【stuttgart đấu với köln】Ước mơ bình dị của những “bóng hồng” lạc lối
ĐIỂM TỰA VỮNG CHẮC
Chị Nguyễn Thị Huệ,Ướcmơbigravenhdịcủanhữngldquoboacutenghồngrdquolạclốstuttgart đấu với köln trú khu phố Bình Tân, phường An Lộc (Bình Long) đã có 11 năm 6 tháng chấp hành án phạt tù với tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản, chia sẻ: “Lúc tòa tuyên 17 năm tù, tôi suy sụp vì bản thân lúc đó đã ngoài 40 tuổi. Tuy nhiên, khi vào trại được cán bộ quản giáo động viên, an ủi nên tôi chấp hành cải tạo tốt. Nhờ đó, tôi được Đảng, Nhà nước khoan hồng, đặc xá trở về đoàn tụ với gia đình. Không gì vui và hạnh phúc hơn khi được trở về cuộc sống đời thường. Mong chị em cố gắng giữ gìn sức khỏe, cải tạo tốt để sớm tái hòa nhập cộng đồng”. Sau khi trở về địa phương, cuộc sống của chị Huệ vô cùng khó khăn, bởi sự mặc cảm bản thân. Với sự động viên, giúp đỡ của các cấp hội phụ nữ, chị Huệ đã phấn đấu vươn lên phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống, nuôi dạy con ngoan, xây dựng gia đình hạnh phúc.
Chị Nguyễn Thị Huệ, phường An Lộc (Bình Long) chia sẻ với các nữ phạm nhân sau thời gian tái hòa nhập cộng đồng
Là phụ nữ S’tiêng hiền lành chất phác, chị Thị Chung, trú xã Đắk Ơ (Bù Gia Mập) đã bị kẻ xấu xúi giục chống người thi hành công vụ trong một vụ cưỡng chế đất lâm phần. Nhờ cải tạo tốt, chỉ sau 6 tháng thụ án, chị Thị Chung được trở về đoàn tụ gia đình. Với sự quan tâm, giúp đỡ của Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Đắk Ơ và chính quyền xã, chị Thị Chung và chồng là anh Điểu Mun được nhận vào làm việc tại nông trường cao su đóng trên địa bàn xã. Chăm chỉ làm việc nên đến nay thu nhập bình quân của vợ chồng chị trên 10 triệu đồng/tháng. Thông qua Hội Liên hiệp Phụ nữ xã, gia đình chị còn được tiếp cận nguồn vốn ngân hàng chính sách xã hội để đầu tư chăm sóc, cải tạo 2 ha điều già cỗi. Cuộc sống gia đình chị đã ổn định, các con đều được đến trường.
Bà Nguyễn Thị Tuyết, Phó chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cho biết: “Hội liên hiệp phụ nữ các cấp và chính quyền địa phương sẽ luôn đồng hành, hỗ trợ, tạo sinh kế để chị em tự tin hòa nhập cộng đồng. Chúng tôi mong gia đình, xã hội tạo điều kiện thuận lợi để các chị vượt qua mọi định kiến, bước đi vững chắc trên con đường các chị đã chọn và trở thành công dân có ích”.
NHỮNG ƯỚC MƠ GIẢN DỊ
Chúng tôi gặp phạm nhân Nguyễn Thị Ái Thương (26 tuổi) quê huyện Krông Bông (Đắk Lắk) vào một ngày đầu tháng 7-2018 trong chương trình “Diễn đàn khởi nghiệp chắp cánh tương lai” do Tổng cục VIII, Bộ Công an phối hợp Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức tại phân trại 3, Trại giam Tống Lê Chân. Chỉ vì một phút nông nổi của tuổi mới lớn, năm 2011, khi Thương 19 tuổi và đang làm công nhân cho một công ty tại thành phố Hồ Chí Minh đã vướng vào vòng lao lý. Năm 2012, Thương bị Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh tuyên phạt mức án chung thân. Thương cho biết: “Qua 7 năm cải tạo tại Trại giam Tống Lê Chân, tôi đã trưởng thành hơn, đủ chín chắn để hiểu và nhận thức được hành vi của mình. Mẹ tôi đã già, cuộc sống vất vả nhưng vẫn phải vượt hơn 700km cả đi lẫn về để thăm con. Tôi sẽ cố gắng cải tạo thật tốt để được pháp luật khoan hồng sớm trở về bên mẹ và thực hiện những nguyện vọng của mình. Trở về cuộc sống đời thường tôi vừa muốn được tận tay chăm sóc cha mẹ, đồng thời chuộc lại tội lỗi mà mình gây ra. Tôi khao khát được trở về để làm một người con ngoan của gia đình, một công dân tốt của xã hội”.
Phạm nhân Bùi Thị Ngọc Trung (1957), vốn là giáo viên dạy Sinh - Hóa tại Cần Thơ, đang thụ án chung thân vì tội danh “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Phạm nhân Trung cho biết: “Thời đó đồng lương giáo viên ít ỏi nên tôi xin đi làm thêm cho một doanh nghiệp kinh doanh xe máy. Do muốn làm giàu nhanh chóng nên tôi đã đánh mất bản thân mình”. Sau gần 17 năm thụ án tại Trại giam Tống Lê Chân, bà Trung chấp hành tốt mọi nội quy, quy định của trại, luôn nỗ lực cải tạo thật tốt để sớm trở về bên gia đình, đặc biệt là đứa cháu ngoại chưa từng gặp mặt. “Hy vọng vài năm nữa tôi sẽ được đặc xá trở về với gia đình” - phạm nhân Ngọc Trung cho hay.
Đại tá Ngô Đức Hưng, Phó cục trưởng Cục Giáo dục, cải tạo và hòa nhập cộng đồng, Tổng cục VIII, Bộ Công an nhấn mạnh: “Với những phụ nữ không may vướng vào vòng lao lý thường phải chịu rất nhiều áp lực từ người thân, gia đình, xã hội. Do đó, chính quyền các cấp cần tạo điều kiện, hỗ trợ đào tạo nghề cho các nữ phạm nhân. Cứu giúp một phụ nữ được một gia đình. Vì vậy chị em phải cố gắng cải tạo tốt để được nhận sự khoan hồng của pháp luật, sớm trở về bên gia đình và xã hội”.
X.Túc
(责任编辑:La liga)
- ·Ngày 5/1: Giá gạo trong nước giảm mạnh
- ·Thư viện tỉnh
- ·Giáo dục học sinh qua các hoạt động hưởng ứng ngày môi trường thế giới 5
- ·100 “Áo ấm mùa đông” tặng học sinh khó khăn huyện Bù Đăng
- ·Của nhà cũng trộm
- ·Trường THPT Bù Đăng tổ chức thi học sinh thanh lịch, tài năng
- ·“Điểm tựa” của những mảnh đời bất hạnh
- ·Khung học phí đối với giáo dục mầm non và phổ thông
- ·Samsung Galaxy Note 8 sẽ có màn hình siêu khủng, lớn hơn cả S8+
- ·Quy định về tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển ĐH, CĐ năm 2015
- ·Nhân viên quán karaoke ở Đà Nẵng chém khách tử vong
- ·Công an tỉnh tuyên dương 70 đoàn viên, thanh niên tiêu biểu
- ·Gương sáng cô giáo Dương Thị Hương Trà
- ·144 giáo viên thi giáo viên chủ nhiệm giỏi
- ·Tác chiến điện tử của Nga khống chế hiệu quả làn sóng điện của địch
- ·Trường Cao đẳng Công nghiệp cao su khai giảng năm học 2015
- ·Sức trẻ ở Công ty cổ phần cao su Đồng Phú
- ·Một mùa hè thực sự bổ ích ở Đồng Phú
- ·Thời tiết 4 ngày nghỉ Quốc khánh 2/9: Miền Bắc nắng nóng, Nam Bộ mưa to
- ·Cô Hoàng Thị Thúy Hằng sáng tạo trong giảng dạy