【xếp hạng ngoại hạng ý】“Cơn khát” vật liệu bao vây Quảng Nam, Đà Nẵng
Nhiều công trình phải tạm dừng
Dự ánĐầu tư xây dựng công trình Trường THPT Quế Sơn,ơnkhátvậtliệubaovâyQuảngNamĐàNẵxếp hạng ngoại hạng ý huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam do Ban Quản lý Dự án đầu tưxây dựng tỉnh Quảng Nam làm chủ đầu tư đang phải tạm dừng do thiếu đất đắp nền. Nhà thầuthi công dự án là Liên danh Thái Sơn - BCA Thăng Long. Dự án khởi công từ tháng 2/2023, đến nay đã hoàn thành hơn 70% khối lượng.
Nhiều dự án giao thông trọng điểm tại tỉnh Quảng Nam cũng “đứng bánh” vì thiếu nguồn đất san lấp. Điển hình, ở huyện Duy Xuyên, Dự án cầu Tây An 1 và Tây An 2 bắc qua sông Cầu Chìm, được đầu tư 250 tỷ đồng, đã cơ bản hoàn thiện các hạng mục chính trên 2 cây cầu, nhưng chưa thể đưa vào sử dụng vì thiếu đất đắp các bên mố cầu và đường dẫn.
Theo UBND tỉnh Quảng Nam, trên địa bàn tỉnh đang triển khai nhiều công trình, dự án đầu tư trọng điểm. Tình hình vật liệu đất, cát sỏi phục vụ thi công các công trình đang khan hiếm, nhiều nơi nguồn cung không đáp ứng được nhu cầu, gây ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án.
Trước tình hình trên, UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu, đối với 40 giấy phép khai thác khoáng sản đất, đá, cát, sỏi lòng sông đã được cơ quan có thẩm quyền cấp và còn thời hạn khai thác, Sở Tài nguyên và Môi trường cùng UBND các huyện có liên quan phải chỉ đạo, yêu cầu đơn vị chủ mỏ tổ chức khai thác khoáng sản đảm bảo công suất theo giấy phép được cấp, nghiêm cấm việc khai thác cầm chừng, gây khan hiếm vật liệu để tăng giá bán; xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.
Với các điểm mỏ vật liệu mà các địa phương đã tổ chức đấu giáquyền khai thác khoáng sản và phê duyệt kết quả đơn vị trúng đấu giá, Sở Tài nguyên và Môi trường cùng Sở Kế hoạch và Đầu tư tập trung phối hợp với các địa phương đôn đốc, hướng dẫn, sớm tham mưu giải quyết các thủ tục về thăm dò khoáng sản, đất đai, đầu tư, cấp giấy phép khai thác khoáng sản theo đúng quy định để sớm đưa các mỏ vào hoạt động, đáp ứng kịp thời nhu cầu xây dựng trên địa bàn.
Đối với 22 điểm mỏ vật liệu đất, đá, cát sỏi trên địa bàn các huyện, thị xã Quế Sơn, Đại Lộc, Phú Ninh, Tiên Phước, Phước Sơn, Tây Giang, Điện Bàn đã được UBND tỉnh phê duyệt danh mục và phê duyệt kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản và giá khởi điểm tại Quyết định số 647/QĐ-UBND ngày 22/3/2024, UBND tỉnh Quảng Nam đề nghị UBND các huyện, thị xã khẩn trương tổ chức đấu giá để lựa chọn và hướng dẫn đơn vị trúng đấu giá thực hiện các bước thủ tục tiếp theo để sớm được cấp phép, đưa mỏ vào hoạt động khai thác…
Thiếu hàng triệu mét khối vật liệu
Ông Võ Nguyên Chương, Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết, hiện trên địa bàn Thành phố có 9 giấy phép khai thác đá còn hiệu lực, với tổng lượng đá có thể cung cấp trong năm 2024 - 2025 là hơn 2 triệu m3. Đối với đất làm vật liệu san lấp, hiện có 6 giấy phép còn hiệu lực.
Theo phân tích của Sở Tài nguyên và Môi trường Đà Nẵng, trong năm 2024 - 2025, Thành phố cần hơn 3 triệu m3 đá thành phẩm và hơn 8 triệu m3 đất san lấp. Tuy nhiên, khả năng cung cấp đá của Thành phố hiện là hơn 2,1 triệu m3, thiếu hơn 900.000 m3. Về đất san lấp hiện nay, khả năng cung cấp chỉ 2,4 triệu m3, thiếu gần 70% so với nhu cầu thực.
Ông Chương cho biết, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu UBND TP. Đà Nẵng các giải pháp xử lý tình trạng trên. Cụ thể, đối với vật liệu đá, có 3 giải pháp là nâng công suất 7 mỏ đá đang khai thác và cho phép gia hạn 50% công suất hiện có; cấp đổi lại các mỏ đá còn sản lượng nhưng chưa đủ điều kiện để cấp đổi; khai thác các mỏ đã thăm dò và đánh giá trữ lượng. Sau khi thực hiện các giải pháp này, sẽ bổ sung khoảng 4 triệu m3 đá, đủ yêu cầu phục vụ các công trình, dự án.
Theo ông Chương, về đất san lấp, sẽ bổ sung trong cấp phép công trình cũng như lựa chọn một số mỏ để đấu giá. “Trước mắt, trong giai đoạn 2024 - 2025, đấu giá 5 mỏ khai thác đất. Tuy nhiên, so với lượng đất cần san lấp, vẫn thiếu hơn 2 triệu m3. Sở Tài nguyên và Môi trường đang nghiên cứu bổ sung các nguồn khác để đảm bảo nhu cầu”, ông Chương nói.
Sở Tài nguyên và Môi trường Đà Nẵng cho biết, các mỏ được nâng công suất phải cam kết ưu tiên cung cấp đất, đá phục vụ xây dựng các công trình sử dụng ngân sách nhà nước, công trình trọng điểm trên địa bàn thành phố, như bến cảng Liên Chiểu - phần cơ sở hạ tầng dùng chung; tuyến cao tốc Hòa Liên - Túy Loan; mở rộng Quốc lộ 14B; cầu Quảng Đà và đường dẫn vào đầu cầu…
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Ngày 4/1: Giá cao su trong nước tăng nhẹ, sàn giao dịch giảm sâu
- ·Thu hồi sản phẩm Serum CurmineClear Max sai phạm nhãn mác
- ·Cần thiết xây dựng hệ thống Trung tâm cung ứng nông sản
- ·Vì sao Bill Gates dễ dàng thuyết phục bố mẹ bỏ học để khởi nghiệp?
- ·Tăng vốn điều lệ lên 8.202,6 tỷ đồng, Generali Việt Nam khẳng định cam kết phát triển bền vững
- ·Các sản phẩm thay thế sữa bò và sữa mẹ đều không cung cấp đủ chất
- ·Truy xuất nguồn gốc trực tuyến hàng hóa bằng mã QR: Lợi cả đôi đường
- ·Dệt may cần tập trung khai thác những đơn hàng kỹ thuật cao
- ·Thực thi pháp luật, tuyên truyền công tác bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ các loài hoang dã
- ·Bộ ngành đẩy mạnh phát triển hệ thống TCVN về Đô thị thông minh
- ·Điểm khác nhau giữa Apple iAd, Google và Facebook Ads
- ·Hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế
- ·Bộ KH&CN: Đẩy mạnh cơ chế hậu kiểm, hỗ trợ tối đa doanh nghiệp
- ·Nước sinh hoạt nhiễm asen ở Tân Tây Đô, Công ty CP đầu tư Hải Phát nói gì?
- ·Nâng cao hiệu quả đào tạo chương trình tích hợp và chương trình tiếng Anh toàn phần
- ·Tiêu hủy 2,3 tấn mỡ động vật hôi thối đang trên đường vào TP HCM để tiêu thụ
- ·Thời gian tới nhiệt điện than sẽ đóng vai trò quan trọng đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia
- ·Sắp ban hành 3 quy chuẩn quan trọng trong đầu tư xây dựng
- ·Quảng Nam thống nhất sáp nhập huyện Quế Sơn và Nông Sơn
- ·Phát hiện 1.087 chiếc đồng hồ giả nhãn hiệu Thụy Sỹ