【sjk seinajoki】Hiệu quả từ dự án “Tình chị em” tại xã Tân Bằng
Qua 3 năm thực hiện Dự án “Hoàn thiện và nhân rộng toàn quốc mô hình Nhượng quyền xã hội dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản và kế hoạch hoá gia đình (CSSK/KHHGÐ) tại các cơ sở y tế Nhà nước” (dự án “Tình chị em”) đã thực sự mang lại nhiều hiệu quả và lợi ích thiết thực cho cả khách hàng và người thầy thuốc tại xã Tân Bằng, huyện Thới Bình nói riêng và 30 xã thuộc dự án nói chung. Qua đó góp phần cải thiện và nâng cao sức khoẻ cho người dân, đặc biệt là chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ từ 15-49.
Qua 3 năm thực hiện Dự án “Hoàn thiện và nhân rộng toàn quốc mô hình Nhượng quyền xã hội dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản và kế hoạch hoá gia đình (CSSK/KHHGÐ) tại các cơ sở y tế Nhà nước” (dự án “Tình chị em”) đã thực sự mang lại nhiều hiệu quả và lợi ích thiết thực cho cả khách hàng và người thầy thuốc tại xã Tân Bằng, huyện Thới Bình nói riêng và 30 xã thuộc dự án nói chung. Qua đó góp phần cải thiện và nâng cao sức khoẻ cho người dân, đặc biệt là chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ từ 15-49.
Nữ hộ sinh Nguyễn Thị Cẩm Ly, nhân viên phụ trách Phòng khám “Tình chị em” xã Tân Bằng, chia sẻ: “Ðến thời điểm này, Dự án “Tình chị em” đã thu hút một lượng khách hàng đến trạm để sử dụng các dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGÐ đáng kể. Tỷ lệ cung cấp các dịch vụ chất lượng cao tại trạm tăng khoảng 20% so với trước khi có dự án. Ðây thực sự là bước tiến lớn”.
Chị em phụ nữ được tư vấn tận tình, chu đáo tại trạm y tế xã. |
Có được những thành quả đó là do sự nỗ lực không ngừng của tập thể lãnh đạo, nhân viên trạm y tế, cùng với sự phối hợp chặt chẽ của dự án, tổ chức triển khai kế hoạch có hệ thống và đồng bộ. Ngoài ra, kỹ năng truyền thông nhóm luôn có một vị thế, vai trò quan trọng đối với công tác y tế, đặc biệt là chương trình chăm sóc sức khoẻ sinh sản.
Làm công tác truyền thông nhóm là để thay đổi hành vi sức khoẻ có lợi ở một cụm dân cư đó. Ðồng thời, giải quyết được các thắc mắc về dân số, sinh sản và kế hoạch hoá gia đình. Chính vì vậy, “Tình chị em” là nơi không chỉ có chị em phụ nữ mà cả người chồng và gia đình của họ được nhận sự sẻ chia, thông cảm và tư vấn nhiệt tình của nhân viên y tế, được chăm sóc trong một không gian kín đáo, thoải mái, sạch sẽ với phương châm “thấu hiểu, kín đáo, tận tâm trong chăm sóc sức khoẻ”.
Công tác truyền thông về mô hình Nhượng quyền xã hội “Tình chị em” còn được triển khai đến Nhân dân bằng nhiều hình thức qua các phóng sự, tư vấn trực tiếp trên sóng đài phát thanh - truyền hình, đài truyền thanh, tập san y tế, tư vấn cho các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ và vị thành niên…
Ðồng thời, công tác truyền thông đạt được thành công là nhờ có sự phối hợp của các ngành, các cấp, nhân viên y tế, sự nhiệt tình không ngại khó của lực lượng đại sứ thương hiệu dự án “Tình chị em”. Quan trọng hơn là được sự giám sát hỗ trợ của đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên tuyến trên, giảng viên nguồn tuyến tỉnh nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp, trình độ chuyên môn và năng lực cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGÐ.
Giám sát hỗ trợ là các giảng viên nguồn của dự án, mỗi quý đến giám sát một lần để hỗ trợ, cầm tay chỉ việc về những khó khăn mà trạm xã gặp phải, nhằm chỉ ra các mặt làm được, những mặt còn thiếu sót để trạm tự khắc phục, từ đó hoàn thiện tay nghề để phục vụ cho công tác chăm sóc sức khoẻ Nhân dân ngày càng tốt hơn.
Bản chất của giám sát là hỗ trợ, đây là phương pháp chuyển giao công nghệ thông tin hiệu quả nhất và mang lại kiến thức có lợi cho nhân viên trạm y tế.
Sau khi triển khai thực hiện dự án “Tình chị em”, Trạm Y tế xã Tân Bằng đã thu hút sự chú ý của khách hàng đến trạm ngày càng đông hơn, bởi chất lượng dịch vụ cũng như thái độ phục vụ tại trạm ngày một tốt hơn. Một lần nữa cho thấy, sự có mặt của phòng khám, tư vấn “Tình chị em” đã thực sự mang lại nhiều lợi ích cho cả khách hàng và người thầy thuốc.
Về phía khách hàng, mang lại cơ hội cho người dân được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGÐ thuận tiện, đầy đủ và có chất lượng.
Về phía thầy thuốc, nhân viên trạm y tế được nâng cao kiến thức và trình độ chuyên môn, tự tin giải quyết nhiệm vụ được giao đạt hiệu quả cao nhất. Ðồng thời giúp người dân thoả mãn các nhu cầu về dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGÐ thuận tiện, không tốn kém chi phí.
Trạm Y tế xã Tân Bằng là 1 trong 30 trạm y tế có phòng tư vấn “Tình chị em”, nơi mà chị em phụ nữ có thể trao gởi niềm tin về chăm sóc sức khoẻ một cách tốt nhất. Thiết nghĩ, từ những lợi ích thiết thực mà Dự án “Tình chị em” đem lại, mô hình Nhượng quyền xã hội này cần phát triển và nhân rộng để người dân vùng sâu, vùng xa có điều kiện tiếp cận các dịch vụ chất lượng cao, an toàn và thoải mái./.
Bài và ảnh: Nguyễn Minh Hồng
(责任编辑:Thể thao)
- ·Đề xuất giảm thời gian đào tạo lái xe
- ·Hamas muốn đạt được thỏa thuận chấm dứt xung đột dải Gaza
- ·Việt Nam cam kết phấn đấu thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0 trước 2050
- ·Tình báo Mỹ: Tấn công sâu vào nội địa không thay đổi tính toán hạt nhân của Nga
- ·Người Việt xếp hàng chờ mua iPhone 6S và 6S Plus tại Mỹ
- ·Chủ tịch nước Lương Cường gặp Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon
- ·Ông Zelensky: Nga sử dụng tên lửa mới có 'đặc điểm của ICBM'
- ·Nga sản xuất hàng loạt hầm trú bom di động
- ·Xe hơi tương lai sẽ là xe bay?
- ·Tên lửa ATACMS Mỹ bắn vào lãnh thổ Nga không khác gì 'lời tuyên chiến'
- ·Lịch tạm ngừng cung cấp điện từ ngày 04
- ·Chủ tịch Quốc hội dự lễ Khánh thành Tòa nhà hành chính Quốc hội Campuchia
- ·Israel chuẩn bị tấn công cơ sở hạt nhân của Iran
- ·Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Manet
- ·85% tổ chức tín dụng kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận năm 2025
- ·Ứng viên Bộ trưởng Tư pháp gây tranh cãi của ông Trump rút lui
- ·Đài Loan tính chi 2,2 tỷ USD mua vũ khí của Mỹ vào năm tới
- ·Mỹ không sửa đổi học thuyết hạt nhân
- ·Nga ra mắt mẫu máy bay chiến đấu Su
- ·Đội ngũ Trump