiều năm ngày càng xác minh tham vọng của họ.
Facebook tham vọng kết nối toàn thế giới. Ảnh: Atlantic. |
Tầm nhìn của Zuckerberg
Năm 2013, trước khi tốc độ tăng trưởng người dùng bắt đầu chậm lại trên toàn cầu, Zuckerberg đã thấy trước rằng Facebook cuối cùng sẽ bị hạn chế, vì có khoảng một nửa thế giới thiếu truy cập Internet ổn định. Vì vậy, ông nghĩ ra kế hoạch kết nối “5 tỷ người tiếp theo” bằng cách cung cấp miễn phí Internet giới hạn, tập trung vào Facebook, cho người nghèo trên thế giới.
Được gọi là "internet.org" và sau đó được đổi tên thành "Free Basics", kế hoạch này của Facebook phần lớn không đạt được dấu ấn. Dù tạo ra lợi nhuận ở một số thị trường chính, kế hoạch tụt dốc ở những thị trường khác vì sự thiếu tin tưởng của công chúng, và một số nguyên nhân khác.
Dẫu vậy, Facebook vẫn tiếp tục phát triển khi ngày càng có nhiều người tiếp cận với Internet mà không cần đến sự giúp đỡ của Facebook thông qua kế hoạch trên. Công ty đã chứng kiến lượng người dùng quốc tế tăng vọt vào năm 2014.
Ngay cả vào năm 2018, khi việc sử dụng Facebook ở Mỹ và Canada lần đầu tiên giảm, nền tảng này vẫn tăng trưởng ở những nơi khác.
Tuy nhiên, báo cáo doanh thu được công bố ngày 2/2 cho thấy Facebook tăng trưởng chậm hoặc trì trệ ở khắp nơi. Công ty nói thêm rằng việc tăng giá gói dữ liệu ở Ấn Độ vào năm ngoái cũng góp phần khiến tăng trưởng chậm hơn dự liệu.
Zuckerberg dường như trước đó đã đoán định được rằng mạng xã hội không còn đủ mạnh để duy trì vị thế của công ty. Ông đang cố tồn tại bằng một tầm nhìn mới rộng lớn hơn về một thế giới kỹ thuật số, trong đó tất cả con người đều có cuộc sống thứ hai trong không gian và thế giới ảo.
Tất cả điều đó khiến Facebook vài tháng trước có một bước ngoặt là đổi tên công ty, xoay trục nhằm xây dựng “metaverse” theo một cách mới.
Zuckerberg có bảng thành tích dài trong việc tái tạo và vực dậy Facebook. Vài năm trước, công ty nhận ra rằng họ đã bão hòa ở thị trường Mỹ và Canada. Facebook đã đại tu thuật toán nguồn cấp tin tức cốt lõi của mình để ưu tiên tương tác, nhằm thu hút người dùng dành nhiều thời gian hơn trên ứng dụng.
Công ty cũng mua lại Instagram và WhatsApp - những ứng dụng vẫn đang phát triển tốt.
Mark Zuckerberg thông báo đổi tên công ty Facebook thành Meta. Ảnh: AP. |
Dù mất đi lượng lớn lượt truy cập hàng ngày, doanh thu trên mỗi người dùng của Facebook vẫn tiếp tục tăng trong quý trước.
Để lấy lại vị thế của mình, Meta có lẽ sẽ phải tăng cường tập trung vào việc phát triển và kiếm nhiều tiền hơn từ Instagram. Thành công của Meta ở các khu vực tăng trưởng tiềm năng như châu Phi, nơi Facebook cực kỳ phổ biến, cũng vẫn phụ thuộc vào việc mở rộng khả năng tiếp cận Internet.
Meta ngày 2/2 báo cáo rằng Reality Labs đang phát triển nhanh chóng, dù chi phí đầu tư cho nghiên cứu đang tăng nhanh hơn.
Vẫn chưa rõ liệu cuối cùng Facebook có thực hiện được tham vọng kết nối toàn cầu hay không, nhưng sự kết thúc kỷ nguyên tăng trưởng của Facebook đang đánh dấu một bước ngoặt lịch sử của mạng xã hội và Internet.
Nếu Zuckerberg không thể kết nối toàn thế giới thông qua Facebook - mạng xã hội lớn nhất hiện nay, ông có thể phải đối mặt với khả năng không thực hiện được điều đó thông qua bất kỳ nền tảng nào khác.
(Theo Zing)
Vì sao Facebook đang gặp rắc rối lớn?
Người dùng ngừng tăng trưởng là một “chuyện lớn” đối với Facebook, mạng xã hội đông dân nhất hành tinh.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Long An có 43 sản phẩm đạt chuẩn OCOP cấp tỉnh
- ·Prime Minister meets with Bulgarian President
- ·Party chief visits embassy, meets with Vietnamese community in Malaysia
- ·NA Chairman affirms Việt Nam's consistent support for ICAPP
- ·Dấu ấn năm 2023 và thời cơ bứt phá năm 2024
- ·Việt Nam will 'persistently' pursue peaceful measures to exercise sovereignty over Spratlys
- ·Vietnamese PM receives General Secretary of MIU Party of Dominican Republic
- ·Việt Nam, Denmark share vision on clean, sustainable energy
- ·Thế Giới Sofa (thegioisofa): Mù mờ nguồn gốc, chất lượng sản phẩm có đảm bảo?
- ·Việt Nam, Venezuela step up educational cooperation
- ·Châu Thành nỗ lực duy trì vùng chuyên canh thanh long chất lượng cao
- ·Party chief visits Malaysia’s national oil & gas company
- ·Over $1 billion recovered from corruption cases
- ·13th Party Central Committee convenes meeting in Hà Nội
- ·Trung Quốc khôi phục hoạt động tại cửa khẩu quốc tế Lào Cai
- ·Top legislator’s visit helps boost Việt Nam – Cambodia comprehensive cooperation: Official
- ·Party leader receives Bulgarian President
- ·Parliament approves amendments to pharmacy law
- ·Fitch khẳng định triển vọng tích cực của Standard Chartered Việt Nam
- ·Top Vietnamese leader concludes official visit to Malaysia