【bxh hàn quốc 2】Đầu tư công 5 năm tới: Cần làm rõ thứ tự ưu tiên, danh mục dự án
Tiết kiệm chi hơn nữa để có nguồn lực ứng phó thiên tai
Là đại biểu của địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề bởi tình hình lũ lụt vừa qua,ĐầutưcôngnămtớiCầnlàmrõthứtựưutiêndanhmụcdựábxh hàn quốc 2 đại biểu Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị) đề nghị, bên cạnh việc Chính phủ có chính sách hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, cần bổ sung thêm đối tượng được hỗ trợ là người bị ảnh hưởng bởi bão lũ lịch sử vừa qua, bởi mức độ khó khăn của họ còn rất nặng nề, hơn cả những trường hợp bị dịch Covid-19.
Từ những khó khăn của Quảng Trị, đại biểu đề nghị Quốc hội, Chính phủ xem xét trong dự toán năm 2021 cần dành đầu tư thích đáng cho công tác dự báo thiên tai, nghiên cứu địa chất… để kịp thời phòng tránh, giảm thiểu tác động đến đời sống người dân. Đồng thời, ưu tiên dành nguồn vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn (KHĐTCTH) để đầu tư thiết bị cứu hộ, cứu nạn, cơ sở hạ tầng cho các vùng thường bị ảnh hưởng bởi lũ lụt, thiên tai.
Để có thêm nguồn lực trong bối cảnh khó khăn này, đại biểu Hà Sĩ Đồng đề nghị đặt ra mục tiêu cao hơn trong tiết kiệm chi thường xuyên. Ngoài việc hoãn tăng lương thì có thể giảm cả phụ cấp của các cấp, các ngành để dồn nguồn lực cho ứng phó với thiên tai, giúp đỡ nhân dân ổn định cuộc sống. "Cử tri rất đồng tình khi thời gian qua Chính phủ đã tiết kiệm nhiều khoản chi tiêu không chỉ lúc này mà cả năm sau, năm sau nữa", đại biểu nói.
Đầu tư đến đâu phải chắc chắn đến đó
Quan tâm đến kết quả thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, đại biểu Trần Thị Hiền (Hà Nam) cho biết hiện các bộ, ngành, địa phương mới chỉ cân đối được khoảng 53% nhu cầu vốn cho các chương trình này. Từ thực tế này, đại biểu đề nghị Chính phủ cần quan tâm thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao hiệu quả trong đầu tư, đặc biệt là công tác lập kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương phải sát với tình hình thực tế của từng ngành, địa phương, vùng, miền. Quan tâm đến công tác giải phóng mặt bằng như đơn giá, phương án đền bù, di dời các công trình có liên quan trong vùng dự án đầu tư để người dân nhận tiền đền bù, yên tâm đến chỗ ở mới, ổn định cuộc sống; chú trọng chất lượng của các loại quy hoạch phải có tính liên kết đồng bộ, tránh gây lãng phí trong đầu tư công. Dự án được giao kế hoạch vốn không được vượt so với nguồn vốn đủ điều kiện giải ngân.
Về chủ trương đầu tư công giai đoạn tới, đại biểu tán thành nguyên tắc phân bổ vốn đầu tư công hợp lý, kết hợp hài hòa giữa ngành, lĩnh vực, đáp ứng định hướng lớn trong phát triển kinh tế xã hội 5 năm, có nhiều giá trị để đảm bảo mục tiêu bền vững. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị cần nhấn mạnh thêm thành tố bền vững như một yếu tố cốt lõi để đảm bảo hiệu quả đầu tư công trên nền tảng phải duy trì được thành quả phát triển từ những giai đoạn trước, "đủ để đầu tư đến đâu chắc chắn đến đó".
153 dự án mới và 80 dự án chưa có trong danh mục
Nhìn lại kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2016 - 2020, đại biểu Nguyễn Trường Giang (Đắk Nông) tán thành với nhiều nội dung trong báo cáo của Chính phủ về kết quả triển khai kế hoạch. Song, đại biểu lưu ý Chính phủ mới chỉ báo cáo chi tiết về việc phân bổ, giao kế hoạch đầu tư công giai đoạn sau khi Quốc hội ban hành Nghị quyết số 71 về điều chỉnh KHĐTCTH giai đoạn 2016 - 2020 và chi tiết về kết quả thực hiện Nghị quyết số 84 về phân bổ nguồn dự phòng mà chưa báo cáo chi tiết về việc phân bổ vốn đầu tư công trung hạn cả giai đoạn theo Nghị quyết 26 của Quốc hội. Vì vậy, để có cơ sở Quốc hội xem xét tổng thể, đại biểu đề nghị cần báo cáo cụ thể, chi tiết hơn về việc phân bổ và giao kế hoạch đầu tư công giai đoạn từ năm 2016 đến thời điểm Quốc hội thông qua Nghị quyết 71.
Đồng thời, đại biểu Nguyễn Trường Giang cũng nêu ra một số vấn đề được đề cập trong báo cáo của Kiểm toán Nhà nước về kết quả kiểm toán, phân bổ, quản lý và sử dụng dự phòng chung vốn ngân sách trung ương trong nước còn lại của KHĐTCTH và dự phòng 10% tại bộ ngành, địa phương theo Nghị quyết số 84. Tại báo cáo, Kiểm toán Nhà nước đã chỉ ra nhiều nội dung chưa đúng với Nghị quyết số 84 như chưa ưu tiên, bố trí đủ vốn thanh toán nợ, chưa ưu tiên bố trí cho các dự án dang dở trong danh mục, trong khi đã giao cho 153 dự án mới và 80 dự án chưa có trong danh mục. Vì vậy, đại biểu đề nghị Chính phủ cần rà soát các kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước và báo cáo Quốc hội cụ thể hơn. Đồng thời, giải trình rõ hơn về trách nhiệm của cá nhân, cơ quan trong việc chưa thực hiện nghiêm các quy định.
Kế hoạch đầu tư công 2021 - 2025 cần cụ thể hơn
Liên quan đến kế hoạch giai đoạn 2021 - 2025, dự kiến kế hoạch trình ra Quốc hội kỳ này còn thiếu 2 nội dung rất quan trọng. Đó là chưa có tổng mức vốn ngân sách trung ương chi tiết theo từng ngành, lĩnh vực dự kiến mức phân bổ cho từng bộ, cơ quan trung ương và mức vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách từng địa phương; chưa có sắp xếp thứ tự ưu tiên, lựa chọn danh mục dự án và mức phân bổ vốn bố trí cụ thể cho từng dự án trong trung hạn phù hợp với khả năng cân đối vốn đầu tư công
Băn khoăn về điều này, đại biểu Nguyễn Trường Giang cho rằng, việc chưa có danh mục dự án, mức vốn bố trí cụ thể cho từng dự án sẽ rất khó để Quốc hội xem xét, cho ý kiến. Đối với KHĐTCTH trong danh mục dự án, dự kiến kèm theo kế hoạch trình Quốc hội lần này, đa số các dự án đều là các dự án chuyển tiếp của giai đoạn 2016-2021 chuyển sang. Do đó, rất khó có thể xác định các dự án dự kiến cho giai đoạn 2021-2025 có đúng theo các nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ hay không.
Vì vậy, đại biểu đề nghị Chính phủ cần phải bổ sung các nội dung này để Quốc hội tiếp tục cho ý kiến tại kỳ họp thứ 11 sắp tới trước khi trình Quốc hội khóa XV xem xét quyết định. Đồng thời, để khắc phục những hạn chế mà báo cáo của Chính phủ đã chỉ ra, đó là việc kết nối giao thông giữa các vùng vẫn còn khó khăn, khoảng cách phát triển giữa các vùng miền còn lớn thì đề nghị trong nguyên tắc phân bổ vốn đầu tư công của giai đoạn tới cần tập trung đầu tư những công trình giao thông có sức lan tỏa lớn.
Dương An
(责任编辑:World Cup)
- ·Tuyên truyền và huấn luyện phòng cháy, chữa cháy cho lực lượng cơ sở
- ·Nissan phải thu hồi gần 47 nghìn ô tô vì sự cố ở ống dẫn xăng
- ·Nguy hiểm khi ăn nội tạng động vật
- ·Ngộ độc thực phẩm: 2 người chết, 51 người nhập viện cùng ngày
- ·Nhiệm vụ của ngoại giao kinh tế trong kỷ nguyên vươn mình
- ·Hàng Trung Quốc kém chất lượng tràn ngập ngày giáp Tết
- ·Trà Lipton bị tố có chứa 'bọ' bò lổm ngổm
- ·Băng vệ sinh có thể gây ra hội chứng sốc độc nguy hiểm
- ·Va chạm với xe tải, ô tô con ở Thanh Hóa biến dạng
- ·Trà Ô Long TEA+ Plus: Vỏ Nhật ruột China, Cục trưởng Cục ATTP nói gì?
- ·Vớt xong gần 7 tấn, cá chết lại tiếp tục nổi trắng hồ ở Đà Nẵng
- ·Gần Tết, mỹ phẩm giả ào ạt tràn qua biên giới
- ·Băng vệ sinh có thể gây hại đến sức khỏe nếu dùng sai cách
- ·Những món ăn phá hỏng não, giảm trí nhớ của trẻ cần loại bỏ ngay
- ·Công ty tổ chức đấu giá biển số xe hưởng thù lao như thế nào?
- ·Hết chỗ chứa, hóa chất độc hại
- ·P&G khẳng định bị vu khống vụ 3.000 loại băng vệ sinh chứa dioxin
- ·Mì chính nhập lậu 2,5 tấn bị chặn đứng khi về Việt Nam
- ·Xe hơi tương lai sẽ là xe bay?
- ·Thuốc chữa ung thư của VN Pharma chứa 97% hoạt chất kém chất lượn