【xem ket bong da hom nay】Nhu cầu về lao động chất lượng cao với Quảng Trị là bức thiết
Tích cực đón nhận làn sóng đầu tưthế hệ mới
TheầuvềlaođộngchấtlượngcaovớiQuảngTrịlàbứcthiếxem ket bong da hom nayo ông Nguyễn Đức Tân, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Quảng Trị, tỉnh này đang có những bước tiến hết sức mạnh mẽ và tích cực về động lực tăng trưởng mọi mặt của địa phương.
Cụ thể, từ cơ sở hạ tầng phục vụ công tác thu hút đầu tư ngày càng hoàn thiện, các dự ánđầu tư lớn đang được khẩn trương triển khai, có những dự án lớn nhất từ trước đến nay cũng đã “cập bến” vời vùng đất lửa Quảng Trị.
Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Quảng Trị Nguyễn Đức Tân cho rằng, trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội địa phương, nguồn nhân lực có vai trò đặc biệt quan trọng. |
Có thể nói, Quảng Trị đang đón nhận làn sóng đầu tư thế hệ mới, đặc biệt là các dự án giao thông, sân bay, cảng biển, năng lượng, công nghệ, nông nghiệp, lâm nghiệp có giá trị cao..., ông Tân nhấn mạnh.
Để có được thành quả đó, theo ông Đức Tân là vì thời gian qua tỉnh đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách phát triển nguồn nhân lực.
Trong đó, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2020-2025 đã đặt ra mục tiêu tổng quát là phấn đấu đến năm 2025, Quảng Trị trở thành tỉnh có trình độ phát triển thuộc nhóm trung bình cao của cả nước, năm 2030 thuộc nhóm tỉnh khá của cả nước.
Để đạt được mục tiêu tổng quát này, phát triển nguồn nhân lực được xác định là một trong những nhiệm vụ, giải pháp then chốt hàng đầu. Chỉ tiêu đặt ra cụ thể đến năm 2025 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75-80%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ trên 33%; đến năm 2030 là 85-90%, nhằm đáp ứng nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, các dự án của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Đức Tân thừa nhận, tại Quảng Trị thị trường lao động chưa hình thành rõ nét, đặc biệt trong bối cảnh đang có nhiều biến động về nhu cầu sử dụng lao động do xuất hiện các dự án trọng điểm, đầu tư mới trên địa bàn.
Tuy nhiên, thực tế đang cho thấy nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệpvào đầu tư tại Quảng Trị đang gặp không ít khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn lao động phục vụ dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án có nhu cầu sử dụng nguồn lao động lớn, đòi hỏi có trình độ năng lực.
Đây là một khó khăn, áp lực cho chương trình kế hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2022-2025 và đến năm 2030, ông Tân dẫn dụ.
Cần lấp “chỗ trống” về lao động chất lượng cao
Tại Hội thảo sáng nay (23/12) do Đơn vị này tổ chức, nhiều nhà nghiên cứu, doanh nghiệp, nhà đầu tư có dự án lớn ở Quảng Trị đều có chung nhận định Quảng Trị đang cần nguồn nhân lực chất lượng cao để phát triển.
Một tiết học về điện công nghiệp của học viên Trường Cao đẳng Kỹ thuật Quảng Trị-Ảnh: H.N |
Đại diện các nhà đầu tư cho rằng, họ không “ngồi yên một chỗ”, mà đã nỗ lực bằng nhiều cách, nhiều nguồn để “bắt nhịp” với các kênh tuyển dụng; trung tâm giới thiệu việc làm nhưng đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm ứng viên đã qua đào tạo, có kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn với các ngành xây dựng (điện, xử lý nước thải, cấp nước, cảnh quan…), môi trường, nhân sự, tài chính, pháp lý, marketing, dịch vụ khách hàng…
Đơn cử, nhóm nghiên cứu của Trường đại học kinh tế Huế chỉ ra chất lượng nguồn nhân lực của Quảng Trị thấp.
Đơn vị này lấy mốc tại thời điểm 2019 có 77% lao động chưa qua đào tạo. Và nhận định rằng, nguồn lực lao động có tăng về số lượng…
Nếu năm 2015 số lượng lao động trong độ tuổi theo quy định đang làm việc trong các ngành kinh tế số lượng hơn 281.000 người, thì năm 2019 lên hơn 340.000 người (tăng 1,2 lần và chiếm gần 54% dân số của tỉnh)…, nhóm nghiên cứu nêu ra.
Thực trạng mà các nhà nghiên cứu đưa ra, là tình trạng di cư lao động địa phương đến các thị trường ngoài tỉnh đang có xu hướng tăng, tạo ra nguy cơ sụt giảm lượng cung lao động có trình độ chuyên môn và kỹ thuật tay nghề cao.
Trong khi tỷ suất di cư chung của khu vực miền trung là -4,9% thì của Quảng Trị -7,3%. Kết quả này là sự thách thức không nhỏ đối với Quảng Trị trong việc giữ chân người lao động có trình độ chuyên môn và kỹ thuật tay nghề cao; dẫn đến nghịch lý Quảng Trị có nguy cơ thừa lao động chất lượng thấp, nhưng thiếu lao động động có chất lượng cao đáp ứng cho các doanh nghiệp nếu như các dự án đầu tư trọng điểm của tỉnh sớm đi vào hoạt động trong tương lai gần.
Một số chuyên gia cũng dự báo rằng, nhu cầu lao động của Quảng Trị giai đoạn 2022-2025 tăng trưởng khoảng 1,35%, tương ứng mức tăng trưởng kinh tế 7,28%, tương đương với mục tiêu tăng trưởng kinh tế 7,5-8% được đặt ra trong Nghị quyết Đảng hội Đảng bộ tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2020-2025.
So với thực tế, khả năng đáp ứng về số lượng, chất lượng lao động của Quảng Trị chưa cao.
Theo Sở Lao động và Thương binh xã hội tỉnh này, địa phương có 2 cơ sở đào tạo thực hiện chức năng cung ứng đào tạo nghề và đào tạo chuyên sâu cho các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất tại địa phương và các tỉnh miền trung, là Trường Cao đẳng Kỹ thuật Quảng Trị và Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị. Tuy nhiên, mức độ đáp ứng của các cơ sở đào tạo này chưa cao, trong số 23 tiêu chí thuộc tính chất đào tạo, chỉ có 3 tiêu chí đáp ứng được nhu cầu của đơn vị sử dụng lao động.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng, cho rằng nguồn lực lao động của tỉnh Quảng Trị thời gian qua đã đóng góp đáng kể vào quá trình tăng trưởng kinh tế địa phương, điều này có ý nghĩa tích cực trong việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống người dân. Tuy nhiên sức sản xuất của nền kinh tế còn thấp, năng lực cạnh tranh chưa cao do chất lượng lao động đang thấp.
Ông Hưng cũng dự báo rằng, ngoài đầu tư công, nhu cầu huy động vốn đầu tư giai đoạn 2022-2025 thu hút khoảng 130.000 tỷ đồng, trong đó vốn FDI khoảng 35.000 tỷ đồng.
Giai đoạn 2026-2030 thu hút khoảng hơn gần 200.000 tỷ đồng, trong đó vốn FDI khoảng 54.000 tỷ đồng. Nguồn vốn tập trung đầu tư vào các ngành công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ-du lịch, y tế, giáo dục… Vì vậy, giai đoạn này cần một lực lượng rất lớn lao động có tay nghề cao, chất lượng tốt, ông Hưng nói.
Vị lãnh đạo tỉnh này cũng cho biết, để kịp thời cung ứng nguồn cung lao động có tay nghề và chất lượng cao, phục vụ kịp thời quá trình phát triển của tỉnh, Quảng Trị đã đặt hàng cho các tập đoàn, doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo nghề.
Cần tổ chức tốt cơ chế phối hợp 3 bên “Nhà nước-Nhà trường-Nhà doanh nghiệp” để đào tạo nghề đáp ứng với nhu cầu của thị trường lao động, đặc biệt là những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Đây là xu hướng phát triển của thời đại…, Chủ tịch Quảng Trị Võ Văn Hưng nói.
(责任编辑:World Cup)
- ·Samsung sẽ trải qua quý thứ bảy liên tiếp sụt giảm doanh thu
- ·Hàng chục nghìn người viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp
- ·Người Việt Nam đồng lòng bảo vệ chủ quyền đất nước
- ·Vĩnh biệt nhà văn Tô Hoài
- ·Ngày 5/1: Giá cao su trong nước ổn định, sàn giao dịch duy trì mức thấp
- ·Tổ chức chấm sơ khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ VIII
- ·Nga hạ thủy tàu ngầm thứ 4 đóng cho Việt Nam
- ·Vietsovpetro phát hiện dòng dầu ở giếng khoan thăm dò Cá Tầm
- ·1 người chết, hàng trăm ngôi nhà bị ảnh hưởng do mưa lũ ở miền Trung
- ·Ngày sinh tập thể
- ·Ngày 4/1: Giá cao su trong nước tăng nhẹ, sàn giao dịch giảm sâu
- ·Triển khai Đề án đưa 500 trí thức trẻ về nông thôn, miền núi
- ·TP Cà Mau vinh dự có 360 Bà mẹ Việt Nam anh hùng
- ·Tàu Hải quân Singapore thăm thành phố Đà Nẵng
- ·Kiểm tra ma tuý tài xế vụ tai nạn khiến 3 người CLB HAGL tử vong
- ·Mục tiêu thực hiện cải thiện môi trường kinh doanh năm 2019
- ·Khoảng 60% thí sinh đạt mức tiêu chí tối thiểu đầu vào đại học, cao đẳng
- ·Bảo vệ chủ quyền quốc gia gắn với phát triển kinh tế
- ·Tây Nguyên, Nam Bộ mưa nhiều nhất cả nước
- ·Tháo gỡ khó khăn 6 dự án trên địa bàn tỉnh