【verona juventus】Hàng loạt dự án bất động sản ở TP HCM có thể 'thoát' truy thu tiền đất hơn 900 tỷ đồng
Hàng loạt dự án bất động sản ở TP HCM có thể 'thoát' truy thu tiền đất hơn 900 tỷ đồng
Thanh tra Chính phủ vừa kiến nghị Thủ tướng không truy thu tiền sử dụng đất,àngloạtdựánbấtđộngsảnởTPHCMcóthểthoáttruythutiềnđấthơntỷđồverona juventus tiền phạt chậm nộp hàng trăm tỷ đồng với nhiều dự án bất động sản quy mô lớn tại khu đô thị phía nam TP HCM.
Trước đó, theo kết luận thanh tra, số tiền doanh nghiệp phải nộp lên tới 935 tỷ đồng.
Thành phố kiến nghị, thanh tra đồng ý
Đây là trường hợp hi hữu sau hàng chục năm ban hành kết luận thanh tra, Thanh tra Chính phủ lại kiến nghị Thủ tướng không tiếp tục truy thu tiền đất của các doanh nghiệp.
Trước đó, năm 2011 Thanh tra Chính phủ đã ban hành kết luận thanh tra số 2889 về việc chấp hành pháp luật trong công tác quy hoạch sử dụng đất, xây dựng và quản lý sử dụng đất tại TP HCM. Kết luận thanh tra đã yêu cầu 10 dự án bất động sản trong khu đô thị phía nam TP HCM phải nộp 935 tỷ đồng tiền sử dụng đất, tiền phạt chậm nộp.
Dù Thanh tra Chính phủ kết luận vậy, nhưng những năm qua UBND TP HCM đã nhiều lần có văn bản kiến nghị Thủ tướng cho miễn giảm, không truy thu 935 tỷ đồng tiền đất từ các nhà đầu tư dự án tại khu đô thị nam thành phố.
Từ kiến nghị của TP HCM, năm 2020 Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình đã yêu cầu Thanh tra Chính phủ phối hợp với các bộ Tài chính, Tài nguyên và môi trường, Xây dựng và UBND TP HCM kiểm tra, rà soát lại khoản tiền 935 tỷ đồng trong kết luận 2889 của Thanh tra Chính phủ. Đồng thời kiểm tra, rà soát việc điều chỉnh quy hoạch, giao đất, tính tiền sử dụng đất, tiến độ thực hiện các dự án theo quy hoạch.
Kết quả kiểm tra, rà soát của đoàn công tác liên ngành tại khu đô thị phía nam TP HCM cho thấy đề xuất miễn, giảm và không truy thu hàng trăm tỷ đồng tiền đất của UBND TP HCM là có cơ sở. Vì vậy, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng không truy thu tiền sử dụng đất, tiền phạt chậm nộp tại các dự án.
Nhiều đơn vị "thoát nạn"
Đáng lưu ý trong nhóm 10 dự án vừa được Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng cho miễn truy thu tiền đất là 3 dự án do Công ty CP Đầu tư xây dựng Bình Chánh đầu tư.
Đó là các kiến nghị không truy thu 15,8 tỷ đồng tiền sử dụng đất khu tái định cư Phong Phú 4; 140,3 tỷ đồng tiền sử dụng đất khu tái định cư và công trình công cộng - khu số 11; 528 triệu đồng tiền sử dụng đất để xây dựng trạm xăng thuộc dự án khu dân cư ấp 4, xã Tân Tạo.
Về việc không tiếp tục truy thu 140,3 tỷ đồng tiền sử dụng đất khu tái định cư và công trình công cộng - khu số 11, theo Thanh tra Chính phủ là do sau khi giao khoảng 55,2ha đất thuộc dự án cho Công ty CP Đầu tư xây dựng Bình Chánh vào năm 2004, UBND TP HCM đã ra quyết định thu hồi quỹ đất này để giao cho: Trường trung cấp Xây dựng TP HCM (2ha), Trường đại học tư thục Kinh tế tài chính (5,52ha), Trường đại học Kinh tế tài chính TP HCM (4,45ha), Công ty TNHH BSC-WCT (10,3ha)...
Bên cạnh đó, TP HCM đã thu hồi 9,4ha mà Công ty CP Đầu tư xây dựng Bình Chánh không thực hiện khu nhà ở công cộng tại xã Bình Hưng. Đối với 17,5ha đất còn lại, năm 2017 TP HCM tiếp tục ra quyết định giao đất cho Công ty CP Đầu tư xây dựng Bình Chánh thực hiện dự án. Doanh nghiệp này đã nộp 44,5 tỷ đồng tiền sử dụng đất và đang tiếp tục hoàn tất thủ tục để nộp nốt số tiền còn lại.
Khoản tiền đất lớn nhất vừa được Thanh tra Chính phủ kiến nghị không truy thu vì không hợp lý là 598,5 tỷ đồng tại dự án đầu tư xây dựng nhà ở tại xã Phong Phú, huyện Bình Chánh. Dự án do Công ty CP đầu tư và phát triển Phú Mỹ làm chủ đầu tư.
Theo UBND TP HCM, tổng số tiền sử dụng đất phải nộp cho toàn bộ dự án khoảng 137,8 tỷ đồng chứ không phải số tiền 598,5 tỷ đồng nêu trong kết luận thanh tra. Kết quả rà soát kiểm tra của đoàn liên ngành thời gian qua đã xác nhận điều này, vì vậy không có cơ sở để tiếp tục truy thu 460,7 tỷ đồng tiền đất dự án như kết luận ban đầu của cơ quan thanh tra.
Ngoài các dự án phía nam TP, trong báo cáo vừa gửi tới Thủ tướng, Thanh tra Chính phủ cũng kiến nghị không thu tiền sử dụng đất các dự án khu nhà ở phường Bình Trưng Đông, Cát Lái (32 tỷ đồng); khu nhà ở cán bộ, công nhân viên tại phường Bình An (14,2 tỷ đồng); lô đất số 7, khu 6B (11,6 tỷ đồng); khu nhà ở Phước Long B (5,3 tỷ đồng) và khu định cư An Phú Tây (27,7 tỷ đồng). Các dự án này nằm tại quận 2 và quận 9 trước đây (nay là TP Thủ Đức).
Ngoài kiến nghị không thu tiền sử dụng đất các dự án tại khu đô thị nam TP HCM với tổng số tiền khoảng 708 tỷ đồng, Thanh tra Chính phủ cũng kiến nghị Thủ tướng không truy thu số tiền phạt chậm nộp 230,8 tỷ đồng đã nêu trong kết luận thanh tra 2889 vào năm 2011.
Trong đó, có các đơn vị đáng chú ý như Công ty TNHH xây dựng Nam Long, Công ty TNHH Ngân Thanh không nộp chậm tiền sử dụng đất nên không bị phạt; Công ty TNHH Vạn Phát Hưng có số tiền phạt chậm nộp 23,6 tỷ đồng nhưng trên thực tế đã nộp thừa tiền sử dụng đất.
Kiến nghị thu hồi 13 dự án
Theo Thanh tra Chính phủ, việc lựa chọn nhà đầu tư các dự án tại khu đô thị phía nam TP HCM không thực hiện đấu thầu, đấu giá quyền sử dụng đất. Việc lựa chọn nhà đầu tư do UBND TP HCM hoặc Ban quản lý khu Nam chỉ định, chấp thuận dự án đầu tư, không thẩm định năng lực nhà đầu tư.
Việc đầu tư tràn lan, dàn trải, dẫn đến hiện chưa có dự án nào hoàn thành, đều trong tình trạng dở dang. Hầu hết dự án được giao đất từ năm 2000 nhưng chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng, chưa thực hiện đầu tư.
Thanh tra Chính phủ đề nghị thu hồi 13 dự án đã được giao đất từ năm 1999 - 2003 nhưng chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng, chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính đất đai, chưa đầu tư xây dựng. Đó là các dự án: khu dân cư Nam Sài Gòn, khu dân cư Intresco, chung cư tái định cư 6B, phát triển nhà ở lô số 3, phát triển nhà ở lô số 5, khu dân cư 9A2...
- ·Người Việt dùng smartphone truy cập Internet để làm gì nhiều nhất?
- ·Hải Phòng ghi nhận 1 nhân viên bệnh viện dương tính Covid
- ·FDI: Vì sao vốn đầu tư tăng cao nhưng nộp ngân sách thấp?
- ·VEC “đòi” loạt cơ chế để bán quyền thu phí cao tốc Cầu Giẽ
- ·Sạc nhanh pin điện thoại bằng một vài thủ thuật
- ·Việt Nam ghi nhận ca bệnh Covid
- ·2 chuyến bay chuyển vắc xin AstraZeneca từ TP.HCM ra Hà Nội
- ·TP.HCM: Đặt hàng doanh nghiệp để phát triển hạ tầng đô thị
- ·Quốc lộ 4C sạt lở, công an và người dân tất bật xúc đất thông đường
- ·Thu hút FDI đạt mốc 12 tỷ USD
- ·Tăng vốn điều lệ lên 8.202,6 tỷ đồng, Generali Việt Nam khẳng định cam kết phát triển bền vững
- ·Ám ảnh tồn kho xi măng
- ·Thủ tướng chỉ thị thực hiện giải pháp thúc đẩy tăng trưởng các ngành, lĩnh vực
- ·Còn nhiều tiềm năng phát triển nghề nuôi tôm trên cát
- ·Điều tra việc hút cát, chặt phá cây tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy
- ·VNVC chuyển giao 30 triệu liều vắc xin Covid
- ·Điều kiện kinh doanh ô tô
- ·Bộ Y tế công bố thêm 4 ca Covid
- ·37 triệu người dùng sẽ không thể truy cập Internet từ 1/1/2016
- ·Bắt đối tượng cướp tài sản của lái xe taxi tại Vĩnh Phúc
- Chủ tịch Quốc hội: Cải tiến việc lấy phiếu tín nhiệm để nâng cao hiệu quả
- Khánh Hòa xem xét sẽ tổ chức Lễ hội Vịnh ánh sáng thường niên
- Nghiên cứu ngăn chặn hoạt động rửa tiền trong lĩnh vực tài sản ảo
- Tập đoàn Ấn Độ tặng trẻ em Việt Nam 200.000 liều vắc xin phòng Covid
- Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Đà Nẵng diễn ra như thế nào?
- Khi dao phẫu thuật rạch 3 lần da mới đứt
- Chuẩn bị Hội thi tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tham nhũng
- Phá nhanh băng nhóm cướp tài sản táo tợn trên Quốc lộ 61C
- Kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước để chống lạm quyền, lộng quyền
- Ra mắt trang thông tin đất đai thành phố Thủ Đức