【kết quả trận giao hữu】Nông dân vào vụ mới
(CMO) Sau khi kết thúc những ngày vui xuân đón tết, bà con nông dân trong tỉnh tất bật ra đồng bắt tay ngay vào sản xuất vụ mùa với hy vọng năm mới nhiều thắng lợi.
Nổi tiếng với việc đưa màu xuống ruộng, đây là thời điểm bà con nông dân xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời dốc sức chăm sóc bí rợ để mong có vụ mùa bội thu sau tết. Nhà thì bón gốc bí, chỗ thì tưới nước, nhổ cỏ. Khung cảnh ngày ra đồng đầu năm rộn rã tiếng nói cười, thăm hỏi, chúc nhau một năm gặt hái nhiều thành công.
Gia đình ông Nhàn hy vọng vào mùa bí rợ bội thu. |
Ông Nguyễn Văn Nhàn, Ấp 5, xã Trần Hợi, tâm sự: “Người nông dân nào cũng lo chuyện giá cả, mùa màng, thời tiết... Năm qua, gia đình tôi thay đổi cách sản xuất, ứng dụng khoa học - kỹ thuật, nhờ đó mà năng suất cao hơn. Tuy có vất vả nhưng có nguồn thu nhập khá nên rất phấn khởi”.
Với 5 ha đất nông nghiệp, nhận thấy việc làm lúa không hiệu quả, gia đình ông Nhàn đã chuyển hoàn toàn diện tích này sang trồng cây ăn trái, trồng rẫy, nuôi cá. Mô hình khép kín, đa dạng cây trồng, vật nuôi đã góp phần cải thiện thu nhập đáng kể cho gia đình.
Gia đình ông Bùi Văn Nhiệm, ấp Vồ Dơi, xã Trần Hợi thì chọn cây tràm làm cây trồng chủ lực. Trên diện tích hơn 5 ha đất, ông dành 2,5 ha để trồng tràm, diện tích còn lại nuôi cá, trồng bông súng, trồng chuối và hoa màu. Ông Nhiệm trần tình: “Đất ở đây trũng, phèn nhiều nên chỉ phù hợp trồng tràm và chuối. Chúng tôi thu hoạch các loại cây ngắn ngày để lấy đó làm sinh kế cho gia đình trong khi chờ đến kỳ thu hoạch cây tràm. Tết thì chỉ nghỉ 2 ngày 30, mùng 1 thôi, mùng 2 bắt đầu ra đồng nhổ bông súng, cắt lá chuối tươi. Vất vả quanh năm, nhưng đổi lại chúng tôi được sinh sống, sản xuất trên mảnh đất của mình nên ai cũng vui”.
Ngày ra đồng đầu năm mới của nông dân Trần Hợi với nhiều hy vọng. |
Theo kinh nghiệm hơn 10 năm qua, vụ cuối năm gia đình ông Nhiệm thường trồng rẫy với các loại như bầu, mướp, khổ qua để thu hoạch sau tết. Khi bắt đầu sang năm mới, gia đình ông thu hoạch vụ cuối cùng, sau đó làm giàn, xới đất, xuống giống cho vụ màu đầu năm. Mỗi năm công việc sản xuất của gia đình ông cứ xoay vòng. Thu nhập từ nông sản tuy còn bấp bênh do giá cả nhưng ông Nhiệm cùng gia đình vẫn kiên trì sản xuất, phát triển kinh tế.
Trên những cánh đồng lúa, khi thu hoạch tới đâu thì dây bí rợ, cây đậu xanh… thi nhau phát triển đến đó. Đây là cách tính toán rất hay của người nông dân để có thể tạo nguồn thu nhập trên cùng diện tích đất. Và mỗi năm đi qua, nông lại có được nhiều kinh nghiệm hơn trong sản xuất, từ đó năng suất, sản lượng cũng ngày một tăng, nguồn thu nhập mang về cũng khá hơn, giúp cuộc sống ngày càng được cải thiện./.
Hằng My
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Kỳ vọng vào năm mới có nhiều cơ hội và thành công
- ·Bắt nguyên chủ tịch xã dùng bằng giả ở Đắk Nông
- ·Làm lại giấy khai sinh bị yêu cầu chụp hình bia mộ bố mẹ
- ·Chống tham nhũng từ đâu nhỉ?
- ·Cảnh sát hóa trang xử lý xe quá tải chạy trên đê ở Hà Nội
- ·Triệt để thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong quản lý, điều hành, sử dụng ngân sách
- ·Điện Biên hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực
- ·TP. Hồ Chí Minh: Hải quan hỗ trợ doanh nghiệp khai thác hiệu quả EVFTA
- ·Sôi động thị trường tiền lưu niệm độc lạ lì xì Tết
- ·Đảng viên trẻ người Hrê làm kinh tế giỏi, xây dựng gia đình hạnh phúc
- ·Biển số ô tô 65A
- ·UNESCO sẽ hỗ trợ Hà Nội trở thành trung tâm sáng tạo
- ·Tích cực triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn, hỗ trợ người dân
- ·Quảng Ngãi: Trao giải Hội thi tìm kiếm các mô hình xóa bỏ định kiến giới, bạo lực gia đình
- ·Về căn cứ xưa, nghe kể chuyện chở che bộ đội đánh giặc...
- ·Bắt nguyên chủ tịch xã dùng bằng giả ở Đắk Nông
- ·Triển lãm ‘Xanh màu khát vọng’ ở Trường Sơn
- ·Đụng chạm nhưng làm việc tốt cho đất nước chẳng có gì phải sợ
- ·Dự báo thời tiết 23/7: Miền Bắc nắng nóng trở lại, Trung và Nam Bộ mưa to
- ·Thủ tướng: Mở cửa đến mức độ nào?