【tỷ số c1】Chắp cánh cho học sinh nghèo vào đại học
Em Nguyễn Vũ Toán đón nhận học bổng “Chắp cánh ước mơ” với tổng 142,ắpcaacutenhchohọcsinhnghegraveovagraveođạihọtỷ số c15 triệu đồng tiền mặt và 1 chiếc laptop
Nguy cơ tạm gác giấc mơ đại học
Đến thôn Bù Tố, xã Phước Tân, huyện Phú Riềng, hỏi nhà em Nguyễn Vũ Toán, câu trả lời chung mà chúng tôi nhận được là cứ đi đến cuối bến cá, căn nhà nào thấp bé, cũ kỹ nhất là nhà em ấy.
Quả đúng như thế, không chỉ bên ngoài thấp bé mà bên trong căn nhà cũng không có tài sản nào giá trị để có thể cầm cố đủ tiền đóng học phí, hay mua thiết bị học trực tuyến. Thế mới hiểu vì sao khi nhận được giấy báo đậu đại học, Toán đã phải ngậm ngùi, tiếc nuối tự giấu thật kỹ chứ không dám xin cha mẹ cho làm thủ tục nhập học đúng lịch.
Toán chia sẻ: “Gia đình em thuộc diện hộ cận nghèo. Căn nhà xập xệ mười mấy năm nay mới chỉ dám thay tấm tôn cho khỏi mưa dột. Em đăng ký đại học cho thỏa khát khao và sự nỗ lực 12 năm học sinh giỏi vậy thôi, chứ tiền đâu mà theo học ạ!”.
Chứng kiến anh trai lặng lẽ trong nỗi buồn, cậu em trai Nguyễn Vũ Triết cũng chẳng còn tâm trạng tập trung học tập trong những ngày đầu năm học mới của lớp 12B1, Trường THPT Lê Quý Đôn. Suốt 11 năm qua, Triết noi gương anh trai chăm ngoan, cố gắng giữ vững danh hiệu học sinh giỏi nhất nhì trong lớp. Đó cũng chính là động lực, giúp em nuôi dưỡng ước mơ trở thành kiến trúc sư, để có thể xây cho gia đình một mái nhà khang trang và thiết kế giúp bà con nghèo quê mình có được những căn nhà đẹp, kiên cố mà không phải tốn nhiều chi phí. Ước mơ cao đẹp và trong sáng là vậy, nhưng khi đứng trước hoàn cảnh thực tại, Triết lại bàn với gia đình: “Con sẽ tạm nghỉ học để nhường cơ hội cho anh. Hoàn cảnh đã vậy rồi, có muốn khác đi cũng không được. Anh cố gắng học thật tốt để thực hiện luôn phần ước mơ kiến trúc sư của em”.
Còn xót xa nào hơn khi cả 2 con đều chăm ngoan, học giỏi mà phải nhường nhau cơ hội đến trường. Là trụ cột trong gia đình, anh Nguyễn Thế Vinh vẫn một mực động viên các con an tâm học tập, cha sẽ làm mọi cách để các con được tiếp tục đến trường. Nhưng đến nay, ngày nhập học của Toán đã cận kề, anh cũng đã chạy vạy khắp nơi mà chưa đủ tiền lo chi phí học đại học, mua máy tính cho các con học online.
Vợ chồng anh Vinh đều chung hoàn cảnh cút côi, theo người thân từ Quảng Nam vào Bình Phước lập nghiệp. Gom góp và vay mượn thêm 50 triệu đồng từ hội đồng hương và hội cựu chiến binh, vợ chồng anh mới mua được 3 sào đất trồng điều và dựng tạm ngôi nhà nhỏ. Để có tiền trang trải sinh hoạt gia đình, bao năm ròng, anh Vinh bươn chải đi làm phụ hồ. Tuy nhiên, các công trình xây dựng ở nơi thôn quê này cũng không nhiều nên mỗi tháng anh chỉ làm được từ 10-12 ngày công, tương ứng khoảng 3 triệu đồng. Còn vợ anh - chị Vũ Thị Tin những năm trước thường đi giúp việc nhà ở TP. Hồ Chí Minh, mỗi tháng tằn tiện cũng gửi về được 6 triệu đồng nuôi các con ăn học. Năm nay, đại dịch Covid-19 bùng phát mạnh khiến chị bị thất nghiệp. Ở nhà, hễ ngày nào có người thuê đi bón phân, làm cỏ, chị rất mừng vì hôm đó có được 200 ngàn đồng để chắt chiu, dành dụm chuẩn bị cho việc học của các con. Thời gian còn lại, chị nhận hạt điều về cạo vỏ lụa. Miệt mài cả ngày lẫn đêm chị cũng chỉ cạo được khoảng 10kg với nguồn thu chưa tròn 100 ngàn đồng nên bữa cơm hằng ngày luôn thiếu trước hụt sau. “Cũng vì cái nghèo, cái khổ mà vợ chồng tôi đã không thể giúp con thực hiện được ước mơ của mình. Suốt mấy ngày nay tôi khóc ròng vì bất lực và thương con trước nguy cơ thất học” - chị Tin nghẹn lời tâm sự.
...Và ước mơ được chắp cánh
Ngay sau khi nhận được đơn xin trợ giúp của em Nguyễn Vũ Toán, Ban tổ chức chương trình “Chắp cánh ước mơ” đã rất trăn trở. Cũng bởi đại dịch Covid-19 khiến nhiều doanh nghiệp làm ăn ngưng trệ, thu nhập của mọi người đều giảm sút nặng nề. Các nhà hảo tâm của chương trình “Chắp cánh ước mơ” cũng gặp khó khăn như thế...
Song trước sự cấp bách của hoàn cảnh và với mục tiêu “không để học sinh nghèo nào bị bỏ lại phía sau”, chương trình “Chắp cánh ước mơ” kỳ 74 vẫn được tổ chức ngay tại nhà của em Toán. Chương trình đón nhận sự đồng hành của nhà tài trợ chính VNPT Bình Phước, Quỹ Khuyến học - Khuyến tài tỉnh. Để đảm bảo nguyên tắc an toàn phòng chống dịch, nhiều đơn vị đồng tài trợ, các câu lạc bộ, đội, nhóm thiện nguyện tuy không có mặt vẫn thông qua ê-kíp thực hiện chương trình kịp thời tiếp sức cho em.
Chị Tạ Thị Trang, trưởng nhóm Thiện Tâm (xã Đức Liễu, huyện Bù Đăng) cho biết: “Giữa những khó khăn vì đại dịch Covid-19 bủa vây, mình khó một thì các bạn sinh viên nghèo khó mười. Vì vậy, ngay khi chương trình đăng bài kêu gọi, nhóm đã cùng nhau chia sẻ, nỗ lực kêu gọi, vận động để hôm nay đến với buổi kết nối, trao học bổng cho em Toán”.
Tại buổi kết nối trực tiếp tại nhà, em Nguyễn Vũ Toán đã đón nhận tổng số tiền 142,5 triệu đồng và 1 laptop trị giá 9 triệu đồng. Cảm xúc vỡ òa, tân sinh viên nghèo Nguyễn Vũ Toán bày tỏ, cuộc sống, tương lai của em sẽ chẳng có gì nếu hôm nay không nhận được tình cảm yêu thương kèm các suất học bổng đến từ các nhà hảo tâm của chương trình. Các thành viên trong gia đình em cũng được tiếp thêm nguồn năng lượng tích cực để cố gắng lao động, xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn.
Chặng đường đại học của tân sinh viên Nguyễn Vũ Toán dù còn nhiều khó khăn nhưng với niềm tin vào sự tử tế và lòng nhân ái sẽ luôn là hành trang đặc biệt để em không bao giờ từ bỏ ước mơ, khát vọng của mình. Cứ bước đi, rồi em sẽ thành công. Câu chuyện “Chắp cánh ước mơ” kỳ 74 giữa đại dịch khiến ai chứng kiến đều cảm thấy ấm lòng và trọn vẹn lời hứa tiếp tục cùng nhau nối dài sợi dây yêu thương trên mỗi hành trình.
Thông tin nhân vật, hồ sơ cần trợ giúp xin gửi về: Chương trình “Chắp cánh ước mơ”, Phòng Bạn đọc - Tư liệu - Công tác xã hội, Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước; điện thoại: 0911.21.21.26 (BTV Thu Hiền). |
Xem danh sách nhà tài trợ tại đây
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Dịch cúm mùa Đông lan rộng khắp châu Âu, hàng chục nghìn ca mắc bệnh
- ·Cần mạnh tay 'dẹp loạn' quảng cáo thực phẩm chức năng
- ·Doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa qua cửa khẩu Tân Thanh cần lưu ý gì?
- ·Kinh doanh gần 200 mũi khoan có dấu hiệu giả mạo
- ·Trong năm 2024 trung bình mỗi tháng có 6.348 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động
- ·Học sinh trở lại trường sau dịch Covid
- ·Lưu ý mới đối với doanh nghiệp sản xuất thực phẩm xuất khẩu vào Trung Quốc
- ·Vận chuyển 1.500 kg đường trắng nhập lậu
- ·Vì sao nhiều giám đốc doanh nghiệp nước ngoài bị tạm hoãn xuất cảnh?
- ·Vaccine không làm giảm nguy cơ lây nhiễm trong gia đình
- ·Thủ tướng Chính phủ đồng ý với đề xuất nghỉ Tết Ất Tỵ 9 ngày liên tục
- ·Tiếp nhận hồ sơ đề nghị miễn trừ biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm sợi dài làm từ polyese
- ·Samsung hé lộ Galaxy Z Fold phiên bản đặc biệt
- ·Nho Trung Quốc đổ về chợ Việt giá rẻ như khoai lang thận trọng khi chọn dùng
- ·Tổng Bí thư: Công an Bình Phước phải tiên phong trong sắp xếp, tinh gọn bộ máy
- ·Thương hiệu Thảo Mộc Linh vi phạm quảng cáo mỹ phẩm, thực phẩm chức năng?
- ·Bộ sản phẩm mỹ phẩm TBD quảng cáo 'thần thánh', giăng bẫy người tiêu dùng?
- ·Uống rượu bia tạo ra nhiều nguy cơ gây đối với sức khỏe con người
- ·'Bay qua Hồ Gươm' lọt Top 10 tác phẩm thiếu nhi Việt nổi bật
- ·Thu hồi gấp sản phẩm sơn móng tay Felina của Công ty Vẻ đẹp Francia do chứa chất cấm