【kèo tỉ lệ】Việt Nam đang ở đâu trên con đường nâng hạng thị trường chứng khoán?
Do vậy, để có thể được nâng hạng, Việt Nam cần đạt được các tiêu chí về định tính từ phía tổ chức xếp hạng. Theo các chuyên gia, nếu được vào danh sách được nâng hạng của MSCI, thị trường chứng khoán Việt Nam đang đứng trước cơ hội rất lớn để thu hút vốn ngoại.
Cơ bản thỏa mãn các điều kiện về định lượng
Tính tới hết quý I/2018, quy mô thị trường chứng khoán Việt Nam đã gia tăng nhanh chóng và riêng cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đã đạt 191 tỷ USD, tương đương 95% GDP năm 2016, tăng 24,7% so với cuối năm 2017, gần bằng Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Philippines và vượt qua nhiều thị trường thị trường mới nổi khác như Qatar (131 tỷ USD), Pakistan (82 tỷ USD), Ai Cập (58 tỷ USD).
Thanh khoản thị trường cũng tăng mạnh, đạt mức bình quân 8.800 tỷ đồng/phiên trong quý I/2018, tăng 80% so với mức trung bình năm 2017.
Theo ước tính của SSI Retail Research, ở thời điểm hiện tại đã có 5 cổ phiếu thỏa mãn các điều kiện của Tổ chức chuyên xây dựng các bộ chỉ số của thị trường chứng khoán MSCI và có thể được thêm vào bộ chỉ số của thị trường mới nổi (Emerging Markets Indexes/EM Index) trong trường hợp Việt Nam được nâng hạng.
Nhìn rộng hơn, SSI Retail Research thấy có thêm 9 cổ phiếu có thể thỏa mãn các điều kiện này trong tương lai không xa. Các cổ phiếu này đều có giá trị vốn hóa cao trên 2 tỷ USD và có mức thanh khoản tốt, tuy nhiên chưa đạt yêu cầu về giá trị vốn hóa tự do chuyển nhượng do tỷ lệ chuyển nhượng tự do (free-float) thấp. Trong tương lai, với các kế hoạch thoái vốn nhà nước được đẩy mạnh thực thi và khả năng nới room nước ngoài ở một số cổ phiếu gần kín room, 9 cổ phiếu này sẽ là những lựa chọn tiềm năng để MSCI đưa vào danh mục các chỉ số EM indexes.
Trao đổi với phóng viên TBTCVN về các điều kiện nâng hạng thị trường chứng khoán, ông Nguyễn Đức Hùng Linh, Giám đốc Phân tích và Tư vấn đầu tư khách hàng cá nhân, Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) cho rằng, về cơ bản, Việt Nam đã thỏa mãn các điều kiện định lượng liên quan tới quy mô thị trường và quy mô giao dịch. Các điều kiện định tính là những rào cản cuối cùng để MSCI cũng như các tổ chức phân loại thị trường khác như S&P (Standard & Poor’s) và FTSE (Financial Times Stock Exchange) cân nhắc khả năng nâng hạng. Trong đó, nền tảng công nghệ và cơ sở hạ tầng dần được cải thiện với sự nỗ lực của các cơ quan quản lý thị trường.
Cũng theo chuyên gia này, sự ra mắt thị trường phái sinh đã cung cấp cho nhà đầu tư công cụ cần thiết để phòng ngừa rủi ro. Hoạt động công bố thông tin bằng tiếng Anh không phải trở ngại lớn nhưng cần thực hiện sớm để tạo sự bình đẳng với nhà đầu tư nước ngoài. Quá trình nới “room” ngoại và thoái vốn nhà nước ở các doanh nghiệp niêm yết cần đẩy nhanh để gia tăng hơn nữa quy mô đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài.
“Việc duy trì ổn định các cân đối vĩ mô đang được Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước thực hiện tốt, giúp tạo niềm tin cho cộng đồng đầu tư quốc tế. Quan trọng hơn, thị trường ngoại hối cần được tổ chức linh hoạt hơn để đáp ứng nhu cầu lưu chuyển dòng vốn của nhà đầu tư ra vào lãnh thổ Việt Nam”, ông Linh nhấn mạnh.
Vốn ngoại sẽ vào bao nhiêu?
Ở kịch bản thuận lợi nhất, Việt Nam có thể được MSCI nâng hạng lên Emerging Markets vào năm 2020. Trước đó cần ít nhất 1 năm để MSCI xin ý kiến tư vấn đánh giá từ cộng đồng đầu tư quốc tế và thêm 1 năm nữa để các quỹ đầu tư chuẩn bị cho các thay đổi và tái cơ cấu các danh mục đầu tư. Theo lịch định kỳ, tháng 6 tới đây sẽ là thời điểm MSCI công bố kết quả đánh giá phân loại thị trường hàng năm và chuẩn bị danh sách các thị trường cần tư vấn đánh giá cho kỳ tiếp theo.
SSI Retail Research giả định, Việt Nam được MSCI nâng xếp hạng lên thị trường mới nổi. 5 cổ phiếu đã đạt điều kiện có tổng giá trị vốn hóa (điều chỉnh free float) đạt 14 tỷ USD và ước tính có thể chiếm tỷ trọng 0,25% trong rổ chỉ số MSCI Emerging Markets Index. Ước tính sơ bộ, SSI Retail Research cho rằng, 5 cổ phiếu này có thể thu hút 4 tỷ USD trong tổng số 1.600 tỷ USD giá trị tài sản đầu tư vào bộ chỉ số MSCI Emerging Markets Indexes.
Nếu cộng thêm 9 cổ phiếu tiềm năng, tổng giá trị vốn hóa (điều chỉnh free float) của nhóm này có thể đạt 30 tỷ USD, tương đương mức tỷ trọng 0,54% và ứng với 8,7 tỷ USD vốn ngoại vào thị trường Việt Nam. “Con số chắc chắn sẽ còn thay đổi nhanh bởi trong tương lai gần sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp lớn lên niêm yết”, SSI Retail Research cho hay.
Duy Thái
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Cái bẫy giăng sẵn của chiêu 'việc nhẹ lương cao' ở nước ngoài
- ·“An toàn cho bạn
- ·Việt Nam hướng đến mục tiêu thu hút 39
- ·Chứng khoán 12/3: Điểm tựa GVR giữ VN
- ·HCM City's armed forces honoured with Hero of People's Armed Forces title for third time
- ·Bình Định hủy thông báo mời quan tâm dự án đầu tư vì chưa có nhà đầu tư
- ·HNX lãi gần 500 tỷ đồng trong năm 2020, lương lãnh đạo đạt bình quân 62,25 triệu đồng mỗi tháng
- ·Động thổ xây tặng “Nhà nhân ái” cho người lao động khó khăn
- ·Sắp mưa lớn từ miền Trung vào Nam, cần chủ động ứng phó sạt lở và lũ quét
- ·Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chúc mừng Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh
- ·Giám đốc Công an Hòa Bình công khai số điện thoại, mạng xã hội để nhận phản ánh
- ·Diện mạo mới ở Giai Xuân
- ·Bài 1: Tiêu cực
- ·Lòng biết ơn
- ·Hoa Lư khiếu nại gói thầu 35 nghìn tỷ, ACV báo cáo Thủ tướng trước ngày 22/8
- ·Những việc cần làm ngay khi xảy ra lũ, lụt để tránh các nguy cơ, rủi ro
- ·Xã Long Hòa, huyện Dầu Tiếng: Chú trọng phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
- ·Hàng không Việt một năm ‘bay trong bão’
- ·Xe đưa đón học sinh có màu sơn riêng, đăng kiểm được không?
- ·Phát động ủng hộ đồng bào các tỉnh, thành phía Bắc khắc phục hậu quả thiên tai