会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【soi kèo u23 nhật bản】Phải có quy định cụ thể, rõ ràng để bảo vệ quyền lợi người mua bảo hiểm!

【soi kèo u23 nhật bản】Phải có quy định cụ thể, rõ ràng để bảo vệ quyền lợi người mua bảo hiểm

时间:2024-12-23 16:17:30 来源:Nhà cái uy tín 作者:La liga 阅读:138次

Đại biểu Vũ Ngọc Long khẳng định,ảicoacutequyđịnhcụthểrotilderagravengđểbảovệquyềnlợingườimuabảohiểsoi kèo u23 nhật bản khung pháp lý đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của thị trường bảo hiểm. Năm 2000, Luật Kinh doanh bảo hiểm được ban hành đã củng cố hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm, tuy nhiên, do luật tồn tại gần 20 năm nên bộc lộ nhiều điểm không phù hợp với thực tiễn với giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm.

Đại biểu Vũ Ngọc Long nêu ra một thực tế, những người tham gia mua bảo hiểm nhân thọ là các đối tượng khó khăn, có thu nhập và mức sống trung bình trở xuống. Có nhu cầu mua bảo hiểm phi nhân thọ với hy vọng có thể được chăm sóc y tế và bảo đảm an toàn khi có rủi ro, bệnh tật… Chính vì đặc thù đó là những người mua bảo hiểm nhân thọ không đủ thời gian và trình độ pháp lý để nghiên cứu hợp đồng nên sau này phát sinh nhiều vấn đề mà người mua không lường trước được.

Đại biểu Vũ Ngọc Long phát biểu thảo luận

Khi tiếp cận với khách hàng, người bán bảo hiểm có kinh nghiệm và trình độ để thuyết phục mua, thường là trình bày những nội dung có lợi cho người mua mà không phân tích kỹ những rủi ro, gánh nặng tài chính hàng tháng, nên khi đơn phương chấm dứt hợp đồng thì khoản thu về người mua thường chịu nhiều thiệt thòi. Vì vậy, sửa đổi lần này ban soạn thảo đã đưa ra các quy định để bảo vệ cả hai bên, tuy nhiên việc bảo vệ bên mua còn chung chung.

Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm đã có quy định tại Điều 17 và Điều 18 của luật, song không rõ, không cụ thể dẫn đến người mua không nắm hết khi hợp đồng chấm dứt hoặc niên độ đóng bảo hiểm theo năm như thế nào, tỷ giá tiền tệ ra sao… Cái này không phải lỗi bên bán, mà do nhận thức bên mua chưa đầy đủ nên chọn các gói không phù hợp với nhu cầu cũng như khả năng tài chính của mình dẫn đến tình trạng một số trường hợp phải kết thúc hợp đồng giữa chừng…

Đại biểu Vũ Ngọc Long

Đại biểu Vũ Ngọc Long đề nghị ban soạn thảo nghiên cứu bổ sung các điều kiện về cung cấp đầy đủ thông tin khi giao kết hợp đồng và có những giải pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân về loại hình kinh doanh rất phức tạp này.

“Trong lĩnh vực bảo hiểm con người, rất nhiều thuật ngữ chuyên môn về bảo hiểm không được định nghĩa trong hợp đồng bảo hiểm như giá trị hoàn lại, chi phí hợp lý, ngày tròn năm hợp đồng... Điều này dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau, gây khó khăn đối với bên mua bảo hiểm. Năm 2006, các doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm con người tại Việt Nam đã thống nhất được cách hiểu 29 thuật ngữ của bảo hiểm con người, chứng tỏ đây là một nội dung hết sức quan trọng. Tuy nhiên, cần một hướng dẫn cụ thể, chi tiết trong văn bản quy phạm pháp luật về các thuật ngữ này để việc áp dụng trên thực tế được thống nhất” - đại biểu Vũ Ngọc Long nhấn mạnh.

Thực tế cho thấy, các hợp đồng mẫu về bảo hiểm hiện nay đa số có nhiều thuật ngữ khó hiểu nên mặc dù gây bất lợi cho bên mua bảo hiểm - khách hàng nhưng họ không thể nhận ra ngay trừ khi có sự giúp đỡ tìm hiểu bởi chuyên gia về bảo hiểm.

Với quan điểm này, Phó chủ nhiệm Ủy ban văn hóa, giáo dục của Quốc hội Phan Viết Lượng cho biết, trong luật đã không có quy định chính sách cho người mua bảo hiểm, người mua bảo hiểm thường rơi vào tình trạng yếu thế, họ rất khó khăn trong bảo vệ quyền lợi của mình khi gặp rủi ro đòi hỏi các doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường, họ cũng rất khó khăn khi nghiên cứu hợp đồng bảo hiểm, xem xét nghĩa vụ, trách nhiệm của bên tham gia bảo hiểm cũng như các doanh nghiệp bảo hiểm. Vì vậy, dự thảo luật phải bổ sung quy định trong Điều 5 về chính sách về tư vấn trợ giúp pháp lý nhằm bảo vệ các quyền lợi liên quan. 

Ví dụ: bảo vệ người mua trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm đưa ra lý do để từ chối bồi thường, giảm mức bồi thường, bồi thường không đảm bảo về thời gian. Đồng thời, nêu rõ trách nhiệm, huy động sự tham gia của các tổ chức xã hội, tổ chức chính trị - xã hội tham gia bảo vệ người mua bảo hiểm, thành viên của mình.

Đại biểu Phan Viết Lượng phát biểu tại điểm cầu Nhà Quốc hội, TP. Hà Nội

Về hợp đồng bảo hiểm, Phó chủ nhiệm Ủy ban văn hóa, giáo dục của Quốc hội Phan Viết Lượng đề nghị luật quy định rất cụ thể, rõ ràng quyền và nghĩa vụ các bên, trong đó tập trung nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, quyền lợi của người tham gia bảo hiểm. Đại biểu đề nghị cân nhắc khoản 2, Điều 14 quy định hợp đồng bảo hiểm có thể có các nội dung khác do các bên thỏa thuận.

Nội dung khác là gì? Có thể lượng hóa, chi tiết hơn không. Vì trên thực tế khi tham gia ký kết các hợp đồng thì người tham gia bảo hiểm không có điều kiện, không đáp ứng được yêu cầu khi tự thẩm tra các ràng buộc trong hợp đồng. Vậy, nội dung khác khi đưa vào hợp đồng người mua có kiểm soát và hiểu hết không. 

Phó chủ nhiệm Ủy ban văn hóa, giáo dục của Quốc hội Phan Viết Lượng


Thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc tổ chức thi, cấp công nhận các chứng chỉ bảo hiểm, đại biểu Phan Viết Lượng đề nghị nên có đánh giá tác động của quy định này đến tổ chức bộ máy, nguồn lực của các cơ quan quản lý nhà nước hay không? Và có nhất thiết phải thực hiện hay không? Vì xu thế là mở rộng hoạt động xã hội hóa, việc nào các cơ quan nhà nước không cần phải thực hiện quản lý thì giao cho các tổ chức xã hội, Nhà nước chỉ kiểm tra, giám sát. 

Làm rõ vai trò “lưới đỡ” an sinh ở vùng nông thôn của bảo hiểm vi mô

Phó trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Điểu Huỳnh Sang nêu một thực tế là bảo hiểm vi mô giữ vai trò quan trọng trong đảm bảo an sinh xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo, bao gồm các sản phẩm bảo hiểm được thiết kế, cung cấp cho người nghèo, người có thu nhập thấp và những người yếu thế trong xã hội, với đặc điểm phí bảo hiểm thấp, số tiền bảo hiểm nhỏ, sản phẩm bảo hiểm đơn giản, dễ hiểu nhằm đáp ứng nhu cầu tiết kiệm và bảo vệ trước những rủi ro có thể xảy ra trong cuộc sống.

Đại biểu Điểu Huỳnh Sang đề xuất các giải pháp phát triển bảo hiểm vi mô

Bảo hiểm vi mô là một trong những giải pháp góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện giúp người nghèo có thói quen tích lũy tài chính. Chủ thể cung ứng bảo hiểm vi mô có thể là các doanh nghiệp kinh doanh và tổ chức chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp.

Năm 2014, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội đầu tiên đề xuất Chính phủ cho phép thí điểm cung cấp dịch vụ bảo hiểm vi mô cho hội viên, phụ nữ nghèo thu nhập thấp. Qua 6 năm triển khai, Quỹ bảo hiểm vi mô của hội đã triển khai thí điểm, kết quả bước đầu được các hội viên, phụ nữ đón nhận, hưởng ứng tại 12 tỉnh/thành, bình quân hàng năm đã có trên 100 ngàn phụ nữ nghèo được bảo hiểm vốn vay. Đến nay, tỷ lệ tham gia bảo hiểm vi mô khoảng 200 ngàn hợp đồng, những người này được bảo hiểm chi trả bồi thường khi không may xảy ra tai nạn, ốm đau mà không cần tới sự hỗ trợ tài chính từ ngân sách nhà nước.


Dù có nhiều ưu việt, tuy nhiên, dự thảo luật chỉ quy định trong 2 điều rất ngắn. Vì vậy, nhằm tạo điều kiện thu hút cá nhân, tổ chức tham gia cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho người nghèo; quy định về loại hình tổ chức, các điều kiện cấp phép để tổ chức bảo hiểm vi mô có thể đăng ký thành lập được; các loại hình bảo hiểm vi mô giúp người nghèo có nhiều lựa chọn hơn; định hướng về việc thành lập doanh nghiệp xã hội trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm vi mô phù hợp với xu thế của đất nước. 

Để đảm bảo tính khả thi của dự thảo luật, đại biểu Điểu Huỳnh Sang đề nghị ban soạn thảo làm rõ yêu cầu lợi nhuận/phi lợi nhuận của bảo hiểm vi mô, đồng thời đánh giá kỹ tác động kinh tế - chi phí, lợi ích của loại hình bảo hiểm này; bổ sung  đầy đủ quy định về bảo hiểm vi mô, làm rõ sự khác biệt giữa loại hình bảo hiểm này so với các bảo hiểm thông thường, xác định rõ vai trò các tổ chức tham gia, góp phần tạo nên “lưới đỡ” an sinh ở vùng nông thôn, vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa… trong tiếp cận và sử dụng dịch vụ bảo hiểm vi mô phù hợp với nhu cầu, chi phí hợp lý.

Khó mua bảo hiểm cháy nổ ở một số ngành nghề

Đại biểu Huỳnh Thành Chung cho biết, một số ngành nghề sản xuất kinh doanh có nguy cơ cháy nổ cao, việc tìm kiếm một đơn vị cung cấp dịch vụ bảo hiểm rất khó. Rõ ràng đây là một khoảng trống trong quy định pháp luật, vì vậy đại biểu đề nghị trong luật lần này có quy định rõ doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phải có nghĩa vụ bán bảo hiểm đối các ngành nghề này và không được từ chối nếu họ đủ các điều kiện, quy định pháp luật về sản xuất kinh doanh. Đại biểu cũng đề nghị luật quy định doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phải trích một phần lợi nhuận trong bảo hiểm cháy nổ để đầu tư cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy.

Đại biểu Huỳnh Thành Chung đề nghị có sự đầu tư cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy

Dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) gồm 8 chương, 156 điều quy định về hoạt động kinh doanh bảo hiểm; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm; quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm. 

Luật này không áp dụng đối với BHXH, BHYT, bảo hiểm tiền gửi và các loại bảo hiểm khác do Nhà nước thực hiện không mang tính kinh doanh.

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
  • Seaholdings hợp tác cùng nhà thầu Phước Thành xây dựng dự án Destino Centro tại Khu Tây TP.HCM
  • Deputy Prime Minister calls for effective solutions to forest land conversion
  • Exemplary followers of late President’s teachings honoured
  • China requested to withdraw all ships from Việt Nam’s EEZ
  • Hoạt cảnh “xin tiền chẵn” lạ lùng ở Hà Nội
  • Deputy PM receives President of Cuban Supreme Court
  • Let people judge the performance of parliament’s deputies: NASC
  • Nine Vietnamese seamen awarded for saving 22 Filipino fishermen
推荐内容
  • Các cơ quan khối Nội chính chủ động phối hợp triển khai, thực hiện cơ bản hoàn thành các nhiệm vụ
  • Foreign scholars condemn China’s bullying behaviour in East Sea
  • Party economic official commits support for US energy company
  • Việt Nam encourages RoK businesses to invest in specialised industrial parks
  • Doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng bằng các giải pháp sáng tạo
  • Việt Nam, Cambodia to enhance ties in border management, defence