【xem bd trực tuyến kèo nhà cái】Số đông không hẳn là chân lý!
Động thái này của UBND TP. Hồ Chí Minh được đưa ra sau buổi gặp mặt giữa lãnh đạo thành phố với các học sinh tiêu biểu trước đó. Các em đã nói nhiều về áp lực thành tích học tập,ốđocircngkhocircnghẳxem bd trực tuyến kèo nhà cái thi cử và đề nghị trường bỏ xếp hạng học sinh trong lớp. Bởi việc này có thể khiến phụ huynh so bì thành tích con mình với con người khác và gia tăng việc giáo viên chạy đua thành tích khiến áp lực của học sinh ngày càng lớn. Về phía phụ huynh, có người không đồng tình nhưng cũng có người đồng tình; có người ậm ờ, xếp hạng cũng được mà không xếp cũng được. Trước dư luận ồn ào về việc xếp hạng học sinh, ông Thái Văn Tài, quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD-ĐT) đã khẳng định với báo chí: Bộ đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo về việc giảm áp lực học tập cho học sinh, giảm áp lực cho giáo viên, tuy nhiên vẫn có nhiều trường làm sai quy định. Bộ sẽ không để tồn tại việc thầy cô xếp hạng học sinh! Còn lãnh đạo Phòng Giáo dục trung học (Sở GD-ĐT TP. Hồ Chí Minh) thì khẳng định, chưa từng có văn bản hay chỉ đạo chính thức nào về xếp hạng học sinh! Cứ nghe những lời trần tình về vấn đề nêu trên của những người làm công tác giáo dục ở bộ và TP. Hồ Chí Minh, có vẻ như việc xếp hạng học sinh là một “tội” ghê gớm lắm!
Chợt nhớ thập niên bảy mươi của thế kỷ trước, tôi học cấp I (tiểu học), việc xếp hạng học sinh trong lớp diễn ra định kỳ hằng tháng. Tính tôi cẩn thận nên được cô giáo chủ nhiệm giao nhiệm vụ giữ Sổ đầu bài. Vào cuối tháng, bạn nào “nịnh” thì tôi mới nói trước cho biết được xếp hạng mấy. Đương nhiên bao giờ mẹ cũng hỏi tôi được xếp thứ mấy, nhưng chúng tôi chẳng bị áp lực gì ghê gớm như phân tích của một số phụ huynh. Còn nhớ khi dẫn tôi vào lớp, mẹ dặn cô giáo: “Nếu nó lười học, phá quấy, cô cứ đánh. Nhà đông con, bố cháu vắng nhà, tôi lại bận việc đồng áng, mong cô giúp tôi dạy cháu nên người”. Vì thế, tôi chẳng dại gì mách mẹ chuyện bị cô phạt (đánh vào mông, xách tai, úp mặt vào bảng hoặc quỳ) nếu không muốn về nhà bị mẹ đánh tiếp!
Thực ra, việc ganh đua trong lớp hồi ấy cũng chỉ diễn ra với vài bạn học khá, giỏi. Chỉ bạn nào đang xếp hạng nhất, tự nhiên rớt xuống hạng 3, 4 sẽ bị cô giáo nhắc nhở. Bạn nào đang hạng thấp mà lên được vài bậc được cô khen. Hồi ấy, trong lớp tôi có 2 bạn học giỏi, là con của 2 giáo viên trong trường, luân phiên nhau vị trí nhất, nhì. Khi trưởng thành, một trong hai người thú nhận với bạn bè rằng, việc đứng nhất hay nhì chỉ có ý nghĩa với hai bà mẹ giáo viên mà thôi, bởi sau mỗi bài kiểm tra, hai bà mẹ này thường hỏi, thế A (hay B) được mấy điểm?! Điều đáng nói là sau này, những bạn thường được xếp hạng cao trong lớp lại không phải những người thành đạt. Thậm chí một học sinh cá biệt trong lớp tôi hồi đó, giờ là chủ doanh nghiệp tầm cỡ trong huyện. Nói như thế để thấy rằng, thành công của mỗi con người không nằm ở điểm số mỗi bài kiểm tra hay thứ hạng hằng tháng, hằng năm trong lớp mà ở khả năng thích ứng ngoài đời, người ta gọi là chỉ số EQ.
Trong khi đọc các bài viết liên quan đến việc xếp hạng và chấm điểm học sinh, có người đã dẫn chứng từ năm 2019, Singapore sẽ bỏ các kỳ thi cho học sinh lớp 1 và 2; đồng thời “nói không” với xếp hạng trong lớp. Tuy nhiên, xét từ nền tảng giáo dục giữa 2 quốc gia sẽ thấy rằng, kinh nghiệm từ Singapore rất khó áp dụng ở Việt Nam. Trong cuộc tranh luận này, có người làm công tác giáo dục đã nhấn mạnh rằng, học sinh phải luôn ý thức “học cho mình”. Chao ôi, những đứa trẻ ở độ tuổi tiểu học, cha mẹ còn phải đút cơm mà “đòi” các em phải ý thức “học cho mình” thì e rằng hơi quá. Ở tuổi các em, “biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan” rồi!
Trong cuộc tranh luận này, số đông cho rằng không nên xếp hạng, chấm điểm. Thế nhưng chưa hẳn số đông là chân lý. Bằng kinh nghiệm thực tế bản thân, sau này đến con, cháu đi học, tôi thấy rằng, việc xếp hạng trong lớp sẽ làm tăng sự cạnh tranh lành mạnh cho các em, khuyến khích các em phấn đấu học tập để không bị tụt hạng hoặc vươn lên hạng cao hơn, qua đó sự tiến bộ của từng em thấy rõ hơn. Đây là sự ganh đua tích cực. Thời nào cũng thế, học mà không thi, không kiểm tra thì học sinh sẽ chẳng thèm học, nhất là các môn không thích. Khi còn đi học, nếu không vượt qua được những áp lực từ đơn giản đến phức tạp thì khi ra đời sẽ khó tránh được những cú sốc tâm lý do áp lực công việc. Bản thân việc xếp hạng không xấu, nó chỉ gây ra hệ lụy xấu bởi cách ứng xử không phù hợp từ phía nhà trường, phụ huynh, giáo viên và học sinh sau khi xếp hạng mà thôi.
L.T
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Xe đưa đón học sinh có màu sơn riêng, đăng kiểm được không?
- ·Agribank chi nhánh Đông Long An tổ chức hội nghị kết nối doanh nghiệp
- ·Giá vàng hôm nay 11/12/2023: SJC đắt hơn thế giới gần 15 triệu đồng/lượng
- ·Khai trương Trường Mầm non Angel Kids tại Thắng Lợi Central Hill
- ·Đang điều tra vụ nhận hối lộ ở Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29
- ·Nhà đầu tư nào đăng ký thực hiện dự án Khu đô thị mới tại Long An hơn 80.000 tỉ đồng?
- ·Hàng hóa tết dồi dào, giá cả phải chăng
- ·Giá vàng hôm nay 1/2/2024: Vàng miếng SJC cán mốc 78 triệu đồng/lượng
- ·TP.HCM công bố lộ trình ít nguy cơ kẹt xe dịp lễ 2/9
- ·VPI: Giá xăng dự báo tăng từ 2,4
- ·Bắt 4 nghi phạm đập hàng loạt kính ô tô, trộm cắp tài sản ở Vĩnh Phúc
- ·Giá vàng hôm nay 10/5/2024: Neo ở mức cao nhất trong lịch sử
- ·Đẳng Cấp Phái Đẹp tung ưu đãi khủng tháng 12/2023
- ·Hơn 80% sản lượng chanh không hạt tham gia thị trường xuất khẩu
- ·Thời tiết hôm nay 01/12: Nam Bộ sáng sớm mát mẻ; Bắc Bộ rét, sương mù
- ·Vàng biến động mạnh, quản lý thị trường ra sao trước những cơn sốt giá?
- ·Giá USD đi lên trong ngày đầu tiên giao dịch sau Tết
- ·Long An sẵn sàng triển khai Đề án 1 triệu hécta lúa chất lượng cao
- ·Xe khách đâm dải phân cách, lật ngang trên quốc lộ 1A
- ·Giá vàng miếng SJC trở lại đỉnh 74,5 triệu đồng/lượng