【nhận định betis】Tự hào truyền thống, vững bước vươn xa
Hôm qua (26-11),ựhàotruyềnthốngvữngbướcvươnhận định betis UBND tỉnh đã long trọng tổ chức kỷ niệm 120 năm thành lập trường Trung cấp Mỹ thuật - Văn hóa Bình Dương (1901-2021). Đến dự có ông Nguyễn Lộc Hà, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; bà Trương Thị Bích Hạnh, Ủy viên Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cùng nguyên lãnh đạo, giáo viên, nhân viên của trường qua các thời kỳ.
Ông Nguyễn Lộc Hà, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, trao tặng bức trướng của UBND tỉnh chúc mừng tập thể trường Trung cấp Mỹ thuật - Văn hóa Bình Dương nhân dịp kỷ niệm 120 năm thành lập trường Ảnh: HỒNG THUẬN
Dấu ấn đậm nét
Tại sự kiện ý nghĩa này, chúng tôi đã gặp lại nhiều cán bộ quản lý, giáo viên nhiều năm gắn bó với ngôi trường có bề dày 120 năm này. Trở lại ngôi trường xưa sau nhiều năm xa cách, các cán bộ, giáo viên đã từng giảng dạy, học tập nơi đây mang nhiều cảm xúc khó tả. Các giáo viên đã bùi ngùi nhắc lại những năm tháng miệt mài truyền lửa đam mê cho các thế hệ học trò.
Thầy Lê Thanh Tùng, nguyên Hiệu trưởng trường Trung cấp Mỹ thuật - Văn hóa Bình Dương bồi hồi nhớ lại, thầy bước vào ngôi trường này học tập khi mới 14 - 15 tuổi. Sau khi tốt nghiệp, thầy có thời gian công tác ở một đơn vị khác rồi tiếp tục học lên bậc cao hơn. Sau đó thầy trở về trường giảng dạy, rồi làm cán bộ quản lý trong nhiều năm. Về trường lần này, thầy rất xúc động khi thấy những tác phẩm nghệ thật trước đây thầy tham dự và đạt các giải mỹ thuật cấp toàn quốc vẫn còn được trường lưu giữ tại phòng truyền thống.
120 năm qua, có rất nhiều giáo viên đã học tập và cống hiến công sức, trí tuệ cho sự phát triển của trường. Một trong số ấy có thầy Phạm Văn Ngàn, nguyên Phó Hiệu trưởng phụ trách của trường; hay như thầy Nguyễn Thành Tâm, trưởng khoa thiết kế gỗ, bằng sự nhiệt tình, tận tâm với nghề, thầy đã đưa khoa gỗ phát triển, đào tạo ra những học sinh có tay nghề vững vàng, có ích cho xã hội.
Thầy Lê Quang Lợi, Phó Hiệu trưởng phụ trách nhìn nhận, qua từng thời kỳ, nhà trường đã xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ, nhân viên giỏi về chuyên môn, vững về nghiệp vụ, tâm huyết và sáng tạo, là những tấm gương tự học, tự nghiên cứu, đi đầu trong đổi mới phương pháp dạy học. Nhà trường đã đào tạo cho quê hương, đất nước hàng vạn học sinh trở thành những công dân ưu tú.
Xây dựng thương hiệu
Trường Trung cấp Mỹ thuật - Văn hóa Bình Dương (trường Mỹ Nghệ bản xứ Thủ Dầu Một trước đây) là một trong những trường Mỹ Nghệ ứng dụng ra đời sớm nhất ở Đông Dương do người Pháp mở từ năm 1901. Đến nay, qua 120 năm, trường đã nhiều lần đổi tên cho phù hợp với lịch sử và sự phát triển của trường, cũng như mở thêm ngành đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội. Do trường đào tạo những ngành nghề đặc thù có tính mỹ thuật nên tháng 10-2007, UBND tỉnh đã ký quyết định đổi tên trường thành Trung cấp Mỹ thuật Bình Dương. Tháng 8-2012, UBND tỉnh Bình Dương hợp nhất hai trường Trung cấp Mỹ thuật và trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch thành trường Trung cấp Mỹ thuật - Văn hóa Bình Dương.
Các thế hệ cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh của trường gặp nhau tại lễ kỷ niệm
Trong khuôn khổ các hoạt động chào mừng kỷ niệm 120 năm thành lập, trường Trung cấp Mỹ thuật - Văn hóa Bình Dương tổ chức triển lãm mỹ thuật tại phòng trưng bày và trong khuôn viên nhà trường với 40 tranh, gồm sơn mài, sơn dầu, khắc gỗ, lụa…, 40 tượng điêu khắc, 6 phù điêu, 40 tranh thiếu nhi. Trong số này có nhiều tác phẩm nghệ thuật của giáo viên nhà trường đã đạt các giải thưởng mỹ thuật cấp toàn quốc, khu vực và giải thưởng của Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh. |
Từ khi thành lập đến nay, trường đã từng bước từ dạy nghề đến lý thuyết khoa học và thực hành, giáo dục chuyên nghiệp về chuyên ngành mỹ thuật, đã góp phần xác lập một hệ thống đào tạo chính quy về mỹ thuật. Trường đã đào tạo nhiều lớp nghệ nhân giỏi nghề, có tri thức về văn hóa thẩm mỹ, từ thủ công đến thợ thủ công lành nghề rồi danh xưng họa sĩ, nhà thiết kế, đã có đóng góp thiết thực trong các lĩnh vực đời sống, kinh tế, văn hóa xã hội ở trong và ngoài nước.
Với bề dày lịch sử 120 năm, trường đã xây dựng được một thương hiệu đào tạo mỹ thuật ứng dụng trên tiền đề các nghề truyền thống địa phương như sơn mài, chạm khắc gỗ, điêu khắc, gốm, mỹ thuật ứng dụng… Với những đóng góp cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo và giáo dục nghề nghiệp, trường Trung cấp Mỹ thuật - Văn hóa Bình Dương đã được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba năm 2017, năm 2021 được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen và nhiều cờ thi đua, bằng khen của UBND tỉnh.
Trong định hướng phát triển thời gian tới, trường đề ra sứ mệnh: “Bảo tồn di sản - gìn giữ truyền thống - đào tạo nghề nghiệp - phát huy sáng tạo - phát triển giáo dục”. Trong đó, định hướng đào tạo trong thời gian tới của trường là tiếp tục duy trì và phát triển các ngành nghề hiện nay thông qua mở rộng quy mô tuyển sinh cũng như tăng cường thêm các trang thiết bị phục vụ đào tạo. Bên cạnh đó, trường sẽ mở rộng tuyên tuyền các ngành nghề của trường đến người dân, HS để tham gia học nghề. Đặc biệt, sắp tới đây trường hướng vào đào tạo mỹ thuật ứng dụng, đào tạo người thợ lành nghề có thể tham gia vào quá trình sản xuất tại doanh nghiệp.
Trường cũng hướng đến đào tạo gắn kết với doanh nghiệp, thông qua các chương trình đào tạo được lấy từ cơ sở thực tiễn của doanh nghiệp để phù hợp với quá trình sản xuất, tạo ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của xã hội. Đồng thời trường cũng sẽ phối hợp với các ngành, các cấp, các hiệp hội doanh nghiệp để tiếp tục mở rộng ngành nghề đào tạo và cung ứng nguồn lao động có tay nghề cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.
Ông Nguyễn Lộc Hà, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh: Tự hào với bề dày truyền thống của ngôi trường 120 năm tuổi, một thương hiệu lớn đã được xác lập thì việc giữ gìn và phát triển nhà trường là nhiệm vụ mà thế hệ thầy giáo, cô giáo hôm nay phải thực hiện. Nhà trường cần hướng tới mục tiêu trở thành một cơ sở giáo dục nghề nghiệp hàng đầu về lĩnh vực đào tạo văn hóa nghệ thuật hiện nay; đào tạo nguồn nhân lực có trình độ và chất lượng cao, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; từ đó từng bước nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp theo hướng hiện đại, tiếp cận nền giáo dục nghề nghiệp tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. |
ÁNH SÁNG
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Siêu máy tính dự đoán Liverpool vs MU, 23h30 ngày 5/1
- ·Ô tô khách cháy ngùn ngụt trên đèo Khánh Lê, hành khách tháo chạy
- ·Nigeria: Giẫm đạp ngoài một cơ sở phân phát gạo, 22 người thiệt mạng
- ·Ngày 6/1: Giá lúa gạo tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ít biến động
- ·168 cán bộ TP.HCM được chọn xác minh tài sản, thu nhập
- ·Netflix tới Việt Nam, sôi động truyền hình Internet
- ·Microsoft sa thải 1.850 nhân viên, ngừng sản xuất điện thoại thông minh
- ·Sách Phật giáo: Những tác giả quen thuộc tiếp tục thu hút độc giả
- ·Điều kiện về an ninh, trật tự đối với kinh doanh dịch vụ bảo vệ
- ·Hiện trạng rừng ở dự án hồ chứa nước Ka Pét
- ·Đồng won Hàn Quốc rơi xuống mức thấp nhất trong gần 16 năm
- ·Tước danh hiệu Công an nhân dân với thượng úy Lê Hữu Tùng
- ·Những chế độ hưu trí thay đổi từ năm 2025 cần lưu ý
- ·Bình oxy lỏng nổ như bom, 1 người tử vong ở Quy Nhơn
- ·Đặt mục tiêu thoái vốn xong tại doanh nghiệp nhà nước không nắm giữ trong năm 2025
- ·Mở đầu năm 2025, lợi suất trái phiếu chính phủ tăng nhẹ ở các kỳ hạn
- ·Tấn công hàng loạt các trang mạng hàng đầu của Mỹ
- ·Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy trao nhà ‘Nghĩa tình biên cương’
- ·Galaxy Tab S2 siêu mỏng nhẹ ra mắt ấn tượng tại Việt Nam
- ·5 phút sáng nay 4