【lịch thi đấu bóng việt nam】Dòng vốn ngoại có thể sẽ tích cực hơn vào cuối năm nay, đầu năm sau
Đây là nhận định được SSI Retail Research đưa ra trong Báo cáo dòng lưu chuyển vốn toàn cầu tháng 11/2019 vừa phát hành.
Tín hiệu đảo chiều của dòng vốn do làn sóng nới lỏng tiền tệ
Báo cáo của SSI Retail Research cho biết,òngvốnngoạicóthểsẽtíchcựchơnvàocuốinămnayđầunălịch thi đấu bóng việt nam sau khi hút vốn mạnh trong năm 2017, các quỹ đầu tư cổ phiếu vẫn giữ chân được dòng vốn trong gần hết năm 2018. Tuy vậy, sức ép của lần tăng lãi suất thứ 4 trong tháng 12/2018 đã khởi đầu cho sự dịch chuyển dòng vốn từ cổ phiếu sang trái phiếu. Trong 11 tháng kể từ tháng 12/2018 đến tháng 10/2019, đã có 277 tỷ USD rút khỏi các quỹ đầu tư cổ phiếu trên toàn cầu. Đây là đợt rút vốn mạnh nhất và kéo dài nhất của cổ phiếu trong vòng 4 năm trở lại đây. Cùng thời gian này, các quỹ đầu tư trái phiếu có dòng vốn vào (inflow) 372 tỷ USD.
Theo SSI Retail Research, bên cạnh nhiều nguyên nhân khách quan, làn sóng nới lỏng tiền tệ lan rộng là nguyên nhân chính khiến dòng vốn đảo chiều. Theo đó, nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục giảm tốc bất chấp các nỗ lực chống đỡ của Chính phủ. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PboC) giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc liên tục 6 lần từ tháng 4/2018, đồng thời thay đổi cơ chế để tăng hiệu lực điều hành lãi suất, bơm mạnh tiền qua công cụ cho vay trung hạn (MLF) và giảm lãi suất MLF. Bên cạnh nới lỏng tiền tệ, Trung Quốc cũng đẩy mạnh chi tiêu công, giảm thuế, phát hành trái phiếu địa phương…
Cũng theo báo cáo này, tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại cùng với chiến tranh thương mại đã khiến ngành sản xuất của tất cả các nước suy giảm. Chỉ số PMI của Mỹ, Anh, liên minh châu Âu, Đức, Nhật đã giảm liên tục và hiện đều ở mức dưới 50 điểm. Chính sách tiền tệ nới lỏng tiếp tục được duy trì với mức lãi suất -0,1% tại Nhật, 0% tại EU, 0,75% tại Anh và 1,5 – 1,75% tại Mỹ. Làn sóng nới lỏng tiền tệ lan rộng với tổng cộng 139 đợt giảm lãi suất của các ngân hàng trung ương từ đầu năm đến nay, trong đó có một số ngân hàng giảm tới 3 - 4 lần. Lãi suất tại một số quốc gia như Hàn Quốc, Thái Lan đang ở mức thấp kỷ lục trong lịch sử.
Bên cạnh đó, chương trình nới lỏng định lượng (QE) kéo dài giai đoạn 2008-2017 đã mở rộng bảng cân đối kế toán của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tới 4.500 tỷ USD (tuy có thu hẹp sau đó nhưng chỉ giảm bớt khoảng 390 tỷ USD). QE cũng được Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) duy trì từ năm 2015 đến 2018 và vừa tuyên bố tái khởi động lại trong tháng 11/2019.
“Trong bối cảnh đó, cổ phiếu nổi lên là kênh đầu tư có tiềm năng trong các kênh đầu tư truyền thống. Nới lỏng tiền tệ khiến lượng vốn giá rẻ tràn ngập, chi phí vốn thấp làm tăng mức chấp nhận rủi ro của các nhà đầu tư khi cân nhắc chiến lược phân bổ tài sản” - SSI Retail Research cho hay.
Dòng vốn vào TTCK Việt Nam từ ETF sẽ tích cực hơn
Mặc dù dòng lưu chuyển vốn toàn cầu đã tích cực trong thời gian gần đây, tuy nhiên SSI Retail Research cho rằng, vẫn cần phải thận trọng với rủi ro dòng vốn đảo chiều trở lại.
Theo SSI Retail Research, cổ phiếu ở các thị trường mới nổi có mối liên hệ rõ ràng hơn với dòng vốn của các quỹ đầu tư so với các thị trường phát triển. Chỉ số MSCI Emerging market đã có lúc tăng tới hơn 4% trong 3 tuần vừa qua, khi có khoảng 5,2 tỷ USD chảy vào cổ phiếu của các thị trường mới nổi và trong bối cảnh căng thẳng thương mại tạm lắng.
Cùng với đó, niềm tin vào các nỗ lực trong cải thiện quan hệ thương mại với Trung Quốc trước kỳ bầu cử 2020 của Mỹ và thời kỳ vốn rẻ tràn lan trên toàn cầu đã thúc đẩy các nhà đầu tư quay trở lại với cổ phiếu. Tuy nhiên, “dòng vốn tăng thêm 4 tuần vừa qua ở các thị trường mới nổi tập trung nhiều vào các quỹ đầu tư toàn cầu và phần nhiều đổ vào thông qua các ETF nên dòng vốn vào nhanh nhưng cũng có thể ra nhanh” - SSI Retail Research lưu ý.
Cùng với đó, chiến tranh thương mại vẫn là rủi ro lớn nhất có thể làm đảo chiều dòng vốn. Kể từ tuyên bố áp thuế lần đầu tiên lên 50 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc của Mỹ vào ngày 15/6/2018, dòng vốn của các quỹ cổ phiếu ở thị trường mới nổi (ngoại trừ Trung Quốc) đã có đợt rút mạnh kéo dài 6 tháng liền và đảo chiều trong 5 tháng đình chiến sau đó. Lần đình chiến thứ hai kéo dài đúng 1 tháng (7/2019) cũng khiến dòng vốn ra chững lại. Giai đoạn hiện tại có thể coi là lần đình chiến thứ 3 và diễn biến dòng vốn cũng rất tương thích. Bởi vậy, bất kỳ tín hiệu tiêu cực từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung cũng có thể tác động mạnh đến xu hướng vốn vào các thị trường mới nổi.
Cũng theo báo cáo này của SSI Retail Research, dòng vốn ETF và giao dịch khối ngoại tại thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đang có diễn biến trái chiều trong 2 tháng trở lại đây.
Theo đó, nhìn lại quá khứ, các đợt tăng mạnh của TTCK Việt Nam đều được hỗ trợ bởi dòng vốn từ các quỹ ETF. Mối tương quan này mờ nhạt hơn trong tháng 6 và tháng 7 khi các quỹ ETF ghi nhận dòng vốn vào, nhưng VN-Index không có nhiều khởi sắc. Thời gian này xu hướng dòng vốn trên toàn cầu chưa thực sự tích cực với cổ phiếu. Chiến tranh thương mại căng thẳng trở lại trong tháng 8 đã khiến giới đầu tư ngay lập tức chuyển hướng phòng thủ.
Tuy nhiên, trong 2 tháng trở lại đây, dòng vốn đầu tư vào quỹ ETF ra vào đan xen nhưng dòng vào vẫn có phần nhỉnh hơn. Tuy nhiên, nhà đầu tư nước ngoài lại bán ròng khá lớn trên cả 3 sàn (1.583 tỷ đồng trong tháng 10 và 950 tỷ đồng từ đầu tháng 11). Đây phần nhiều là hoạt động tái cơ cấu của các quỹ đầu tư chủ động, từ đó tạo sức ép lên thị trường.
SSI Retail Research cho rằng, với những diễn biến mới của dòng vốn toàn cầu trong thời gian gần đây và với giả định không có những biến động bất ngờ như đổ vỡ của đàm phán thương mại Mỹ - Trung, dòng vốn nước ngoài, trong đó có dòng vốn ETF được hy vọng sẽ tích cực hơn, từ đó tạo sự nâng đỡ cho VN-Index trong thời gian cuối năm 2019, đầu năm 2020./.
Duy Thái
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Vé máy bay dịp Tết: Nhiều chặng bay cháy vé hạng phổ thông
- ·Chùa cổ ở TPHCM sở hữu nhiều kỷ lục
- ·Hải Phòng ban hành quy chế phối hợp quản lý nhà nước về tiêu chuẩn đo lường chất lượng
- ·Để 5S trở thành ‘người bạn đồng hành’ cùng doanh nghiệp
- ·Apple đang nghiên cứu loại màn hình mới thách thức AMOLED
- ·Hiệu quả áp dụng ISO 9001:2015, ISO 14001:2015 và 7 công cụ thống kê NSCL tại Bao bì Bông Sen
- ·Đài Loan đề xuất sửa đổi yêu cầu kiểm tra đối với hàng dệt may
- ·Thành công nhờ áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tại Công ty COSMOS
- ·Ứng dụng AI cho cuộc sống thân thiện với môi trường
- ·Hệ thống tiêu chuẩn quốc gia trong lĩnh vực điện mặt trời
- ·Nữ giáo viên mất gần 100 triệu đồng vì dính bẫy lừa trúng thưởng
- ·Tiêu chuẩn và vấn đề rác thải nhựa: Vật liệu nào thay thế cho nhựa?
- ·Thừa Thiên Huế: Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng hàng hóa giai đoạn 2021
- ·Giữ thực phẩm an toàn từ trang trại tới bàn ăn
- ·Nhận định, soi kèo U23 Braga vs U23 CD Mafra, 18h00 ngày 6/1: Tin vào đội khách
- ·Bình Thuận: Trong một tháng kiểm định gần 2.500 lượt phương tiện đo
- ·'Không Make in Vietnam, Việt Nam không thể hùng cường và thịnh vượng'
- ·Công ty CP 28 Hưng Phú: Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nâng cao năng lực cạnh tranh
- ·Không thể quy trách nhiệm Bộ Công Thương phá vỡ quy hoạch điện mặt trời!
- ·Cơ sở sản xuất trang thiết bị y tế phải đạt tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng