【bảng xếp hạng giải mỹ】Cụ bà đan len bên góc phố
Qua cầu Lữ Quán (ngay trước dự án Trung tâm thương mại Nguyễn Kim) sẽ thấy một bà cụ già tóc đã bạc trắng,ụbđanlenbngcphốbảng xếp hạng giải mỹ tỉ mỉ ngồi đan len và bán nhiều mặt hàng nhỏ xinh, mọi người hay gọi bà là bà Bảy đan len...
Đan len là niềm đam mê khó dứt bỏ của bà Bảy.
Với niềm đam mê, suốt 45 năm qua, bà Trần Thị Bảy cùng chồng là ông Lý Văn Ngôn, ở khu vực 1, phường V, thành phố Vị Thanh đã gắn bó với nghề đan len. Cái nghề mà bà hay nói vui là: “Không làm giàu được, nhưng nghỉ thì buồn lắm...”.
Trong căn phòng trọ, bà Bảy uyển chuyển đôi tay để đan, móc từng sợi len vào nhau, chẳng mấy chốc tạo nên chiếc khăn choàng với màu sắc bắt mắt. Cầm chiếc khăn choàng trên tay, bà Bảy kể về nghề của mình… Bà yêu thích nghề đan len từ khi còn nhỏ, lớn lên bà đi dạy học nhưng vẫn ấp ủ niềm đam mê có phần... yểu điệu này. Đến khi lấy chồng sinh con được 6 tháng, bà xin phép gia đình chồng học nghề đan len và được mọi người chấp thuận. Trong thời gian 3 tháng nghỉ hè, bà khăn gói từ miền quê Đồng Tháp của mình qua thành phố Cần Thơ để học nghề đan len. Tựu trường bà tiếp tục quay về với trang giáo án, lên lớp cùng học trò, trong thời gian này bà vẫn tiếp tục đan các sản phẩm từ len để cung ứng cho thị trường. Đến năm 1978, do hoàn cảnh khó khăn, nên bà xin nghỉ dạy. Từ đó, bà cùng chồng càng gắn bó với nghề đan len hơn. Bà Bảy cho biết: “Mỗi ngày, vợ chồng tôi đan len xong đem ra chợ bán, ngoài ra còn bỏ mối. Nhờ đó, cuộc sống gia đình đỡ vất vả hơn”.
Cô gái quê Đồng Tháp tên Bảy đó lớn lên lấy chồng về tỉnh Sóc Trăng sinh sống. Sau khi người con gái có chồng về huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang, lúc này bà Bảy cùng chồng là ông Lý Văn Ngôn quyết định lên Thành phố Hồ Chí Minh kiếm sống. Nhờ khéo tay, lại có khiếu thẩm mỹ, sáng tạo, nên các sản phẩm từ len của ông bà được khách hàng ưa chuộng. Những chiếc áo len đủ kiểu với giá cả phải chăng, hay những chiếc nón với nhiều màu sắc bắt mắt luôn là lựa chọn ưu tiên của nhiều khách hàng. Sau mười mấy năm kiếm sống ở Thành phố Hồ Chí Minh, khi đã lớn tuổi, vợ chồng ông bà Bảy rời Sài Gòn về vùng đất Hậu Giang để sống gần con, gần cháu. Những tưởng về Hậu Giang ông bà sẽ nghỉ ngơi, vui vầy bên con cháu, thế nhưng ông bà vẫn tiếp tục hành nghề cho đến hôm nay.
Gắn bó với nghề suốt mấy mươi năm qua, ông Ngôn, bà Bảy từng đan bằng tay rồi chuyển sang máy. Dù làm bằng máy hay thủ công ông bà đều cẩn thận, tỉ mỉ với sản phẩm của mình. Hiện nay, dù không gọi là dư dả nhưng thu nhập cũng ổn định, ngày nào đắt ông bà cũng kiếm được dăm ba trăm ngàn đồng, ngày ế thì vài chục ngàn đồng. Tuy thu nhập không nhiều, nhưng đều đặn mỗi ngày ông bà lại cùng nhau dọn hàng ra bán. Với ông bà đây không chỉ là kế mưu sinh, mà còn niềm vui lúc tuổi về già. Bà Bảy nói vui: “Làm nghề này không giàu, nhưng cũng không phải chịu đói. Mình làm vì niềm đam mê, miễn khách hàng còn ưa chuộng sản phẩm của mình, tôi sẽ tiếp tục làm”.
Mê nghề, nên dù đã ở tuổi 70 nhưng vợ chồng ông Ngôn, bà Bảy vẫn gắn bó với nghề mà chưa hề có ý định nghỉ ngơi. Ông Ngôn bộc bạch: “Nghề đan móc len này nhẹ nhàng, lớn tuổi vẫn có thể làm được. Gắn bó với nghề mấy mươi năm rồi, làm riết quen tay. Ngày nào không làm thấy thiếu thiếu không quen, chúng tôi sẽ tiếp tục gắn bó với nghề này đến khi nào sức khỏe không cho phép nữa thì thôi”. Còn nhớ cách đây khoảng 10 năm, ông bà Bảy có mặt ở rất nhiều chợ để bán, từ Long Mỹ, Vị Thủy, đến huyện Gò Quao, Giồng Riềng của tỉnh Kiên Giang… Những nơi nào khách hàng có yêu cầu thì ông bà đều có mặt. Sản phẩm đan móc của ông bà không chỉ đáp ứng nhu cầu của người dân trong tỉnh, mà một số người còn mua để biếu tặng bà con, dòng họ ở nước ngoài. Giờ đây, lớn tuổi rồi nên ông bà chỉ làm với số lượng ít, làm để thỏa niềm đam mê. Chia sẻ về bí quyết để tạo ra nhiều tác phẩm đẹp mắt, bà Bảy cho biết bí quyết duy nhất là đan thật nhiều. Bà Bảy cho hay: “Tôi gắn bó với nghề với cả niềm đam mê, do đó, nhiều khi ngồi đan suốt ngày cũng không cảm thấy chán và mỏi lưng. Đặc biệt, tôi rất thích sáng tạo nhiều loại sản phẩm với mẫu mã khác nhau và với những mũi chỉ mới lạ”. Với bà Bảy, mỗi sản phẩm với ý tưởng mới thành công, bà Bảy như được vun đắp thêm niềm vui, niềm đam mê nghề.
Tỉ mỉ, kiên trì, khéo léo và sáng tạo, nghề đan móc len không chỉ giúp ông Ngôn, bà Bảy có cuộc sống tốt hơn, mà đây còn là niềm vui lúc tuổi về già của ông bà. Bây giờ ngồi đan len như ông bà rất hiếm, khách hàng đến mua hay nói: “Mong ông bà khỏe đặng đan nhiều nhiều, cho tụi nhỏ sinh ra có đồ đẹp mà mặt…”.
Bài, ảnh: BÍCH CHÂU
(责任编辑:Thể thao)
- ·Kem dưỡng da của Mỹ bị thu hồi do chứa chất cấm gây dị ứng
- ·QH họp kỳ cuối, dự kiến 1 tuần cho công tác nhân sự
- ·Bữa trưa cùng Bí thư Nguyễn Minh Triết
- ·Rác lại 'lênh láng' khắp mặt đường phố Sài Gòn khi giao thừa trôi qua
- ·Bỉm, tã giấy có thể gây ngạt thở dẫn đến tử vong ở trẻ
- ·Những công dân được coi là may mắn nhất ngày cuối năm
- ·Những điều kiêng kỵ khi đi chùa ngày Mồng Một Tết?
- ·6 sư đoàn phòng không diễn tập bắn đạn thật
- ·Nội tạng động vật hôi thối bị tiêu hủy với số lượng lớn
- ·TƯ thảo luận kế hoạch kinh tế
- ·Ô tô Kia Optima 2016 lột xác ấn tượng
- ·Ngư dân nghèo bắt được cá ‘vàng óng ánh’
- ·Chợ Viềng: Phiên chợ “mua may, bán rủi” độc đáo
- ·Tình hình Biển Đông mới nhất: Australia chất vất Trung Quốc vì quân sự hóa Biển Đông
- ·Đột nhập lò thủ công sản xuất sương sâm, sương sáo
- ·Tranh cãi quanh 'chiếc ghế nóng' ở Sở Y tế Đắk Lắk
- ·Bí thư Thăng: Lương kỹ sư bằng công nhân, sao đủ sống?
- ·Đã phân công nhiệm vụ cho 13 ủy viên Bộ Chính trị
- ·Trứng kiến gai đen có thực sự tốt như lời đồn?
- ·Obama đến Việt Nam: Toàn văn phát biểu của ông Obama về quan hệ Mỹ