会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【ath. bilbao đấu với getafe】Đến với những người lính ngày đêm bảo vệ rừng!

【ath. bilbao đấu với getafe】Đến với những người lính ngày đêm bảo vệ rừng

时间:2025-01-27 05:29:02 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C2 阅读:705次

Báo Cà MauVới nhiệm vụ giữ rừng, bảo vệ nguồnlợi cá đồng, động vật trong rừng, thời gian qua, cán bộ, chiến sĩ Ban quản lý Khu Căn cứ Sở Chỉ huy thời chiến thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Cà Mau luôn thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó, Ban quản lý còn phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương thực tốt các mặt công tác, tạo sự gắn bó mật thiết giữa quân và dân.

Với nhiệm vụ giữ rừng, bảo vệ nguồn lợi cá đồng, động vật trong rừng, thời gian qua, cán bộ, chiến sĩ Ban quản lý Khu Căn cứ Sở Chỉ huy thời chiến thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Cà Mau luôn thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó, Ban quản lý còn phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương thực tốt các mặt công tác, tạo sự gắn bó mật thiết giữa quân và dân.

Đi hơn 1 giờ đồng hồ từ TP Cà Mau, chúng tôi đã đến Khu Căn cứ Sở Chỉ huy thời chiến thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh. Trời dần xế chiều nhưng cái nắng trong rừng U Minh vẫn rất oi bức. Đại uý Nguyễn Trần Đức Hoà, Trưởng Ban quản lý Khu Căn cứ Sở Chỉ huy thời chiến, niềm nở tâm tình: “Đường sá hơi khó đi, cộng với đây là khu căn cứ quân sự nên chúng tôi rất ít tiếp khách. Vì vậy nghe mấy anh vô thăm chúng tôi rất mừng”.

Vượt qua khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

Tuy diện tích rừng thuộc khu căn cứ chưa có dự báo cấp độ cháy nhưng không vì vậy mà lực lượng bảo vệ rừng của Ban quản lý chủ quan, các máy bơm nước thường xuyên được kiểm tra, vận hành thử. Khu vực này có rất nhiều chốt canh và phương tiện tuần tra chủ yếu là xuồng.

 

Cán bộ, chiến sĩ Ban quản lý Khu Căn cứ Sở Chỉ huy thời chiến tuần tra bảo vệ rừng.

Mặt trời vừa khuất bóng, chúng tôi xuống xuồng theo mấy anh bộ đội đi tuần tra quanh các chốt. 2-3 người 1 xuồng, các anh bơi tuần tiểu khắp các con kinh thuộc Ban quản lý. Anh Hoà chia sẻ: “Anh em chủ yếu tuần tra, kiểm soát không cho người dân vào rừng bắt cá, bẫy thú và lấy mật ong, tuy độ ẩm còn cao nhưng khi có lửa vẫn rất nguy hiểm. Khi phát hiện người dân vào rừng, chúng tôi chủ yếu là nhắc nhở, trừ trường hợp nào vi phạm nhiều lần thì Ban quản lý mới phối hợp với địa phương tiến hành phạt hành chính.Vì đa phần người dân vào đây đều là dân nghèo nên chủ yếu là tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho họ”.

Hơn 8 giờ đêm, chúng tôi trở về chốt trung tâm, vừa bước lên bờ đã nghe mùi thơm lừng của mẻ cá kho và nồi canh chua rau muống. Nguồn cá đồng ở đây khá phong phú nhưng theo quy định thì cán bộ, chiến sĩ chỉ được bắt đủ ăn. Để cải thiện thêm bữa ăn, ở các chốt các anh đều trồng đủ các loại rau cải. Có ở đây mới biết sự khó khăn trong sinh hoạt của lực lượng bảo vệ rừng, cái gì cũng thiếu thốn, đặc biệt là nước uống. Lúc trước tại chốt trung tâm có thùng chứa nước mưa 2.000 lít nhưng đã bị bể, cán bộ, chiến sĩ chuyển sang sử dụng nước suối đóng thùng. Do mỗi lần mua nước phải đi mấy cây số nên nước uống ở đây được sử dụng rất tiết kiệm. Không chỉ vậy, một số chốt còn không có điện, nước sinh hoạt được lấy từ dưới kinh rồi lắng lại sử dụng. Vì vậy, mỗi khi được đi chợ, các chốt đều tranh thủ mua đầy đủ vật dụng thiết yếu.

Được bố trí ở chốt không điện, không nước nhưng Trung uý Phan Công Trạng vẫn không hề nản chí. Anh trần tình, công tác ở đơn vị hay vào bảo vệ rừng thì nhiệm vụ nào cũng quan trọng hết. Điều kiện trong rừng hơi khó khăn nhưng anh em sống rất vui vẻ và đoàn kết. Đang nói chuyện, bỗng chuông điện thoại reo lên, anh Trạng vội chạy vào nghe máy, ở đầu dây bên kia vọng lại: “Ba có khoẻ không? Ba nhớ con không?”. “Có! ba nhớ con lắm, con ở nhà với mẹ ngoan nhé!”.

“Ở trong rừng, ăn uống không tốn kém bao nhiêu nhưng hầu hết cán bộ, chiến sĩ rất tốn tiền điện thoại để gọi về cho gia đình, người thân. Chiếc điện thoại trở thành vật vô giá, vừa là phương tiện liên lạc, giải trí lại là người bạn không thể thiếu của lực lượng bảo vệ rừng”, anh Trạng bộc bạch.

Tình quân dân dưới tán rừng tràm

Là người ở trong khu căn cứ lâu nhất, Trung uý Tạ Hải Hào tâm tình, ban đầu vào đây cũng hơi buồn, cái gì cũng phải tự làm, đêm nào anh cũng điện thoại về nhà cả tiếng đồng hồ nói chuyện với gia đình rồi căn dặn mấy người bạn khi nào rảnh thì điện thoại nói chuyện cho vui.

“Ở được một thời gian tôi bắt đầu quen dần. Ban ngày tôi đi tuần tra len lỏi trong rừng, khi nào mệt thì giăng võng nằm nghỉ, tối về tôi và mấy người dân thuê đất trồng lúa cặp bên khu căn cứ ngồi uống nước trà tâm sự. Dần dần tình quân dân trở nên khăng khít, mỗi lần họ về quê thì chạy qua nhắn: “Anh Hào ơi, coi giùm cái chòi nghe”, có gì ngon thì họ chia sớt. Đặc biệt, khi phát hiện trộm, người dân sẵn sàng cùng chúng tôi vây bắt trộm mà không hề sợ nguy hiểm”, anh Hào vui vẻ kể lại.

Thật tình cờ, hôm nay, mẹ và em gái của anh Hào vào thăm và mua món vịt quay mà anh Hào thích nữa. Khỏi phải nói anh Hào vui biết nhường nào. Bày con vịt quay ra, anh Hào vội chạy qua chòi kế bên kêu: “Anh Thuận ơi qua ăn vit quay nè”.

 Thuê gần 9 ha đất trồng lúa cặp khu căn cứ đã hơn 5 năm, anh Ngô Hữu Thuận ngụ ấp Tân Lộc Bắc, huyện Thới Bình bộc bạch: “Chúng tôi ai cũng sống xa nhà, xa người thân nên rất quý nhau. Các anh bộ đội giúp đỡ người dân chúng tôi rất nhiều, có việc gì nặng nhọc, hễ thấy là mấy anh qua giúp. Làm ruộng giữa trưa nên đồ ăn, nước uống rất thiếu thốn, các anh bộ đội sẵn sàng chia sớt trong khi nguồn nước ấy cũng không nhiều lắm. Ngược lại, khi có trái bầu, bí chúng tôi cũng gửi các anh cải thiện bữa ăn. Nói chung, quân dân trước sau một lòng”.

Diện tích rừng thuộc Khu Căn cứ Sở Chỉ huy thời chiến rộng hơn 1.300 ha, trong đó  có trên 900 ha rừng từ 4-9 tuổi, trên 400 ha rừng từ 1-3 tuổi. Ngay từ đầu mùa khô, Ban quản lý Khu Căn cứ Sở Chỉ huy thời chiến đã chủ động đóng 2 cống giữ nước ở 2 đầu khu căn cứ. Vì vậy, dù đang ở đỉnh điểm của mùa khô hạn nhưng mực nước trong khu vực vẫn còn khá cao, rừng vẫn chưa cảnh báo cháy.

“Không có mấy anh bộ đội chắc cái nhà tôi không còn rồi”, ông Nguyễn Minh Phường mừng rỡ. Trước đó, vào khoảng 12 giờ ngày 4/4, đám sậy sau nhà ông Phan Văn Mộng ở gần đó bị cháy, trong khi ông Mộng không có ở nhà. Chính quyền địa phương liền thông báo cho Ban quản lý, ngay lập tức máy bơm nước và lực lượng được đưa  xuống hiện trường. Hơn 3 tiếng đồng hồ sau ngọn lửa đã được dập tắt hoàn toàn, không gây thiệt hại nhiều về tài sản của người dân. Nhờ đó mà nhà của ông Nguyễn Minh Phường an toàn.

 Trưởng Ấp 15, xã Khánh Lâm, huyện U Minh Tô Văn Dự cho biết, địa phương và ban quản lý thường xuyên phối hợp tuyên truyền cho người dân nâng cao ý thức phòng, chống cháy rừng. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận người dân rất chủ quan, đốt cỏ sậy sau nhà mà không quan sát, đến khi ngọn lửa bốc cao mới hốt hoảng cầu cứu. May là luôn có lực lượng ban quản lý túc trực 24/24 nên khống chế ngọn lửa kịp thời, người dân cũng đỡ phần lo lắng.

“Cái nóng của mùa khô đang tăng dần, những cánh rừng tràm đang đặt trong tình trạng nguy hiểm. Cán bộ, chiến sĩ Ban quản lý Khu Căn cứ Sở Chỉ huy thời chiến sẽ nâng cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm, túc trực 24/24, quyết tâm phòng, chống cháy rừng, không để xảy ra sự cố cháy rừng dù chỉ một đám nhỏ”, Đại uý Nguyễn Trần Đức Hoà khẳng định./.

Ghi chép của Quách Nguyên

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
  • Thời tiết hôm nay 29/12: Miền Trung mưa to, Nam Bộ mưa rào
  • Toả sáng giữa đời thường
  • Địa chỉ tin cậy của những người kém may mắn
  • Lớp học bơi trong vuông tôm
  • Cháy vé tour đi Thái cổ vũ đội tuyển Việt Nam trận chung kết lượt về Asean Cup 2024
  • Tin vắn ngày 24
  • Dán tem Mỹ cho trái cây Trung Quốc
  • Những “đại sứ du lịch” bị bỏ quên
推荐内容
  • Hối hả chỉnh trang toàn tuyến cao tốc Nghi Sơn
  • Đu dây qua sông, một phụ nữ rơi từ độ cao 10 mét
  • Sân bay Đà Nẵng giám sát khách nhập cảnh trước dịch Ebola
  • Gần 200 thiếu nhi thi vẽ tranh phòng chống bạo lực và xâm hại
  • 3 món đồ công nghệ không thể thiếu ở những chuyến đi đầu năm
  • Tai nạn giao thông