【bongdaso.n】Nhiếp ảnh gia danh tiếng từng khiến người thân cảm thấy bất hạnh
Ngoài trưng bày ảnh ở nhiều bảo tàng danh tiếng,ếpảnhgiadanhtiếngtừngkhiếnngườithâncảmthấybấthạbongdaso.n Saul Leiter còn có hàng chục triển lãm cá nhân khắp nước Mỹ, châu Âu, châu Á với những bức hình đậm chất hội họa. Nhưng khi bắt đầu cầm máy, ông bị chính người thân phản đối, chê trách.
Những bức ảnh màu gợi nhớ tới các bức tranh của Saul Leiter
Bỏ học để theo đuổi công việc ‘thấp kém’
Saul Leiter (1923-2013) sinh ra ở thành phố Pittsburgh, bang Pennsylvania (Mỹ). Mẹ tặng cho Leiter chiếc máy ảnh đầu tiên vào năm 12 tuổi. Người cha là một học giả Do Thái nổi tiếng và Leiter đã học để trở thành giáo sĩ.
Ở tuổi 23, Leiter rời trường thần học khi chưa tốt nghiệp và chuyển đến New York để theo đuổi hội họa. Theo Photographers Speak, điều này khiến gia đình Leiter không hài lòng, cảm thấy bất hạnh lớn lao.
Sau đó, họa sĩ Richard Pousette-Dart và nhiếp ảnh gia W. Eugene Smith khuyến khích Leiter theo đuổi việc chụp ảnh. Lựa chọn này càng khiến nỗi thất vọng của gia đình về Leiter nặng nề hơn.
Dù vậy, Leiter vẫn quyết tâm theo đuổi môn nghệ thuật mới và thử sức với ảnh đen trắng cùng chiếc Leica 35mm. Năm 1948, ông bắt đầu chụp ảnh màu vào thời điểm sơ khai của loại hình này. Không được đào tạo bài bản, ông vẫn say mê khám phá đường phố và con người New York.
Hạnh phúc khi bị phớt lờ
Trong 20 năm tiếp theo, Leiter chuyên tâm trong lĩnh vực nhiếp ảnh thời trang. Các bức hình của ông được chọn đăng trên các tạp chí nổi tiếng như Show, Elle, Vogue, Queen, Nova. Cuối những năm 1950, Giám đốc nghệ thuật Henry Wolf đã xuất bản ảnh của Leiter trên Esquirevà Harper's Bazaar.
Những bức ảnh đen trắng của Leiter cũng được giới thiệu trong triển lãm Luôn là người lạ trẻ tuổitại Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại năm 1953. Tác phẩm của ông bắt đầu được in sách.
Mãi đến những năm 1990, Leiter mới nhìn lại các bức ảnh màu của mình và bắt đầu in ấn. Năm 2006, với sự giúp đỡ của nhà sử học Martin Harrison và Phòng trưng bày Howard Greenberg, cuốn sách Saul Leiter: Những bức ảnh màu đầu tiênđược phát hành.
Cuốn sách ngay lập tức gây chấn động, khiến Leiter trở thành tâm điểm chú ý, điều mà ông luôn muốn tránh. “Khi tôi làm mì spaghetti lúc 3h sáng và nhận ra mình không có loại nước sốt thích hợp thì danh tiếng chẳng ích gì”, Leiter hài hước.
“Tôi chưa bao giờ bị choáng ngợp với mong muốn trở nên nổi tiếng. Không phải tôi không muốn công việc của mình được đánh giá cao, nhưng vì lý do nào đó - có thể vì cha tôi không đồng tình với hầu hết những việc tôi làm - ở một nơi thầm kín nào đó trong con người tôi là mong muốn trốn tránh thành công”.
Năm 2012, bộ phim tài liệu Không vội vã - 13 bài học cuộc sống cùng Saul Leiter ra mắt. “Phần lớn cuộc đời, tôi bị phớt lờ. Tôi rất hạnh phúc khi được như vậy. Bị phớt lờ là một đặc ân lớn. Tôi học được cách nhìn ra những thứ người khác không thấy và phản ứng với các tình huống một cách khác biệt”, Leiter chia sẻ.
Thích chụp đường phố hơn người nổi tiếng
Dù thành công trong lĩnh vực nhiếp ảnh thời trang, sâu thẳm bên trong Leiter vẫn là niềm đam mê với chụp ảnh đường phố. “Một khung cửa sổ kín những hạt mưa làm tôi thích thú hơn chụp người nổi tiếng”, ông tâm sự.
Leiter say sưa với cuộc sống sôi động trên đường phố New York, chụp rất nhiều và in một số bức đen trắng trong khi cất các bức màu suốt nhiều năm. “Món quà của nhiếp ảnh gia dành cho người xem đôi khi là vẻ đẹp trong những điều bình thường bị bỏ qua", ông nói.
Từng tiếp xúc với nhiều loại ống kính, Leiter thường sử dụng ống tele và đặc biệt là 150mm. Đây không phải là loại mà nhiều nhiếp ảnh gia đường phố dùng.
Dành phần lớn thời gian để chụp ảnh nhưng Leiter vẫn không từ bỏ bút vẽ bởi đó là hai niềm đam mê song hành: “Nhiếp ảnh là tìm kiếm mọi thứ. Hội họa tạo ra một thứ gì đó”. Ông duy trì thói quen vẽ tranh hằng ngày và cho ra đời hàng nghìn tác phẩm, phần lớn là trừu tượng. Ông chịu ảnh hưởng của các nghệ sĩ khắc gỗ Nhật Bản và những người theo trường phái Ấn tượng Pháp.
Thẩm mỹ hội họa cũng giúp cho các bức ảnh của Leiter giống như tranh vẽ. Ông chụp ảnh dưới mưa và tuyết, qua cửa sổ, tận dụng sự phản chiếu qua gương, cửa kính. Các bức ảnh thường có màu sắc nổi bật với chiều sâu nhiều lớp. Leiter thậm chí còn mua phim màu hết hạn sử dụng để nhận được hiệu ứng màu sắc không đoán trước. “Tôi không ngưỡng mộ sự hoàn hảo”, Leiter giải thích.
Long Nguyễn: ‘Trước khi chụp ảnh, phải rèn giũa bản thân thành người tử tế’
“Trước khi chụp ảnh, chúng ta phải cố gắng rèn giũa bản thân trở thành người tử tế. Hôm nay bạn chụp chưa đẹp, nhưng không sao, chúng ta chỉ cần cặm cụi, chịu khó để ngày mai tốt lên", nhiếp ảnh gia Long Nguyễn chia sẻ.(责任编辑:Cúp C2)
- ·Chỉ đạo nóng vụ đường 12 tỷ chưa nghiệm thu đã rạn nứt
- ·Đề xuất thưởng Tết sớm
- ·Điểm sáng và tiềm năng hợp tác Việt Nam
- ·Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Nếu Chính phủ giao, chúng tôi sẵn sàng quản lý xăng dầu dự trữ quốc gia
- ·Bất ngờ lý do con người và loài linh trưởng sợ... rắn
- ·Tuyên truyền, giáo dục liêm chính thông qua hoạt động văn hoá, nghệ thuật
- ·Kế thừa, phát huy truyền thống chăm lo, tiến cử, tôn vinh và trọng dụng nhân tài
- ·“Biển, đảo quê hương” hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới
- ·Hoa Lư khiếu nại gói thầu 35 nghìn tỷ, ACV báo cáo Thủ tướng trước ngày 22/8
- ·Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dự Lễ Kỷ niệm 10 năm VSIP Quảng Ngãi
- ·Lịch tạm ngừng cung cấp điện từ ngày 04
- ·Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị tổng kết ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- ·Huyện Phụng Hiệp: Không xảy ra phạm pháp hình sự trong dịp tết
- ·Thủ tướng: Việt Nam luôn chú trọng cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh
- ·Xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ 2025: Triển vọng tích cực
- ·Xây dựng Công viên số Tài năng trẻ Quốc gia vào năm 2025
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị hỗ trợ xây dựng trung tâm tài chính Việt Nam
- ·Đề nghị làm rõ xăng dầu 'thiếu thật' hay 'thiếu giả'
- ·Quy định mới về kinh doanh xuất khẩu gạo
- ·Thủ tướng yêu cầu tăng cường quản lý chặt chẽ, hiệu quả tạm ứng vốn đầu tư công