【kèo tv】Chính sách tiền tệ giúp sức xuất khẩu tăng tốc
Xuất khẩu cần tăng tốc bước sâu vào thị trường mới tiềm năng Xuất nhập khẩu tiếp tục tăng tốc ấn tượng Thích ứng chính sách và tăng tốc chuyển đổi số trong quản lý thuế,ínhsáchtiềntệgiúpsứcxuấtkhẩutăngtốkèo tv hải quan |
Tín dụng lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản đã được triển khai mạnh mẽ. Ảnh: T.H |
Tỷ giá linh hoạt và tín dụng nhiều ưu đãi
Năm 2024, Việt Nam đối mặt với những thách thức không nhỏ từ tình hình kinh tế toàn cầu và các yếu tố nội tại.
Cụ thể kinh tế thế giới tăng trưởng chậm và không đồng đều. Nhiều quốc gia là thị trường nhập khẩu lớn của Việt Nam tiếp tục điều chỉnh chính sách tiền tệ, nhưng lạm phát vẫn ở mức cao khiến người dân thắt chặt chi tiêu. Trong nước, tình hình nội tại của nhiều doanh nghiệp vẫn còn khó khăn, ảnh hưởng tới khả năng trả nợ. Việt Nam lại là nền kinh tế có độ mở lớn nên cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ các thách thức bên ngoài.
Để hỗ trợ các ngân hàng thực hiện hiệu quả các chương trình tín dụng, trong năm 2024, NHNN đã giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các tổ chức tín dụng và chủ động điều chỉnh chỉ tiêu tín dụng vào tháng 8 và tháng 11 để kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế. Tính đến ngày 13/12/2024, tín dụng toàn nền kinh tế đã tăng trưởng khoảng 12,5% so với cuối năm 2023, với một phần lớn tập trung vào các lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu. |
Dù đối mặt với những khó khăn trên, nền kinh tế trong nước vẫn duy trì được đà tăng trưởng tích cực, lạm phát được kiểm soát tốt… Trong bối cảnh đó, để ứng phó với các thách thức và tận dụng cơ hội, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chủ động điều hành chính sách tiền tệ nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng.
Một trong những giải pháp quan trọng là việc điều hành lãi suất và tỷ giá. Trong bối cảnh lãi suất thế giới vẫn ở mức cao, NHNN quyết định giữ nguyên mức lãi suất điều hành trong năm 2024, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng tiếp cận nguồn vốn từ NHNN với chi phí thấp hơn. Điều này không chỉ giúp duy trì ổn định thị trường tiền tệ mà còn gián tiếp thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế, bao gồm xuất khẩu.
Đồng thời, NHNN điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp, góp phần hấp thu các cú sốc bên ngoài. Nhờ đó, thị trường ngoại tệ duy trì ổn định, thanh khoản ngoại tệ thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ của nền kinh tế được đáp ứng đầy đủ; tỷ giá diễn biến linh hoạt theo cả hai chiều tăng/giảm, phù hợp với điều kiện thị trường.
Một yếu tố quan trọng nữa là hệ thống ngân hàng đã triển khai các gói tín dụng ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh và mở rộng quy mô hoạt động. Chính sách tín dụng ưu đãi tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên như xuất khẩu, sản xuất và các ngành động lực của nền kinh tế.
Chẳng hạn, các ngân hàng thương mại lớn như Vietcombank, VietinBank, BIDV và Agribank cùng nhiều ngân hàng thương mại cổ phần đã thường xuyên triển khai các gói tín dụng ưu đãi dành cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Các mặt hàng như thủy sản, nông sản, lâm sản và công nghiệp chế biến thường được ưu tiên hỗ trợ, vì đây là những ngành mũi nhọn trong xuất khẩu của Việt Nam.
Theo đánh giá của các doanh nghiệp, những gói tín dụng này giúp doanh nghiệp giảm áp lực về vốn khi cần chuẩn bị nguyên liệu hoặc sản xuất cho các đơn hàng xuất khẩu.
Đặc biệt, trong năm 2024, gói tín dụng đối với lâm, thủy sản có quy mô ban đầu khoảng 15.000 tỷ đồng, nhưng do giải ngân tốt nên đã liên tục tăng lên. Tính đến giữa tháng 9/2024, toàn ngành ngân hàng đã giải ngân gói này đạt 36.000 tỷ đồng, vượt 6.000 tỷ đồng so với quy mô 30.000 tỷ đồng được bổ sung hồi tháng 2/2024.
Những gói tín dụng này thường có các đặc điểm như lãi suất thấp hơn so với các khoản vay thông thường, thời gian vay dài hạn và điều kiện vay linh hoạt. Đồng thời, nhiều ngân hàng đã đẩy mạnh số hóa, từ cho vay trực tuyến cho đến cung cấp các dịch vụ về quản trị, giao dịch… tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, tiết giảm chi phí.
Điều hành phù hợp trước những biến động khó lường
Về vấn đề này, TS. Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam khẳng định, xuất nhập khẩu là một trong những lĩnh vực ưu tiên của ngành ngân hàng. Ngành ngân hàng đã triển khai rất nhiều cơ chế chính sách để hỗ trợ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tiếp cận vốn một cách thuận lợi nhất.
Cũng theo TS. Nguyễn Quốc Hùng, bên cạnh các hình thức vay vốn bằng tài sản bảo đảm, tài sản thế chấp, doanh nghiệp còn có thể vay vốn bằng nguồn hàng, bằng hình thức thư tín dụng (L/C), vay tín chấp, thậm chí hợp đồng xuất khẩu... Các ngân hàng cũng dành lãi suất cho vay doanh nghiệp xuất khẩu ở mức thấp, thậm chí có ngân hàng cho vay vốn với lãi suất 3,7%/năm.
Từ phía doanh nghiệp, sang năm 2025, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) nhận định, triển vọng của xuất khẩu thủy sản rất khả quan, với tăng trưởng sẽ từ 10-15%. Tiền đề cho tăng trưởng đó là các tín hiệu tốt từ thị trường, chính sách tín dụng ưu đãi cho thủy sản và lâm sản, giúp doanh nghiệp chuẩn bị tốt kế hoạch sản xuất, xuất khẩu.
Tuy nhiên, TS. Nguyễn Quốc Hùng cho biết thêm, ngành ngân hàng rất nỗ lực để cho vay nhưng cũng phải tính toán đầu ra, đầu vào, tính đến bài toán kinh tế. Vì vậy, để tăng trưởng hoạt động xuất nhập khẩu trong thời gian tới, chỉ có cơ chế ưu đãi từ ngành ngân hàng là chưa đủ mà cần sự vào cuộc đồng bộ, thống nhất quan điểm của Chính phủ, của nhiều bộ, ngành và của chính doanh nghiệp.
Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tốt hơn nữa, TS. Nguyễn Quốc Hùng kiến nghị, Chính phủ cần kiện toàn để Quỹ bảo lãnh doanh nghiệp nhỏ và vừa phát huy đúng tác dụng, hỗ trợ doanh nghiệp thuận lợi hơn trong vay vốn. Bởi theo TS. Hùng, khi xác định doanh nghiệp tham gia các Hiệp định thương mại tự do (FTA) là bộ phận không thể thiếu, thì quỹ cần ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp này.
Liên quan đến tỷ giá, theo nhiều chuyên gia, với chính sách thương mại của chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống đắc cử Donald Trump, giá trị đồng USD có thể mạnh lên. Sự tăng giá của đồng USD sẽ có tác động trực tiếp đến chi phí xuất khẩu của Việt Nam, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam trở nên rẻ hơn và cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế, nhưng chi phí nhập khẩu sẽ tăng lên, đặc biệt là đối với những nguyên liệu và linh kiện nhập khẩu từ Mỹ hoặc các quốc gia có đồng tiền mạnh.
Đồng thời các chính sách nhập khẩu vào Mỹ có thể trở nên khó khăn hơn, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ, một trong những thị trường quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Vì thế, chính sách tiền tệ linh hoạt và việc điều hành tỷ giá phù hợp của NHNN sẽ tiếp tục là yếu tố quan trọng giúp nền kinh tế Việt Nam vượt qua những biến động này.
Do đó, NHNN cho biết sẽ tiếp tục theo dõi sát diễn biến thị trường, tình hình kinh tế trong và ngoài nước để điều hành chính sách tiền tệ phù hợp. Chính sách điều hành tỷ giá, lãi suất sẽ tiếp tục linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp xuất khẩu.
Các ngân hàng cũng sẽ chú trọng đến việc đẩy mạnh các chương trình tín dụng hỗ trợ các lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu và các động lực tăng trưởng của nền kinh tế. Việc nâng cao chất lượng tín dụng, kiểm soát nợ xấu và thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành ngân hàng sẽ góp phần tạo ra một hệ thống tài chính an toàn, hiệu quả, đồng thời giúp các doanh nghiệp xuất khẩu dễ dàng tiếp cận vốn.
(责任编辑:World Cup)
- ·Apple làm thế nào để trở thành ông lớn trong làng công nghệ
- ·5 giải pháp của Bộ Công Thương về việc hoá đơn tiền điện tăng cao bất thường
- ·Phát triển nguồn nhân lực chất lượng trong tiêu chuẩn hóa quốc gia, thúc đẩy hội nhập quốc tế
- ·Bình Dương: Xử phạt nhiều cửa hàng xăng dầu không đạt điều kiện
- ·Chính sách tiền tệ vượt thách thức, đón chu kỳ tăng trưởng cao
- ·Vận chuyển hàng nghìn lít xăng dầu không rõ nguồn gốc
- ·Khai mạc giải bóng đá chào mừng 'Ngày Đo lường Việt Nam 20/1'
- ·Lần đầu tiên công bố cơ sở pha chế khí theo phương thức hậu kiểm
- ·5 học sinh tắm sông, 2 em bị nước cuốn mất tích
- ·Liên Bộ KH&CN
- ·Bắt thanh niên dùng xăng đốt ô tô người khác để giải tỏa tâm lý
- ·Sẽ bãi bỏ một số quy định về quy hoạch, đấu nối cửa hàng xăng dầu
- ·Chứng nhận hợp quy cho sản phẩm phân bón theo phương thức nào?
- ·150 doanh nghiệp được hỗ trợ áp dụng phương pháp sản xuất tinh gọn LEAN
- ·Khai mạc Chợ Tết Công đoàn
- ·Giáo sư Việt được bầu là Viện sĩ Viện Hàn lâm KH thế giới
- ·Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ trong sản xuất nhà thép nhẹ tiền chế để xuất khẩu
- ·Tăng cường quản lý nhà nước về phòng chống gian lận xuất xứ, chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp
- ·Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh làm việc với Bắc Kạn về bảo vệ rừng
- ·Quy chuẩn mới về biển báo, tài xế cần lưu ý gì khi đỗ xe ở vỉa hè tránh bị phạt