【ket qua vo dich tay ban nha】Vĩnh biệt nhà văn hóa Hoàng Phủ Ngọc Tường
');this.closest('table').remove();"> |
Từ trái sang: Cháu Hoàng Dạ Thi (thứ hai), nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ, nhà báo Dương Phước Thu và nhà văn hóa Hoàng Phủ Ngọc Tường nhân dịp anh Tường được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Ba được tổ chức trao tại phòng bệnh đặc biệt của Bệnh viện Trung ương Huế vào năm 1998. |
Dẫu biết rằng sinh - lão - bệnh - tử là qui luật của muôn đời, là lẽ sống - chết tự nhiên của kiếp nhân sinh. Vậy nhưng khi biết tin Anh đã ra đi vào cõi vĩnh hằng lòng tôi không khỏi bàng hoàng, ngột thở, mất mát đau thương như một người thân mà tôi vô cùng yêu quí, kính trọng – nhà văn hóa Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Theo giấy tờ công bố lâu nay, anh sinh ngày 9/ 9/1937 tại Huế, nhưng theo gia phả thì anh sinh ngày “trùng cửu” năm Bính Tý ( 1936). Sinh thời, có nhiều lần tôi hỏi nhưng anh không nói rõ vì sao lại bớt đi một tuổi dẫu trạch âm dương hung cát của anh lại có ngày sinh trùng với ngày sinh của cụ Cao Bá Quát năm xưa.
Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh ra trong một gia đình nho học, quê gốc làng Bích Khê, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, nhưng nhiều đời sinh sống ở Huế. Tuổi đèn sách anh học rất giỏi, mỗi cấp thường bỏ cách một lớp. Cuối mỗi cấp lại đỗ đầu mà bây giờ quen gọi là “thủ khoa”. Anh học giỏi, đỗ đầu cho nên thường được nhà trường cử đi diện kiến để nhận các lời khen thưởng ...
Tốt nghiệp Ban Việt Hán, Trường đại học Sư phạm Sài Gòn, rồi tốt nghiệp cử nhân triết học - Đại học Văn khoa Huế, những ngành này bấy giờ rất dễ tiến thân. Anh đã chọn con đường đi dạy theo lời di huấn của tổ tiên. Mới 22 tuổi, anh trở thành “Giáo sư” đứng trên bục giảng Trường Quốc Học Huế. Học trò của anh đa số bằng tuổi, có số còn lớn hơn thầy. Dù sau này nhiều người trưởng thành làm nên “ông to bà lớn” vẫn thường hay nhắc đến những kỷ niệm sâu sắc về thầy Tường cao đàm khoát luận nổi tiếng ở Huế một thời chưa xa.
Rồi chiến tranh lan tới quê nhà, anh hăng hái tham gia phong trào đấu tranh chống Mỹ, mấy năm liền với tư cách Tổng Thư ký lãnh đạo sinh viên học sinh Huế đấu tranh công khai chống kẻ thù xâm lược. Anh bị chính quyền Sài Gòn treo thưởng lấy đầu; những năm sau 1965, anh rời bục giảng, lên chiến khu tham gia kháng chiến, trở thành người lính cầm bút và cùi cõng.
');this.closest('table').remove();"> |
Nhà văn hóa Hoàng Phủ Ngọc Tường và nhà báo Dương Phước Thu thắp hương tại nơi an nghỉ của cụ nội tổ Hoàng Phủ ở làng Bích Khê, Quảng Trị. |
Về nghiệp cầm bút, anh là một nhà báo tên tuổi có nhiều năm làm Chủ bút tờ Cứu lấy Quê hương với sự dấn thân tận cùng trước những vấn đề nóng bỏng của xã hội của thời cuộc. Là nhà thơ, anh có những bài thơ, câu thơ ma mị giàu triết lý nhân sinh gan ruột của cuộc sống, của con người và về tình yêu. Là nhà văn, anh có những tác phẩm tiêu biểu giàu sự sáng tạo của thể ký – Bút ký văn hóa của Anh giàu chất tư tưởng bác học nhưng lại rất đậm chất sử thi.
Anh là một trong ba nhà văn viết bút ký nổi tiếng của nền văn học Việt Nam thế kỷ XX (Nguyễn Tuân, Vũ Bằng, Hoàng Phủ Ngọc Tường). Anh thường nói, viết bút ký là viết về sự thật, sự thật đến tám mươi phần trăm nhưng là sự thật được văn chương chuyển tải một cách nhuần nhụy nên đọc mà cứ tưởng là hư cấu. Bút ký văn hóa là thể loại không có nhân vật nhưng có con người, vì nó có đời sống hiện hữu của con người, tất cả bóng dáng diện mạo ấy do con người tạc nên được gộp chung là thể loại bút ký văn hóa.
Sau khi rời nhiệm sở về hưu ở Quảng Trị, anh trở vào Huế an nhiên tự tại với cuộc sống gia đình trong một căn hộ chung cư vài chục thước vuông đầy ắp dấu ấn kỷ niệm văn hóa với nhạc sĩ thiên tài Trịnh Công Sơn, với bạn bè văn nghệ cả nước ở đường Nguyễn Trường Tộ, nằm cạnh con sông An Cựu “nắng đục mưa trong” của thành phố Huế mà anh thường giới thiệu với bạn bè: “Nhà tôi ở phố Đạm Tiên/ Dưới dòng nước chảy bên trên có cầu”.
Về Huế, lúc này anh chuyên viết báo và viết nhiều bài báo ngắn bàn đủ chuyện in trên báo Thanh Niên, báo Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam… để có tiền “trầu thuốc” và đỡ đần vợ con. Mỗi bài, anh viết chừng năm trăm đến gần ngàn chữ, vừa như tản văn, vừa như bình luận, lại có hơi hướng triết luận, lấy xưa nói nay, sâu sắc mà rất dễ cảm làm cho nhiều người thích thú. Anh gọi chung thể loại này là “nhàn đàm”. Điều anh trăn trở gần cả cuộc đời cầm bút là văn hóa dân tộc nói chung và văn hóa Huế.
Anh mong muốn có nhiều người cùng chung tay xây dựng nên một chuyên ngành về văn Hóa Huế để dạy ở các trường đại học Việt Nam. Chính vì thế mà khi nghỉ công tác, anh đã nhận lời mời vào dạy môn văn hóa Huế tại trường Đại học Duy Tân, Đà Nẵng. Giáo trình do Anh soạn, dạy đến đâu Hội đồng nhà trường sẽ tổ chức nghiệm thu, sửa chữa đến đó để có một giáo trình hoàn chỉnh sau bốn năm trình Bộ Giáo dục. Rất tiếc, mọi việc còn dang dở thì anh bị tại biến nặng vào rạng ngày 16 tháng 6 năm 1998, tại khách sạn Fai Fô, Đà Nẵng, nơi anh được bố trí ở lúc vào dạy tại Đại học Duy Tân.
Từ đó đến nay, mặc dù thời gian bệnh tật kéo dài, di chuyển nhiều nơi trong nước để chữa trị, nhờ vợ và con gái, nhờ bạn bè và các thầy thuốc, nhờ sự ủng hộ của những bạn đọc yêu mến văn chương, báo chí, với nghị lực phi thường chống chọi bệnh tật của bản năng và ý chí kiên cường Anh vẫn viết văn viết báo bằng cách đọc cho người khác ghi giúp và đã cho ra gần chục cuốn sách, dù nói khó nghe nhưng Anh vẫn say sưa nói về văn hóa mỗi khi gặp bạn bè, vẫn trăn trở về Văn Hóa Huế…Anh có hẳn một công trình về Huế di tích và con người.
Hoàng Phủ Ngọc Tường là một người yêu nước chân chính nên đã sớm từ bỏ thành phố xa hoa để lên chiến khu tham gia kháng chiến chống kẻ thù xâm lược. Tuy ở chiến khu nhưng anh không biết bắn súng, anh chiến đấu bằng ngòi bút, bằng thi ca. Anh nói rằng, mình đi kháng chiến không biết bắn súng thì làm báo và cùi cõng vậy. Cùi cõng cũng là nhiệm vụ quan trọng để phục vụ kháng chiến, là chiến sĩ giải phóng.
Tết Mậu Thân 1968, quân và dân Huế làm chủ thành phố 25 ngày đêm, giáo sư, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường được lệnh trở về nhưng khi vừa đến núi Kim Phụng, cách trung tâm Huế chừng 15 cây số thì có lệnh anh phải dừng lại để chuẩn bị đón Thượng tọa Thích Đôn Hậu, bà Nguyễn Đình Chi và nhiều nhân sĩ trí thức khác từ Huế lên chiến khu. Anh ước ao được đi giữa lòng thành phố Huế giải phóng nhưng vì nhiệm vụ cách mạng nên phải dừng lại và đứng từ ngọn núi cao phía tây thành phố bái vọng về gia đình bà con anh đang sống và ngôi trường Quốc Học thân yêu mà anh từng dạy, rồi quay lại chiến khu.
Đầu năm 1973, một nửa tỉnh Quảng Trị giải phóng, Anh được cử làm Trưởng ty Văn hóa thông tin tỉnh. Anh không nề hà công việc của một người kéo lá cờ Mặt trận lên cột cờ ở bờ Nam sông Hiền Lương, báo hiệu ngày thống nhất đất nước sắp tới gần. Anh tự hào được làm từ những công việc nhỏ nhất của cách mạng giao.
Anh yêu chuộng hòa bình theo cách của một nhà văn, nhà văn hóa. Những năm sống ở Huế, anh ghét đến mức phẫn nộ đối với những kẻ vác súng đi bắn chim ở thành phố, đặc biệt là khu vực nội thành. Anh nói, nghe tiếng chim hót ta cảm thấy trong lòng bình yên, một cuộc sống giàu thi vị. Tiếng chim hót dưới vòm cây của một thành phố xanh làm cho cuộc đời này thêm ý nghĩa đáng sống, thành phố hòa bình.
Những năm sống ở Huế, dù bận công việc anh vẫn thường tranh thủ về quê nội làng Bích Khê, tỉnh Quảng Trị, lội ra cánh đồng thắp nén hương thơm bái lạy tổ tiên. Có nhiều lần, tôi đã cùng đi với nhà văn về nơi tổ tiên Anh yên nghỉ để dâng hương. Tôi đã tiếp nhận được từ Hoàng Phủ Ngọc Tường nhiều bài học quí trong đó có thi pháp viết bút ký văn hóa nói chung.
Những đóng góp của Anh trên tất cả là vì con người, vì văn hóa Huế, vì sự tiền nhân. Tôi kính trọng gọi anh bằng danh xưng nhà văn hóa Hoàng Phủ Ngọc Tường. Anh đã được Đảng và Nhà nước Việt Nam tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Ba từ năm 1998. Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật và nhiều giải thưởng cao quý khác.
Sau 25 năm ngồi xe lăn để chữa trị, chống chọi với bệnh tật, mặc dù gia đình vợ con, bạn bè, thầy thuốc và những người yêu mến văn chương luôn giúp đỡ, cầu nguyện cho Anh được bình an, nhưng vì bệnh tình quá nặng, tuổi cao, sức yếu nhà văn hóa Hoàng Phủ Ngọc Tường đã thõng áo ra đi vào cõi vĩnh hằng, hưởng thượng thọ 88 tuổi ta, tại một căn hộ chung cư ở thành phố Hồ Chí Minh.
Theo cô Hoàng Dạ Thư (tên thân mật Bê Líp), con gái đầu của anh Tường - chị Dạ, cho biết: Như ước nguyện của ba Tường mẹ Dạ sau khi rời cõi tạm – gia đình sẽ đưa tro cốt của ba Tường mẹ Dạ trở về Huế an nghỉ trong miền thiền khí của vùng núi Ngự sông Hương.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Sách Phật giáo: Những tác giả quen thuộc tiếp tục thu hút độc giả
- ·Quy trình 3 bước cấp Hộ chiếu vắc xin của Việt Nam
- ·Bảo Ngậu 'Người phán xử' tái xuất trong phần mới series 'Cảnh sát hình sự
- ·Vinamilk triển khai chương trình hỗ trợ quà tặng để trợ giá mùa dịch lên đến gần 170 tỷ đồng
- ·Chi phúc lợi tại đơn vị sự nghiệp theo quy định nào?
- ·TP.HCM: Thu ngân sách tăng 18,4%
- ·Kỷ niệm sinh nhật 75 năm, Piaggio Việt Nam ra mắt phiên bản Vespa đặc biệt
- ·Suzuki tri ân khách hàng tham gia tuyến đầu chống dịch
- ·Bộ Công an: 'Tên gọi thẻ căn cước tạo tiền đề cho việc hội nhập quốc tế'
- ·Vinhomes tặng cư dân 30.000 voucher xe máy điện VinFast
- ·SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng đạt mức 15% trong năm 2025
- ·Bí mật trang phục và mái tóc của Khả Ngân trong '11 tháng 5 ngày'
- ·Con trai của Bằng Kiều, Ngọc Anh 3A ở chung nhà, học cùng trường
- ·Hoàn tiền tới 1 triệu đồng khi thanh toán phí bảo hiểm nhân thọ trên ứng dụng BAOVIET Smart
- ·Hai phụ nữ thương vong sau tiếng cãi vã trong căn nhà chốt cửa
- ·Thanh toán online phí dịch vụ VTVcab: An tâm mùa dịch
- ·Quản lý thông tin tình trạng sức khỏe của Phi Nhung
- ·Ngày 29/1: Việt Nam ghi nhận 15.150 ca nhiễm mới, Hà Nội vẫn tiếp tục dẫn đầu với 2.806 ca
- ·Đề nghị kỷ luật nguyên Trưởng Công an TP Chí Linh Lê Văn Thoan
- ·Điều kiện kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang để ghi âm, ghi hình