【trận đấu brentford gặp man city】Lại lo được mùa, mất giá
(CMO) Điệp khúc “được mùa mất giá” luôn là nỗi lo lớn của nông dân. Câu chuyện được mùa, mất giá hầu như năm nào cũng tái diễn, song các địa phương vẫn luôn trong thế bị động, chưa đưa ra những giải pháp hữu hiệu, khiến nông dân phải chịu nhiều thiệt thòi.
Cả cuộc đời gần như sống và gắn bó với ruộng đồng, ông Nguyễn Văn Việt, Ấp 19/5, xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời, trăn trở: "Năm nào cũng vậy, cứ vào thời điểm thu hoạch rộ, tư thương "vịn" cớ do điều kiện vận chuyển khó khăn, qua nhiều công đoạn, chi phí cao để ép giá lúa".
Khi mới bắt đầu thu hoạch, các thương lái đến mua lúa OM 6162 với giá 4.800 đồng/kg. Còn hiện nay, đang bước vào thu hoạch rộ, giá lúa đã giảm 200 đồng/kg, tương đương giảm 4.000 đồng/giạ lúa. Các giống lúa khác giá cũng giảm trung bình từ 100-200 đồng/kg.
Nông dân huyện Trần Văn Thời thu hoạch lúa hè thu. |
Phó chủ tịch UBND xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời Đặng Minh Sơn khẳng định: "Để bảo vệ sản xuất vùng ngọt hoá, không có cách nào khác ngoài làm đê, xây cống ngăn mặn, giữ ngọt và tiêu úng xổ phèn. Nhưng không phải làm đê, xây cống "ngăn sông cấm chợ" để tư thương ép giá lúa nông dân. Hiện nay, hầu hết các cống nằm trên trục lộ từ vàm Tắc Thủ đến Sông Đốc đều có đường kéo phục vụ việc lưu thông bằng đường thuỷ. Ngoài ra, các cống lớn, nơi người dân tập trung vận chuyển hàng hoá nhiều như cống Khánh Hội, Trùm Thuật, Rạch Ruộng đều được xây dựng các băng chuyền để vận chuyển hàng hoá nhanh và rất thuận lợi".
Phó chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời Sử Văn Minh cho biết: "Trước đây trong thi công các cống nằm trên tuyến đường từ vàm Tắc Thủ đến Sông Đốc đơn vị thi công làm các cửa cống không khớp, dẫn đến nước mặn tràn vào vùng ngọt hoá. Vào mùa hạn, địa phương phải đắp thêm con đập phụ bên trong hoặc bên ngoài cống để ngăn mặn, có gây cản trở giao thông thuỷ. Còn hiện nay, vấn đề này đã được chủ đầu tư sửa chữa xong".
Ông Sử Văn Minh còn cho biết thêm, thực trạng tư thương ép giá nông sản của nông dân vẫn còn xảy ra trong nhiều năm qua và hiện nay. Muốn giải quyết vấn đề này chúng ta phải thành lập được chuỗi liên kết sản xuất giữa 4 nhà, thực hiện đúng bài bản thì chắc chắn không còn xảy ra tình trạng tư thương ép giá.
Đồng quan điểm trên, kỹ sư Nguyễn Văn Thước nhận định: "Để liên kết “4 nhà” một cách thật sự hiệu quả, bền vững lâu dài, cần phải tuyên truyền thay đổi tư duy nông dân. Nông dân cần làm quen và tuân thủ việc sản xuất theo hợp đồng, tôn trọng hợp đồng cả về số lượng, chất lượng và thời gian cung ứng hàng hoá nông sản. Trên cơ sở đó, Nhà nước cần tiếp tục ban hành các cơ chế chính sách thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Đối với các nhà khoa học, cần nghiên cứu, đưa ra giải pháp tăng sản lượng, chất lượng và giảm giá thành sản phẩm nông nghiệp. Các doanh nghiệp cần tập trung phát triển thị trường, tích cực tìm kiếm thị trường, định hướng khả năng tiêu thụ. Đặt hàng ký hợp đồng với nông dân bao tiêu sản phẩm, có làm như vậy liên kết mới đạt hiệu quả".
Quan tâm đến vấn đề này, Giám đốc Công ty THHH MTV Minh Khánh Trần Văn Khải đưa ra giải pháp: “Nếu liên kết 4 nhà được triển khai thực hiện thì quy trình trồng trọt cũng được kiểm soát tốt hơn, hàng hoá được sản xuất theo quy mô lớn với công nghệ hiện đại thì chất lượng sẽ đồng đều. Làm tốt được khâu này chính là “chìa khoá” mở cánh cửa đầu tiên để làm tiếp những khâu sau trong chuỗi liên kết, tạo ra thương hiệu nông sản có tính cạnh tranh”.
Ông Khải phân tích, xây dựng thương hiệu là câu chuyện liên quan đến cả một chuỗi sản xuất, từ khâu đất đai, giống, quy trình sản xuất, thu hoạch cho đến khâu chế biến và đóng gói, tiêu thụ. Làm tốt được tất cả các khâu trong một chuỗi thì mới tạo được thương hiệu sản phẩm nông sản… Và chỉ khi chúng ta có được một thương hiệu mạnh, uy tín thì chuyện “ép giá” không còn và nông sản Việt sẽ tự tin cung ứng trên thị trường nội địa cũng như xuất khẩu sang được cả những nước lớn khó tính nhất.
Trung Đỉnh
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Tai nạn giao thông ở Đà Lạt, 2 thanh niên tử vong
- ·Đề nghị công an xử lý người đàn ông nhảy dù bị treo trên đường điện cao thế
- ·Trăn khổng lồ 'chửa' bê con nặng tới 30kg ở Quảng Nam
- ·Trục vớt 3 tạ đạn 'tử thần' dưới gầm cầu Đạ Quay
- ·Một chủ tịch huyện ở Thừa Thiên Huế vi phạm nồng độ cồn
- ·Tham gia truyền hình thực tế, ông Obama từ chối uống... nước tiểu
- ·Giám đốc Sở Giao thông vận tải làm Chánh văn phòng UBND tỉnh Đắk Nông
- ·Cách làm quà tặng Giáng sinh: Biến hóa ông già Noel từ quả dâu tây
- ·Nhận định, soi kèo Pharco vs El Tersana, 19h30 ngày 3/1: Khó cho cửa trên
- ·Thay đổi lương hưu từ năm 2025 người lao động cần biết
- ·Điện Biên thiệt hại gần 6 tỷ đồng do mưa lớn, gió lốc trong 2 ngày
- ·CSGT bí mật ghi hình học sinh chạy xe máy trên 50 phân khối đến trường
- ·Tài xế xe ôm đi mô tô vào cao tốc trình bày lí do phải 'mưu sinh'
- ·Lời kể trong sợ hãi của các công nhân bị kẻ lạ mặt đâm kim tiêm
- ·Ngân hàng Nhà nước giao chỉ tiêu tín dụng ngay từ đầu năm, giá vàng và tỷ giá cùng tăng
- ·Cảnh ô nhiễm khó tin ở con suối uốn quanh đỉnh núi Tam Đảo
- ·Cháy lớn tại kho phế liệu, trước khu công nghiệp ở Quảng Ninh
- ·Thời điểm xe Porsche đâm va, bốc cháy ngùn ngụt trên cao tốc Hà Nội
- ·Top legislator presents Tet gifts to disadvantaged people, armed forces in Yên Bái
- ·Sập giàn giáo xây dựng ở Hà Tĩnh