会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【ket qua bong da cup c1 chau au】Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng: Ngành Tài chính tiếp tục cải cách toàn diện trong 5 năm tới!

【ket qua bong da cup c1 chau au】Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng: Ngành Tài chính tiếp tục cải cách toàn diện trong 5 năm tới

时间:2025-01-25 15:49:59 来源:Nhà cái uy tín 作者:La liga 阅读:564次

bo truong dinh tien dung nganh tai chinh tiep tuc cai cach toan dien trong 5 nam toi

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng.

Thưa Bộ trưởng,ộtrưởngĐinhTiếnDũngNgànhTàichínhtiếptụccảicáchtoàndiệntrongnămtớket qua bong da cup c1 chau au giai đoạn 2011-2015 được coi là giai đoạn có rất nhiều khó khăn, tuy nhiên cùng với cả hệ thống chính trị, ngành Tài chính đã nỗ lực không ngừng góp phần vào thành công chung của nhiệm vụ kinh tế-xã hội giai đoạn 2011-2015. Với tư cách là tư lệnh ngành Tài chính, xin ông đánh giá về những thành tựu mà ngành Tài chính đã đạt được trong 5 năm qua.

Năm 2015, khép lại năm cuối cùng thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 với nhiều điểm sáng tích cực. Cùng với kết quả khả quan về kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh như tăng trưởng GDP khá cao, lạm phát thấp, sản xuất kinh doanh phục hồi rõ nét, môi trường đầu tư kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam được cải thiện một bước quan trọng và vấn đề chủ quyền, an ninh quốc gia được đảm bảo. Cùng với thành tựu chung của cả nước, ngành Tài chính đã hoàn thành toàn diện các nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giao, nổi bật là:

Thứ nhất,trong 5 năm qua, toàn ngành Tài chính đã tập trung nỗ lực vào cải cách hệ thống thể chế tài chính theo định hướng XHCN; đồng thời, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; gắn với đó là cải cách thủ tục hành chính và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế cũng như khơi thông, phân bổ, quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính quốc gia. Hệ thống pháp luật cũng góp phần vận hành đồng bộ, thông suốt các loại hình thị trường, nhất là thị trường tài chính và dịch vụ tài chính.

Trong 5 năm qua, ngành Tài chính thực hiện nghiên cứu trình Chính phủ, Quốc hội thông qua 20 luật trên tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành; 04 Nghị quyết của Quốc hội để tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; 03 NQ của UBTVQH, 99 Nghị định của Chính phủ và 108 quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Đây là hành lang pháp lý rất quan trọng để ngành Tài chính tiếp tục đổi mới cùng đất nước trong việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế.

Thứ hai, chính sách tài chính giai đoạn qua vừa kết hợp chặt chẽ với chính sách tiền tệ nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, vừa tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất, thu hút đầu tư nước ngoài. Đồng thời, ngành Tài chính được giao trọng trách rất quan trọng trong kiểm soát giá cả. Trong những năm gần đây, điều hành giá cả cơ bản theo hướng thị trường, đặc biệt là những mặt hàng thiết yếu nhà nước quản lý về giá, cũng như những mặt hàng có tác động lớn với đời sống kinh tế xã hội, đời sống nhân dân, qua đó góp phần ổn định chính sách tiền tệ, kiểm soát tốt lạm phát.

Thứ ba, trong bối cảnh những năm cuối nhiệm kỳ giá dầu thế giới sụt giảm và cắt giảm lộ trình thuế quan theo yêu cầu hội nhập quốc tế, nhưng ngành tài chính đã phối hợp tốt với các ngành, các cấp và các địa phương để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ tài chính- NSNN hàng năm và 5 năm theo các nghị quyết của Quốc hội. Thu NSNN năm sau cao hơn năm trước, đạt và vượt dự toán Quốc hội. Mặc dù bị tác động lớn từ suy thoái kinh tế nhưng tổng thu NSNN 2011-2015 vẫn cao gấp 2 lần giai đoạn 2006-2010.

Đồng thời với quản lý thu, quản lý chi NSNN được thực hiện chặt chẽ, triệt để tiết kiệm nhưng vẫn đảm bảo vốn cho đầu tư phát triển, an sinh xã hội, an ninh quốc phòng trong tình hình mới.

Thứ tư, cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế và hải quan đã đi được 1 bước rất quan trọng, góp phần cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Số giờ nộp thuế đã giảm được 420 giờ, xuống còn 117 giờ, tương đương với các nước Asean-6 và đang tiến tới thời gian nộp thuế của các nước Asean-4. Cùng với đó là hiện đại hóa ngành thuế, đến nay doanh nghiệp kê khai nộp thuế điện tử đạt 98,5% và doanh nghiệp thực hiện nộp thuế điện tử đã đạt 90.8%, vượt mục tiêu theo Nghị quyết 19 của Chính phủ.

Cùng với lĩnh vực thuế, lĩnh vực hải quan đã có bước cải cách rất lớn, đã tiến hành đồng bộ và thực hiện thắng lợi hải quan điện tử, đã kết nối kỹ thuật với các nước Asean, đồng thời thực hiện tốt một cửa quốc gia. Đến nay, số giờ thông quan đã giảm đáng kể; 34/34 Cục Hải quan đã tiến hành đồng bộ hải quan điện tử, đang tiến hành các bước tiếp theo, phối hợp 9 bộ, ngành trung ương để giảm tối đa giờ kiểm soát giám định chất lượng hàng hóa, giảm tối đa thời gian thông quan hàng hóa, đảm bảo thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Thứ năm, quản lý có hiệu quả, đảm bảo an toàn nợ quốc gia. Tính đến 2015, các chỉ tiêu nợ công, nợ Chính phủ và nợ nước ngoài của quốc gia trong giới hạn cho phép theo Nghị quyết của Quốc hội. Đồng thời, trong bối cảnh nợ công đang có xu hướng tăng, nhiệm vụ cơ cấu lại nợ công đã và đang được tiến hành và sẽ tiếp tục kéo dài nhằm đảm bảo bền vững nợ quốc gia.

Thứ sáu, tái cơ cấu trong lĩnh vực tài chính – NSNN được thực hiện đồng bộ và có kết quả.

Tái cơ cấu DNNN: đẩy mạnh rà soát, hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách đối với doanh nghiệp 100% vốn nhà nước; sửa đổi, bổ sung các quy định về chuyển đổi, cổ phần hóa, bán, giao, giải thể, phá sản doanh nghiệp nhằm thúc đẩy tái cơ cấu DNNN, bảo đảm ngăn chặn thất thoát vốn, tài sản nhà nước, tạo sự minh bạch trong công tác quản lý tài chính DNNN. Đặc biệt, đã xây dựng và trình Chính phủ để Chính phủ trình Quốc hội thông qua Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, góp phần nâng cao trách nhiệm kiểm tra, giám sát của chủ sở hữu; phân định rõ quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của chủ sở hữu cũng như doanh nghiệp nhằm khắc phục những bất cập trong triển khai thực hiện và đáp ứng yêu cầu quản lý trong tình hình mới.

Giai đoạn 2011 - 2015 đã sắp xếp được 471 doanh nghiệp, trong đó, thực hiện cổ phần hóa 408 doanh nghiệp; việc thoái vốn đầu tư khỏi 5 lĩnh vực (chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản, quỹ đầu tư) đạt kết quả tích cực; hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh của DNNN được cải thiện; tình trạng đầu tư dàn trải, ngoài ngành được hạn chế; cơ cấu DNNN được sắp xếp, điều chỉnh phù hợp hơn...

Thị trường chứng khoán (TTCK) tiếp tục phát triển theo hướng ổn định, tích cực. Các quy định liên quan đến tái cấu trúc TTCK đã được rà soát, hoàn thiện. Đồng thời; đã thực hiện đẩy mạnh tái cơ cấu thị trường trái phiếu nhằm tăng cường khả năng huy động vốn cho NSNN và trở thành thị trường chuẩn cho các sản phẩm tài chính khác.

Đến năm 2015, mức vốn hóa TTCK tăng gấp 2 lần so với cuối năm 2010, đạt khoảng 35,3% GDP; dư nợ thị trường trái phiếu tăng khoảng 2,19 lần, lên mức 23,7% GDP; thanh khoản thị trường được cải thiện;....

Thể chế, chính sách trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm được rà soát, sửa đổi, bổ sung phù hợp với Đề án tái cơ cấu và Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm, nhằm tạo thuận lợi cho sự phát triển của thị trường; nâng cao vai trò huy động vốn; tăng cường hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH);...

Giai đoạn 2011-2015, doanh thu toàn thị trường ước tăng trung bình 17%/năm; tổng số tiền đầu tư trở lại nền kinh tế tăng bình quân khoảng 16,5%/năm (vượt chỉ tiêu đề ra tại Chiến lược).

Thưa Bộ trưởng, bên cạnh những thành tựu lớn mà ngành Tài chính đã đạt được trong giai đoạn 2011-2015 vừa qua, điều gì khiến Bộ trưởng còn băn khoăn và muốn hoàn thiện trong năm 2016 và những năm tiếp theo?

Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, ngành Tài chính vẫn còn một số vấn đề nổi cộm cần giải quyết trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài:

Đầu tiên là yêu cầu cần phải tiếp tục đổi mới toàn diện và mạnh mẽ hơn nữa trong việc xây dựng và triển khai thực hiện thể chế, chính sách tài chính nhằm tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đảm bảo tính đồng bộ, công khai, minh bạch, phù hợp với sự phát triển của kinh tế thị trường định hướng XHCN và yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế.

Trong vấn đề quản lý nợ công: để đảm bảo an toàn nợ công, quản lý sử dụng hiệu quả nợ công, bền vững nợ công, trong thời gian tới chúng ta cần tiếp tục có những điều chỉnh không chỉ về cơ chế, chính sách trước mắt mà cần có chương trình, kế hoạch lâu dài. Trước mắt cần đánh giá lại Luật quản lý nợ công để trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung; cùng với đó là đánh giá, điều chỉnh Chiến lược nợ công đến năm 2020, tầm nhìn 2030 cho phù hợp với các yêu cầu mới về đảm bảo an ninh tài chính quốc gia.

Về vấn đề cân đối NSNN, đặc biệt trong bối cảnh cân đối NSNN còn khó khăn, chi thường xuyên vẫn đang chiếm tỷ trọng cao trong dự toán chi NSNN, sẽ ảnh hưởng lớn đến dành nguồn cho chi đầu tư phát triển và chi trả nợ. Do vậy, cần phải từng bước cơ cấu lại NSNN, trong đó, tập trung cơ cấu lại chính sách thu nhằm đảm bảo thúc đẩy sản xuất kinh doanh vừa đảm bảo yêu cầu hội nhập quốc tế, cắt giảm lộ trình thuế quan, vừa bảo đảm cân đối NSNN.

Trong bối cảnh kinh tế yêu cầu chi tiêu lớn đặc biệt chi đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế xã hội, buộc chúng ta phải vay lớn, dẫn đến bội chi cao. Tuy nhiên, trong thời gian tới tiếp tục phải cắt giảm bội chi theo lộ trình và yêu cầu Nghị quyết Đại hội Đảng nhằm đảm bảo an toàn nợ công, an ninh tài chính quốc gia như đề cập ở trên.

Bên cạnh đó, chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu, đề ra chính sách khuyến khích phát triển đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam. Hiện nay, số lượng doanh nghiệp trên thị trường Việt Nam rất ít (chỉ có trên 500 nghìn DN), quy mô còn nhỏ.

Ngoài ra, để góp phần tạo môi trường sản xuất kinh doanh bình đẳng của Việt Nam, vấn đề chống thất thu, thất thoát thuế cũng cần phải được đẩy mạnh. Vừa qua ngành Tài chính đã quyết tâm thực hiện rất tốt, nhưng tiến tới phải thực hiện tốt hơn. Đồng thời, cần phải tiếp tục quyết liệt trong cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài chính, nhất là lĩnh vực thuế-hải quan trên cơ sở tiếp tục rà soát lại quy trình quản lý.

Cuối cùng, tập trung phát triển nguồn nhân lực ngành Tài chính đi đôi với sắp xếp, nâng cao hiệu quả bộ máy, tăng cường đào tạo lại đội ngũ, đặc biệt là đội ngũ thuế - hải quan để phù hợp với tình hình mới; tiếp tục hoàn thiện cơ chế đánh giá công chức, viên chức. Tăng cường trách nhiệm và năng lực của cơ quan quản lý tài chính các cấp.

Hội nhập quốc tế đang ngày càng phát triển, mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với nền kinh tế của Việt Nam, trong đó có việc thiết lập một thị trường tài chính minh bạch, chủ động và hiệu quả. Xin Bộ trưởng cho biết những định hướng và giải pháp cụ thể trong thời gian tới mà Bộ Tài chính sẽ thực hiện nhằm hoàn thiện thể chế cũng như hệ thống pháp luật đối với thị trường tài chính ở nước ta?

Thời gian qua, Việt Nam đã tích cực, chủ động hội nhập sâu rộng và toàn diện vào khu vực và thế giới, mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam, trong đó có việc thiết lập một thị trường tài chính minh bạch, chủ động và hiệu quả. Cùng với quá trình hội nhập, thị trường tài chính phát triển ổn định và tích cực với quy mô thị trường được mở rộng, năng lực tài chính, quản trị của các thành viên tham gia thị trường được tăng cường và cơ sở hạ tầng thị trường cũng từng bước được nâng cấp. Tuy nhiên, thị trường tài chính cũng đối mặt với không ít thách thức trong quá trình hội nhập như: quy mô thị trường tài chính của Việt Nam còn nhỏ so với các nước trong khu vực; năng lực cạnh tranh của các thành viên tham gia thị trường còn chưa cao; chất lượng và tính đa dạng của dịch vụ cung cấp còn chưa theo kịp sự phát triển, nhu cầu của thị trường.

Định hướng chung của Bộ Tài chính là tiếp tục hoàn thiện các thể chế và hệ thống pháp luật đối với thị trường tài chính một cách đồng bộ, hiệu quả và minh bạch, phù hợp với định hướng phát triển nền kinh tế - xã hội và tài chính quốc gia trong thời kỳ tới. Đồng thời, chủ động hội nhập thị trường tài chính quốc tế, từng bước tiếp cận với các chuẩn mực chung và thông lệ quốc tế.

Triển khai thực hiện định hướng trên, các giải pháp cụ thể sẽ được ngành Tài chính nghiên cứu triển khai như: hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách nhằm tiếp tục thúc đẩy thị trường chứng khoán (TTCK), thị trường trái phiếu phát triển lành mạnh, hiệu quả theo các mục tiêu, định hướng và giải pháp đặt ra trong Chiến lược phát triển TTCK, thị trường trái phiếu đến năm 2020 và Lộ trình phát triển thị trường trái phiếu đến năm 2020. Trình Quốc hội ban hành Luật Chứng khoán (sửa đổi) với phạm vi điều chỉnh rộng hơn, tiếp cận gần hơn với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế.

Tiếp tục đẩy nhanh tiến trình tái cấu trúc TTCK, phục vụ hiệu quả tái cơ cấu nền kinh tế và phù hợp với các cam kết quốc tế. Đa dạng hóa và phát triển các loại hình nhà đầu tư tổ chức, đặc biệt đẩy mạnh thu hút nhà đầu tư nước ngoài. Tiếp tục nâng cao chất lượng hàng hóa cho TTCK qua việc tăng cường tính minh bạch, quản trị công ty; đồng thời, thúc đẩy các DNNN lớn sau cổ phần hóa lên niêm yết, từng bước giảm tỷ lệ sở hữu Nhà nước; đa dạng hóa các công cụ tài chính để hoàn thiện cấu trúc thị trường; xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán phái sinh. Tiếp tục nâng cao năng lực, tính chuyên nghiệp của các tổ chức trung gian thị trường.

Bên cạnh TTCK thì các thị trường trái phiếu, cổ phiếu, bảo hiểm cũng phải được đồng bộ thúc đẩy lên. Cùng với đó là đào tạo đội ngũ cán bộ trong các lĩnh vực này chuyên nghiệp hơn, năng động hơn, các chính sách minh bạch hơn. Đặc biệt, trong kinh tế thị trường yêu cầu minh bạch là yêu cầu thiết thực, chúng ta mở cửa nhưng khâu kiểm tra kiểm soát phải tốt hơn, hiệu quả hơn, minh bạch hơn tiếp tục xây dựng và kiện toàn khuôn khổ pháp lý về kế toán và kiểm toán, đầy đủ, đồng bộ nhưng phải phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế.

Xin cảm ơn Bộ trưởng!

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
  • Quy định mới về kinh doanh xuất khẩu gạo
  • Việt Nam responds to reports of planned military drills with Russia
  • Foreign Minister Sơn meets US counterpart, National Security Advisor in Washington
  • China demanded to respect Việt Nam’s sovereignty over Hoàng Sa archipelago
  • Hiện trạng rừng ở dự án hồ chứa nước Ka Pét
  • Việt Nam attends 18th congress of World Federation of Trade Unions in Italy
  • Việt Nam highlights significance of peace in global development
  • US security official agrees with Việt Nam's proposal to clarify Indo
推荐内容
  • Nhận định, soi kèo Panetolikos vs Olympiacos, 22h59 ngày 6/1: Đòi lại ngôi đầu
  • Greek President to pay official visit to Việt Nam
  • Engineering unit arrives for UN peacekeeping mission
  • Việt Nam, Laos underline special solidarity amid complex international developments
  • 1500 người cùng nhau đi tìm 'Đường về hạnh phúc'
  • PM Chính meets with Lao counterpart in Washington