【lich bđ anh】Giá xăng dầu và áp lực lạm phát cao quay trở lại
Giá dầu trên thị trường thế giới tăng cao sẽ ảnh hưởng tới giá xăng dầu trong nước và hệ lụy sẽ là CPI bị đẩy lên cao |
Nỗi lo từ giá xăng dầu
Giá dầu trên thị trường thế giới đang tăng cao,áxăngdầuvàáplựclạmphátcaoquaytrởlạlich bđ anh giá xăng dầu ở thị trường trong nước cũng vậy. Chiều ngày 11/2, liên bộ Tài chính- Công thương đã chính thức điều chỉnh giá mỗi lít xăng tăng thêm 960-980 đồng, còn giá dầu tăng thêm 660-960 đồng, một mức tăng khá cao. Với mức tăng này, giá bán lẻ xăng dầu trong nước đã vượt 25.000 đồng/lít với RON 95 và đánh dấu mức cao nhất từ tháng 8/2014.
Trước đó, đã xuất hiện hiện tượng một số cửa hàng xăng dầu “găm hàng” với lý do “thiếu hàng để bán” nhằm chờ giá lên. Những điều này đang làm dấy lên nỗi lo rằng, liệu lạm phát có tăng? Đây là một thực tế, bởi lâu nay, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam thường chịu ảnh hưởng không nhỏ của giá xăng dầu. Việc giá xăng dầu tăng luôn đi liền với áp lực lạm phát của Việt Nam.
Không chỉ ở Việt Nam, ngay cả Mỹ cũng đang đối mặt với tỷ lệ lạm phát cao chưa từng có. CPI của nền kinh tếlớn nhất thế giới này đã tăng tới 7,5% so với cùng kỳ năm ngoái trong tháng 1/2022 và là mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 2/1982. “Thủ phạm” chính gây lạm phát cao ở Mỹ chính là giá xăng dầu.
Giá dầu đang leo thang trên thị trường thế giới và theo dự báo của Bank of America, giá dầu trên thị trường thế giới có thể sớm vượt mốc 100 USD trong quý II năm nay. Các ngân hànglớn của Phố Wall, như Goldman Sachs, JP Morgan và Morgan Stanley, cũng dự báo giá dầu sẽ chạm ngưỡng 100 USD/thùng trong năm nay.
Giá dầu đang tăng mạnh chủ yếu do nguồn cung không đáp ứng được nhu cầu tăng cao của thị trường. Một khi giá dầu trên thị trường thế giới tăng cao, sẽ ảnh hưởng tới giá xăng dầu trong nước và hệ lụy sẽ là CPI bị đẩy lên cao.
Trên thực tế, ở thời điểm hiện tại, với CPI tháng 1/2022 được công bố ở mức tăng 0,19% so với tháng trước và tăng 1,94% so với cùng kỳ, thì lạm phát vẫn đang được kiểm soát. Song câu chuyện có thể sẽ khác khi CPI tháng 2 được công bố. Đây là tháng Tết Nguyên đán, với nhu cầu chi tiêu của người dân tăng cao. Tuy không xảy ra “sốt hàng, sốt giá” như nhiều năm trước, nhưng xu hướng giá cả thị trường tăng cao là có thật. Chưa kể, chuyện tăng giá xăng dầu cũng sẽ ảnh hưởng tới tốc độ tăng CPI của tháng 2/2022.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư khi báo cáo Chính phủ cũng cho rằng, áp lực lạm phát trong năm 2022 vẫn hiện hữu. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ việc giá nguyên vật liệu, hàng hoá và dịch vụ thế giới tăng cao, giá dầu thô dự báo tăng những năm tới do nhu cầu tăng mạnh trong khi nguồn cung hạn chế và thị trường dầu thô trải qua thời kỳ thiếu hụt nguồn cung dài nhất trong nhiều thập kỷ qua.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tâm lý lo ngại “lạm phát nhập khẩu” có thể đẩy kỳ vọng lạm phát tăng, nhất là trong điều kiện Việt Nam còn phụ thuộc nhiều vào đầu vào nhập khẩu. Và khi kinh tế phục hồi trong năm 2022, nhu cầu tiêu dùng, đầu tưgia tăng cũng gây sức ép không nhỏ lên giá cả.
Áp lực lạm phát rất lớn
Theo nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế, áp lực lạm phát năm 2022 là rất lớn và đến cả ở phía cung và phía cầu. “Nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, hội nhập sâu, rộng với các nền kinh tế trên thế giới, thì áp lực lạm phát sẽ phụ thuộc lớn vào khả năng phục hồi của kinh tế thế giới và kinh tế trong nước”, ông Lê Đình Ân, chuyên gia kinh tế nhận định.
Trên thực tế, áp lực lạm phát là câu chuyện không của riêng Việt Nam, mà là của kinh tế toàn cầu. Theo các chuyên gia, lạm phát đang dần “nóng” lên, trở thành mối đe dọa chính cản trở phục hồi tăng trưởng và gây khó khăn cho các nhà hoạch định chính sách vĩ mô thế giới.
Một số liệu được Bank of America công bố cho biết, kể từ khi bùng phát dịch Covid-19 đến cuối năm 2021, các ngân hàng trung ương đã bơm thêm khoảng 32.000 tỷ USD vào các thị trường trên toàn thế giới.
“Mặc dù những khoản tiền khổng lồ nói trên đã bị thu hút một phần đáng kể vào nhiều loại tài sản tài chính, tiền ảo, bất động sản, vàng... ít trực tiếp ảnh hưởng đến CPI, song dù sao lạm phát cao đã xuất hiện ở nhiều nước, nhiều khu vực. Câu chuyện của Mỹ là một ví dụ”, ông Lê Đình Ân nói.
Trong bối cảnh ấy, việc Việt Nam chịu áp lực lạm phát cao không có gì là lạ. Áp lực lạm phát không chỉ đến từ giá dầu, mà còn nhiều yếu tố khác nữa. Ngoài giá dầu đang tăng mạnh, thì giá lương thực, thực phẩm cũng đang tăng cao. Giá lương thực thế giới vào đầu tháng 1/2022 đã tăng 28%, lên mức cao nhất trong một thập kỷ.
Việt Nam là một nền kinh tế có độ mở rất cao, lại phụ thuộc nhiều vào nguyên, nhiên liệu nhập khẩu, thì nỗi lo “nhập khẩu lạm phát”, như Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã nhắc tới, là có thật.
Thực tế, về lý thuyết, lẽ ra câu chuyện này đã diễn ra từ năm 2021. Song do sức cầu yếu, nên chuyện giá cả đầu vào tăng cao chưa được ghi nhận vào giá bán sản phẩm và đây là một trong những nguyên nhân cơ bản khiến lạm phát của Việt Nam được kiểm soát ở mức 1,84% trong năm 2021.
Nhưng ngay từ năm ngoái, các ý kiến của các chuyên gia kinh tế đều cho rằng, chẳng chóng thì chầy, sau thời gian “kìm nén”, khi kinh tế và cầu tiêu dùng phục hồi, các doanh nghiệpsẽ chuyển dần chi phí đầu vào của sản xuất vào giá bán. Lúc ấy, CPI sẽ tăng.
Áp lực với lạm phát còn có thể đến từ việc Nhà nước sẽ điều chỉnh giá các mặt hàng thiết yếu như điện, nước, viễn thông. Hai năm chịu tác động của dịch Covid-19, các ngành này đã giảm giá để hỗ trợ khách hàng. Ngay cả viện phí, học phí cũng chưa được điều chỉnh tăng theo lộ trình. Một khi lộ trình này tiếp tục, sẽ được ghi nhận vào tốc độ tăng CPI chung của nền kinh tế.
“Các gói hỗ trợ và phục hồi kinh tế cũng bắt đầu được tung ra ngay trong quý I năm nay và trong cả hai năm 2022-2023. Đây cũng sẽ là yếu tố tác động đến lạm phát”, ông Lê Đình Ân nói.
(责任编辑:La liga)
- ·First News được Bộ Thông tin và Truyền thông tặng Bằng khen
- ·Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đến La Habana, bắt đầu thăm chính thức Cuba
- ·'Nhiều tỉnh rất căng, nhưng dân không phải xếp hàng làm lý lịch như ở Hà Nội'
- ·Thời tiết ngày đầu đi làm trở lại: Cả nước đối diện đợt nắng nóng mới
- ·Đốt thực bì, cụ ông 74 tuổi bị chết cháy
- ·Tua đồng hồ đo km 'né' đăng kiểm có đủ điều kiện xử lý hình sự?
- ·Chủ tịch Quốc hội xúc động khi Cuba có công viên mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh
- ·Dự báo thời tiết 6/5: Nắng nóng đỉnh điểm rồi hạ nhiệt, sắp đón khí lạnh
- ·Kỷ luật 163 đảng viên, 2 tổ chức đảng
- ·Công an Hà Nội 'bác' thông tin cháu bé bị ngộ độc do ăn phải bánh kẹo tẩm ma túy
- ·Tập đoàn Sao Mai phải nộp hơn 2,5 tỷ đồng tiền thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước
- ·Vụ gây thiệt hại gần 45 triệu bị án 5 năm tù, cáo trạng quy kết vi phạm ra sao?
- ·Lý giải việc đại gia mất 15 tỷ đồng sau cuộc gọi với người tự xưng thiếu tướng
- ·Hình ảnh dẫn giải cựu Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội Nguyễn Quang Tuấn hầu tòa
- ·Đã tìm ra một loại siêu vật liệu cứng hơn cả kim cương
- ·Thống nhất 3 lực lượng ở cơ sở, tinh gọn đầu mối, không làm tăng ngân sách
- ·Dự án sân bay Long Thành chậm tiến độ, Thủ tướng yêu cầu làm rõ trách nhiệm
- ·Kế hoạch của kẻ giết người phụ nữ rồi giấu xác trong ô tô tại hầm chung cư
- ·Xuất cấp hơn 1.128 tấn gạo dự trữ quốc gia cho tỉnh Gia Lai dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt
- ·Bộ Công an đề xuất mở rộng diện cấp hộ chiếu phổ thông theo thủ tục rút gọn
- Cả nước có hơn 32 nghìn giao dịch bất động sản thành công trong 6 tháng
- Dấu hiệu bất thường chỉ điểm nguy cơ ung thư dương vật
- Tiếp tục đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt và tăng giá thuốc lá
- Liên tiếp trẻ nhỏ nguy kịch vì một căn bệnh 'hiểm' ở tim
- Nông sản gặp khó ở Trung Quốc: Nhìn từ số liệu hải quan
- Lạng Sơn: Tích cực hỗ trợ xuất khẩu nông sản
- Bác sĩ khuyến cáo 4 kiểu da cần được điều trị ngay
- Lý do bệnh nhân ung thư bị nổi ban, nhiễm trùng da sau xạ trị
- Chủ quan với cơn đau bụng, nam bệnh nhân phải cắt nhiều đoạn ruột
- HoREA “vạch mặt” thủ phạm phân lô bán nền trái phép và “sốt ảo” giá đất tại TPHCM