【bd hn】Đẩy mạnh hoạt động chuyển đổi số tạo động lực quan trọng cho phát triển kinh tế
Phó Chủ tịch UBND tỉnh,Đẩymạnhhoạtđộngchuyểnđổisốtạođộnglựcquantrọngchopháttriểnkinhtếbd hn Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh - Phạm Tấn Hòa chủ trì tại điểm cầu Long An
Theo báo cáo tình hình triển khai CĐS của Bộ Thông tin và Truyền thông, trong 4 tháng năm 2024, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành đã ban hành các văn bản, chính sách để hoàn thiện hành lang pháp lý cho công tác ứng dụng công nghệ thông tin, CĐS. Trong đó, Chính phủ đã ban hành 2 nghị định, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 5 quyết định, 2 chỉ thị; các bộ, ngành đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn để thúc đẩy CĐS quốc gia.
Đến nay, đã có 21 bộ, ngành và 62 địa phương đã ban hành Kế hoạch CĐS năm 2024, trong đó xác định cụ thể các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp CĐS trong các ngành, lĩnh vực theo chức năng, phạm vi quản lý của các bộ, ngành, địa phương. Cùng với đó, các cơ quan Nhà nước tiếp tục khai thác, vận hành hiệu quả các cơ sở dữ liệu quốc gia trong quản lý, điều hành KT-XH. Đến hết quí I/2024 đã có 14 bộ, ngành và 52 địa phương đã ban hành danh mục cơ sở dữ liệu theo quy định, đạt 77%, tăng 11% so với năm 2023.
Qua thống kê, hiện cả nước có 80,2% hộ gia đình sử dụng cáp quang Internet băng rộng. 100% xã kết nối Internet cáp quang. Di động băng rộng 4G được phủ sóng tới 99,8% dân số với chất lượng ổn định. Tuy nhiên, tính đến tháng 3/2024, toàn quốc vẫn còn 1.077 thôn chưa có sóng băng rộng di động (vùng lõm sóng). Trong đó, 838 thôn thuộc vùng đặc biệt khó khăn; 181 thôn chưa có điện lưới.
Về phát triển kinh tế số, theo tính toán của Bộ Thông tin và Truyền thông, tỷ trọng kinh tế số/GDP năm 2021, 2022 lần lượt là 11,91%, 14,26%. Tỷ trọng kinh tế số/GDP năm 2023 ước đạt 16,5% với tốc độ tăng 20%, gấp 3 lần tăng trưởng GDP.
Báo cáo của EconomySEA của Google, Temasek và Bain đánh giá tốc độ phát triển kinh tế số Việt Nam nhanh nhất Đông Nam Á trong 2 năm liên tiếp (năm 2022 đạt 28%, năm 2023 đạt 19%), cao gấp 3,5 lần tốc độ tăng trưởng GDP. Với mức tăng trưởng trên, dự báo tỷ trọng kinh tế số/GDP của Việt Nam năm 2025 đạt trên 20%.
Tốc độ phát triển kinh tế số Việt Nam nhanh nhất Đông Nam Á trong 2 năm liên tiếp (năm 2022 đạt 28%, năm 2023 đạt 19%), cao gấp 3,5 lần tốc độ tăng trưởng GDP. Với mức tăng trưởng trên, dự báo tỷ trọng kinh tế số/GDP của Việt Nam năm 2025 đạt trên 20%.
Năm 2024 là năm “Phát triển kinh tế số với 4 trụ cột công nghiệp công nghệ thông tin, số hóa các ngành kinh tế, quản trị số, dữ liệu số - động lực quan trọng cho phát triển KT-XH nhanh và bền vững”. Đây cũng là năm phổ cập hạ tầng số, phổ cập các thành tố nền tảng của CĐS, phát triển các ứng dụng số (usecases) để phát triển kinh tế số - động lực mới cho tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động.
Đại diện các bộ, ngành, các địa phương phân tích, làm rõ những thuận lợi, khó khăn, thách thức đặt ra cho công tác chuyển đổi số
Từ mục tiêu, nhiệm vụ đã được xác định cùng kết quả đã đạt thời gian qua, tại phiên họp, đại diện các bộ, ngành, các địa phương đã phân tích, làm rõ những thuận lợi, khó khăn, thách thức đặt ra cho công tác CĐS; chia sẻ kinh nghiệm, chỉ rõ những nội dung mới, cấp bách mà các bộ, ngành, địa phương cần phải triển khai, thực hiện trong năm 2024 và những năm tiếp theo. Đồng thời, đề xuất các giải pháp thiết thực thúc đẩy CĐS trên các lĩnh vực phát triển kinh tế, đời sống xã hội.
Phát biểu tại phiên họp, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về CĐS - Phạm Minh Chính nhấn mạnh, CĐS là khâu đột phá, một nhiệm vụ trọng tâm, yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH. Càng số hóa mạnh mẽ thì càng tăng cường công khai, minh bạch, đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Thủ tướng biểu dương kết quả đạt được trong hoạt động CĐS của các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, các Ủy ban thành viên Ủy ban Quốc gia về CĐS, sự đồng lòng ủng hộ của người dân, doanh nghiệp; đồng thời, chỉ rõ những hạn chế, yếu kém, nguyên nhân và những bài học rút ra trong quá trình CĐS ở các cấp, các ngành cũng như quan điểm về phát triển kinh tế số.
Ngoài ra, Thủ tướng cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành, địa phương và đề nghị các bộ, ngành, địa phương khẩn trương, quyết liệt, hành động mạnh mẽ, thực chất các nhiệm vụ được giao trong kế hoạch hành động, chương trình CĐS, bảo đảm mỗi nhiệm vụ được triển khai phải mang lại hiệu quả thiết thực, tạo động lực quan trọng thúc đẩy KT-XH phát triển nhanh và bền vững./.
Minh Tuệ
(责任编辑:World Cup)
- ·Tuổi trẻ Bình Phước trao các công trình nụ cười cho em
- ·Điểm trường mang tên nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
- ·Khi người học được “chấm điểm” người dạy
- ·Toàn quốc có 1.071.393 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024
- ·Ông Tạ Đình Đề được bổ nhiệm làm Viện trưởng VKSND tỉnh Đắk Nông
- ·Lợi thế của thí sinh tự do
- ·Hải quan phối hợp ngăn chặn hai gia đình nhập cảnh trái phép
- ·Cơ hội việc làm cho sinh viên Trường đại học Khoa học, Đại học Huế tại Nhật Bản
- ·Microsoft ra laptop đầu tiên, cập nhật nhiều thiết bị Windows 10
- ·Nhiều sai phạm trong hoạt động kinh doanh xăng dầu
- ·Vụ DN 'đòi nợ' được giải quyết, cao tốc QL45
- ·Lương giáo viên, chứng chỉ hành nghề được đặt ra trong dự thảo Luật Nhà giáo
- ·Nếu không thay đổi, chúng ta sẽ tụt lại phía sau
- ·Iran kết án tù 10 quân nhân trong vụ máy bay Boeing của Ukraine bị bắn rơi
- ·Sóc Bom Bo
- ·Gia tăng nhu cầu lao động ngành logistics
- ·Lai Châu: Phát hiện dầu gội giả mạo nhãn hiệu Clear, Sunsilk, Dove
- ·Video xe phá mìn UR
- ·Ngày 3/1: Giá cà phê thế giới tăng cao kỷ lục, hồ tiêu neo ở mức cao
- ·Tỷ giá USD/VND tiếp tục giảm, nhất là thị trường tự do