【bóng đá số - dữ liệu 66】Núi Phú Sĩ bất ngờ không có tuyết sau hơn 100 năm
Núi Phú Sĩ nổi tiếng với những sườn núi phủ tuyết gần như quanh năm. Mỗi mùa thu, đỉnh núi lại xuất hiện tuyết rơi, thường vào tuần đầu tiên của tháng 10. Năm ngoái, tuyết rơi đầu tiên trên đỉnh núi vào ngày 5/10 nhưng năm nay, tới đầu tháng 11, tuyết vẫn chưa xuất hiện.
Theo Yutaka Katsuta, một nhà dự báo tại Văn phòng Khí tượng Địa phương Kofu, thời tiết ấm áp đã ngăn chặn tuyết rơi trên ngọn núi cao nhất Nhật Bản. Đây là kỷ lục muộn nhất của núi Phú Sĩ từ khi dữ liệu bắt đầu ghi nhận vào năm 1894. Trước đó, kỷ lục được ghi nhận vào năm 1955 và 2016, khi tuyết rơi lần đầu tiên ngày 26/10.
Theo Katsuta, nhiệt độ mùa hè năm nay rất cao và mức nhiệt này tiếp tục kéo dài đến tháng 9, ngăn chặn luồng không khí lạnh mang theo tuyết. Biến đổi khí hậu có thể ảnh hưởng đến thời điểm hình thành của lớp tuyết phủ. Mùa hè năm 2024 là mùa hè nóng nhất từng được ghi nhận ở Nhật Bản, ngang bằng với nhiệt độ khắc nghiệt ghi nhận được vào năm 2023.
Việc không có tuyết rơi bất thường trên núi Phú Sĩ mang lại lo ngại đáng kể về môi trường. Những thay đổi này có thể gây ra tác động lâu dài đến hệ sinh thái địa phương, ảnh hưởng đến hệ thực vật và động vật thích nghi với nhiệt độ lạnh hơn. Tuyết tan góp phần cung cấp nguồn nước ngọt cho các khu vực xung quanh. Sự chậm trễ trong quá trình tích tụ tuyết này có thể dẫn đến các vấn đề thiếu nước trong các mùa tiếp theo.
Trang web dự báo thời tiết Tenki.jpdo Hiệp hội thời tiết Nhật Bản cho biết, có khả năng sẽ có mưa tạm thời gần núi Phú Sĩ vào ngày 6/11. Không khí lạnh sẽ tràn vào và chuyển từ mưa sang tuyết gần đỉnh núi. Thời tiết sẽ dần quang đãng và tuyết đầu tiên trên núi có thể được quan sát thấy vào sáng ngày 7.
Không chỉ là điểm ngắm cảnh nổi tiếng nhất nhì Nhật Bản, núi Phú Sĩ còn là điểm đến quen thuộc của những người đam mê đi bộ đường dài, với hơn 220.000 du khách leo lên những con dốc đá dựng đứng mỗi năm trong mùa đi bộ đường dài. Những người đi bộ đường dài thường leo núi vào ban đêm với mong muốn được ngắm cảnh mặt trời mọc từ đỉnh núi cao 3.776 mét. Nhưng năm nay, số người chinh phục núi Phú Sĩ đã giảm đi.
Tại hồ Kawaguchi, một địa điểm ngắm núi Phú Sĩ phổ biến, du khách người Pháp Hugo Koide nói với AFPrằng "thật sốc khi thấy vào thời điểm này trong năm lại không có tuyết". Người đàn ông 25 tuổi, người thường đến thăm khu vực này vào mùa thu khi còn nhỏ, cho biết anh vẫn nhớ núi Phú Sĩ "luôn được tuyết bao phủ".
"Tôi mặc áo phông và quần đùi khi tới đây tham quan. Cảm giác không giống trước đây", du khách người Australia Jason Le nói.
Hà Nguyên(Theo Earth.com, CNA)
(责任编辑:La liga)
- ·Từ 15/9, Bộ Công an quy định 4 trường hợp CSGT được dừng xe
- ·Pin lithium
- ·Tiềm năng lớn của loại năng lượng tái tạo làm từ đá
- ·Cháy nhà máy chứa 900 tấn pin lithium ở Pháp
- ·Cục Thuế Cao Bằng thu hồi được hơn 600 tỷ đồng tiền nợ thuế trong năm 2024
- ·Nước ngầm nhiều nơi trên thế giới đang giảm nhanh
- ·Chế tạo các bộ phận ô tô điện từ cây ô liu
- ·Gạch thông minh lưu trữ năng lượng có thể cung cấp ánh sáng trong nhà
- ·Các trường hợp được thanh toán bảo hiểm y tế 100% khi khám chữa bệnh ngoại trú
- ·Khám phá trang trại trồng rau dưới đáy biển
- ·Nhận định, soi kèo Lens vs Toulouse, 21h00 ngày 5/1: 7 lần thất bại
- ·Hòn đảo năng lượng nhân tạo đầu tiên trên thế giới có gì đặc biệt?
- ·Gạch thông minh lưu trữ năng lượng có thể cung cấp ánh sáng trong nhà
- ·Tổ hợp trang trại gió, năng lượng mặt trời, trại cá đầu tiên trên thế giới
- ·TP.HCM: Thông xe cầu 343 tỷ đồng sau 5 năm xây dựng
- ·Nơi 'ô nhiễm không khí nhất Hà Nội'
- ·Lượng khí CO2 liên quan năng lượng toàn cầu cao kỷ lục
- ·Chung cư, văn phòng tại Mỹ lo ế khách nếu thiếu trạm sạc xe điện
- ·Một chủ tịch huyện ở Thừa Thiên Huế vi phạm nồng độ cồn
- ·Liên tiếp 3 ngày, Hà Nội đứng đầu thế giới về ô nhiễm không khí