会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bongda so】Dấu ấn Hiệp định Mekong!

【bongda so】Dấu ấn Hiệp định Mekong

时间:2025-01-25 04:46:46 来源:Nhà cái uy tín 作者:World Cup 阅读:793次

Trong lưu vực Mekong,ấuấnHiệpđịbongda so Việt Nam là quốc gia ở cuối nguồn, luôn tuân thủ thực hiện đầy đủ và nghiêm túc Hiệp định hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông Mekong ký kết năm 1995 và Bộ Quy chế giám sát sử dụng nước, trước hết là vì lợi ích của quốc gia và hài hoà hợp tác toàn lưu vực. Hiệp định Mekong 1995 không có quy định về quyền được phủ quyết của một quốc gia đối với đề xuất sử dụng nước của quốc gia khác, nhưng có quy định cho phép các quốc gia bị tác động có quyền yêu cầu các quốc gia có công trình phải đảm bảo phát triển bền vững dòng sông Mekong và có trách nhiệm giảm thiểu tác động do các công trình gây ra.

Đề cao nguyên tắc đồng thuận, bình đẳng và tôn trọng chủ quyền lãnh thổ

Theo ông Nguyễn Hữu Thiện, Chuyên gia độc lập về sinh thái Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), lưu vực Mekong có thể chia làm 2 đoạn gồm: thượng lưu vực là phần chảy trong lãnh thổ Trung Quốc và hạ lưu vực là phần từ Lào xuống bờ biển ĐBSCL. Ở đoạn thượng lưu vực, sông Mekong được gọi là Lan Thương Giang. Phần thượng lưu vực, dù rất dài nhưng lại hẹp, nên đóng góp khá ít vào tổng lượng nước, chỉ chiếm 16%, và Myanmar đóng góp 2%. Phần hạ lưu vực, phía tả ngạn ở Lào đóng góp đến 35%, phần Thái Lan và Campuchia phía hữu ngạn đóng góp 18% mỗi nơi, còn lại 11% là lượng mưa từ Tây Nguyên đổ xuống và tại chỗ ở ĐBSCL. Do đó, phần lớn lượng nước mà Việt Nam có được là ở phần hạ lưu vực từ Lào xuống, chiếm đến 82% tổng lượng nước (trung bình 475 tỉ m3/năm).

Ngày 5-4-1995, tại Chiang Rai (Thái Lan), Hiệp định hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông Mekong (Hiệp định Mekong) đã được thông qua để giám sát các hoạt động phát triển bền vững trên dòng sông của các quốc gia thành viên. Tại thời điểm đó, Hiệp định này từng được coi là “khung thể chế cho việc quản trị một nguồn nước quốc tế tiến bộ nhất”. Hiệp định đã thành lập một thể chế chung là Ủy hội sông Mekong quốc tế (MRC), một cơ quan liên chính phủ chính thống có mục đích thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia trong lưu vực để quản lý hiệu quả việc sử dụng dòng sông.

Các quốc gia thành viên của MRC gồm Vương quốc Campuchia, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Vương quốc Thái Lan và Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Hai quốc gia thượng lưu sông Mekong là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Liên bang Myanmar tham gia là đối tác đối thoại của MRC. MRC đã có lịch sử hợp tác từ năm 1957 với việc thành lập Ủy ban Điều phối Hạ lưu vực sông Mekong (gọi tắt là Ủy ban Mekong).

Hiệp định Mekong được chia thành 6 chương, 42 điều quy  định các vai trò và trách nhiệm của các quốc gia ven sông trong lưu vực. Theo Hiệp định, nguyên tắc cơ bản trong hợp tác giữa các quốc gia thành viên MRC là đồng thuận, bình đẳng và tôn trọng chủ quyền lãnh thổ. Các vấn đề liên quan hợp tác Mekong luôn được xem xét và giải quyết bằng các quá trình tư vấn rộng rãi ở nhiều cấp. Nguyên tắc sử dụng nước công bằng và hợp lý của quốc tế cũng được áp dụng.

Có thể nói, Hiệp định Mekong 1995 và sự ra đời của MRC đã ghi nhận những nhận thức mới của cả 4 quốc gia thành viên trước những biến đổi về chính trị, kinh tế và xã hội trong khu vực. Trong khuôn khổ hợp tác mới, MRC đã đưa các quốc gia ven sông nói chung và Việt Nam nói riêng vào một trang mới trong hợp tác khai thác, phát triển, quản lý và bảo vệ nguồn nước và các tài nguyên liên quan khác trong khu vực sông Mekong.

Hiệp định là căn cứ pháp lý quan trọng, quy định các nguyên tắc cơ bản và khung hợp tác chung cho các quốc gia thành viên trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ nguồn nước và các tài nguyên liên quan khác trong vùng hạ lưu sông Mekong, nhằm đạt được phát triển bền vững, góp phần thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế và các chương trình trọng điểm các quốc gia thành viên trong vùng hạ lưu sông Mekong, đồng thời góp phần thực hiện các mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên Hiệp quốc và thực hiện các Công ước quốc tế khác liên quan quản lý, khai thác, phát triển tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Ðối với Việt Nam, Hiệp định Mekong 1995 là cơ sở pháp lý quan trọng (và cho tới nay là duy nhất về tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan trong lưu vực sông Mekong) để bảo vệ quyền lợi của Việt Nam đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên. Việt Nam luôn gương mẫu, thực hiện nghiêm túc Hiệp định Mekong, tích cực tham gia giải quyết các mâu thuẫn trong Ủy hội, đóng góp tích cực nhất cho các chương trình hoạt động của Ủy hội cả về kinh phí, chuyên gia và thông tin số liệu.

Hiệp định Mekong 1995 còn có ý nghĩa quan trọng trong tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia trong lưu vực sông Mekong và các quốc gia khác trong khu vực.

Hiệp định Mekong 1995 là cơ sở pháp lý quan trọng để bảo vệ quyền lợi của Việt Nam đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên. Trong ảnh: Những chiếc xuồng được người dân vùng đầu nguồn An Giang chuẩn bị sẵn để đánh bắt cá khi nước lũ. Ảnh: Bình Nguyên

Phát huy vai trò của MRC

Ông Phạm Tuấn Phan, Giám đốc Điều hành MRC, cho biết Hiệp định Mekong 1995 được giới chuyên môn và lãnh đạo trên thế giới đánh giá rất tiến bộ và MRC là một tổ chức lưu vực sông hoạt động hiệu quả hàng đầu trên thế giới. Công ước Nước của Liên Hiệp Quốc là một công ước quan trọng, có nhiều điểm chung với Hiệp định 1995. Tuy nhiên chỉ duy nhất Việt Nam phê duyệt Công ước này năm 2014 và do chỉ có Việt Nam là thành viên, Công ước này không có tính hiệu lực ở khu vực Mekong và Lan Thương. Điều này càng chứng tỏ Hiệp định Mekong 1995 là hiệp định duy nhất về quản lý nguồn nước của khu vực và là thỏa thuận tốt nhất mà 4 quốc gia ở lưu vực sông Mekong cam kết được, thể hiện sự tiến bộ cũng như giá trị pháp lý phù hợp nhất trong khu vực.

Về hợp tác Mekong, theo ông Phạm Tuấn Phan, cùng với thời gian và những biến đổi của tình hình kinh tế, chính trị, việc xem xét để cập nhật và bổ sung Hiệp định rất cần thiết. Ủy hội đã và đang tiếp tục đề nghị củng cố Hiệp định 1995.

Thật vậy, trong các khuôn khổ hợp tác vùng hiện nay trong lưu vực sông Mekong, MRC là tổ chức có lịch sử hợp tác lâu dài nhất, có mạng lưới giám sát, hỗ trợ kỹ thuật ổn định, bảo vệ tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan, đồng thời là tổ chức có chức năng xây dựng các khung pháp lý vùng, bao gồm những quy chế có tính ràng buộc cao đối với các quốc gia thành viên về chia sẻ công bằng, hợp lý tài nguyên nước và cùng nhau bảo vệ môi trường sinh thái lưu vực sông bên cạnh chức năng thúc đẩy các dự án phát triển chung.  

Trong gần 25 năm qua, MRC đã đạt được những thành quả nổi bật: Xây dựng khung pháp lý sử dụng tài nguyên nước và tăng cường đối thoại về phát triển tài nguyên nước trong vùng, đặc biệt thúc đẩy quá trình quy hoạch toàn lưu vực có tính điều phối thông qua quản lý tổng hợp tài nguyên nước; nghiên cứu thủy sản và đa dạng sinh học thủy sinh, đưa ra hỗ trợ quyết định môi trường; mở rộng và tăng cường mạng giám sát, xây dựng cơ sở dữ liệu, thúc đẩy quản lý và giảm nhẹ tác động của lũ lụt và hạn hán; giúp các quốc gia thành viên mở rộng các cơ hội thương mại quốc tế thông qua phương tiện giao thông thủy an toàn, hiệu quả hơn và các khuôn khổ pháp lý cho giao thông thủy xuyên biên giới, xác định sự cân bằng giữa các cơ hội và nguy cơ của các dự án thủy điện đang được kiến nghị, khởi động quá trình giúp đỡ người dân trong lưu vực để thích ứng với biến đổi khí hậu; mở rộng hợp tác giữa MRC với các đối tác khu vực, vùng và quốc tế, bao gồm, các đối tác đối thoại (Trung Quốc và Myanmar) và các đối tác phát triển khác.

Hiện nay, MRC có 14 đối tác phát triển và đang tích cực thúc đẩy rộng hợp tác liên lưu vực sông, trong đó có sông Hằng (qua 5 nước châu Á: Ấn Độ, Trung Quốc, Nepal, Buhtan và Bangladesh), sông Danube (qua 10 nước châu Âu: Đức, Áo, Hungary, Slovakia, Croatia, Serbia, Bulgaria, Moldova, Ukraine, Romania), sông Nile (qua 4 nước bắc Phi: Uganda, Ethiopia, Ai Cập, Sudan), sông Amazone (qua 8 nước Nam Mỹ: Bolivia, Brazil, Colombia, Ecuado Guyana, Peru, Surriname, Venezuela) và sông Mississippi (Canada, Hoa Kỳ). Việt Nam tích cực thúc đẩy hợp tác với các đối tác này.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc (bìa trái) và lãnh đạo các nước Lào, Campuchia, Thái Lan thể hiện sự đoàn kết tại Hội nghị cấp cao lần thứ ba Ủy hội sông Mekong quốc tế. Ảnh: vnmc

Trong Tuyên bố chung sau Hội nghị thượng đỉnh MRC lần thứ 3 tại Siem Riep (Campuchia) hồi tháng 4-2018,  lãnh đạo của các quốc gia thành viên một lần nữa khẳng định vai trò quan trọng của Ủy hội sông Mekong quốc tế là một khung hợp tác vùng chủ đạo và khẳng định cam kết chính trị cao nhất của họ trong thực hiện hiệu quả Hiệp định Mekong 1995. Các nhà Lãnh đạo cũng khẳng định Lưu vực sông Mekong bên cạnh các cơ hội phát triển, cũng chịu các rủi ro về suy thoái môi trường, đa dạng sinh học, ảnh hưởng tới sinh kế cho người dân…

Tuyên bố chung cũng đã nhắc tới việc Ủy hội sông Mekong quốc tế gần đây đã hoàn thành Nghiên cứu chung về Quản lý và Phát triển lưu vực sông Mekong, bao gồm các tác động của dự án thủy điện trên dòng chính (thường gọi là Nghiên cứu của Ủy hội) và khuyến nghị các kết quả của Nghiên cứu cần được xem xét kỹ lưỡng cả ở cấp vùng và quốc gia. Với tầm nhìn đến năm 2030 với mục tiêu Ủy hội sông Mekong quốc tế sẽ tự chủ về tài chính, các nhà lãnh đạo đã tái khẳng định tình đoàn kết và tinh thần Mekong là yếu tố vô cùng quan trọng trong thời gian tới.

QUANG NGUYÊN (Tổng hợp)

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
  • Kỳ vọng thanh khoản chứng khoán sớm đảo chiều
  • Holy See to appoint Hà Nội representative
  • IAEA impressed by Việt Nam’s capabilities, engagement: Acting Director General
  • President’s Italy visit tightens bilateral relations: Italian media
  • Phiên đấu giá biển số xe tiếp theo khi nào?
  • President’s Austria visit to help boost bilateral cooperation, multilateral diplomacy
  • PM discusses global issues with former UK PM Tony Blair
  • PM Chính affirms Việt Nam's support for Laos' health sector
推荐内容
  • Truy tặng Huân chương dũng cảm cho anh Phạm Ngọc Anh trong vụ sạt lở đèo Bảo Lộc
  • Defence minister visits units of Air Defence
  • Online reform meetings must reach communal
  • President meets Italian lower house speaker in Rome
  • Cần ngăn chặn tình trạng "đục nước béo cò" trong dịch Covid
  • Việt Nam, US ties 'dynamic, consequential, growing stronger': Blinken