【nữ úc】Giảm áp lực lạm phát từ yếu tố tỷ giá
Tỷ giá VND và USD tăng "vừa phải" sẽ thúc đẩy xuất khẩu Tác động trái chiều của tỷ giá tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Áp lực tỷ giá đã giảm bớt |
VND là một trong những đồng tiền có tính ổn định cao, trong khi đó giá USD có xu hướng giảm khi triển vọng kinh tế toàn cầu đang suy yếu. Ảnh: Internet |
Báo cáo tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024 của Chính phủ và chính quyền địa phương vào ngày 5/1 vừa qua, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng cho biết, năm 2023 tiếp tục là năm đầy khó khăn, thách thức đối với việc điều hành kinh tế vĩ mô, tiền tệ.
Tuy nhiên, theo Thống đốc, Việt Nam đồng (VND) mất giá khoảng 2,9% cho thấy là một trong những đồng tiền có tính ổn định cao và dự trữ ngoại hối Nhà nước cải thiện so với cuối năm ngoái. Nên Thống đốc cho rằng, đây là những điểm cộng để nâng xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam trong năm 2023.
Theo Tổng cục Thống kê, trên thế giới, giá đồng USD có xu hướng giảm khi triển vọng kinh tế toàn cầu đang suy yếu. Tính đến ngày 25/12/2023, chỉ số USD trên thị trường quốc tế đạt mức 102,94 điểm, giảm 2,02% so với tháng trước. Trong nước, giá USD bình quân trên thị trường tự do quanh mức 24.426 VND/USD. Chỉ số giá USD tháng 12/2023 giảm 0,56% so với tháng trước; tăng 1,04% so với cùng kỳ năm trước; bình quân năm 2023 tăng 1,86%.
Những diễn biến này cho thấy yếu tố tỷ giá đã ít gây áp lực lên lạm phát hơn so với các yếu tố khác. Điều này cũng tạo điều kiện hơn cho việc kiểm soát lạm phát trong năm 2024, nhất là khi nhiều nhận định đã thể hiện sự lạc quan hơn về diễn biến tỷ giá ngoại tệ.
Theo TS. Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính (Học viện Tài chính), năm 2024, áp lực lạm phát từ yếu tố tỷ giá tăng được dự báo sẽ không lớn khi đồng USD đang trong xu hướng giảm giá, còn Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) nhiều khả năng sẽ bắt đầu giảm lãi suất từ quý 2/2024.
Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế PGS.TS. Ngô Trí Long cũng cho rằng, trong 2 năm qua, giới phân tích quốc tế đánh giá cao Việt Nam kiểm soát lạm phát, tỷ giá thành công. Năm 2024, kinh tế Mỹ dự báo hạ cánh mềm và FED có thể cắt giảm lãi suất vào cuối quý 1/2024 khiến USD giảm giá và tỷ giá giữa VND và USD giảm, do đó giảm áp lực lạm phát do tỷ giá đối với kinh tế Việt Nam.
Trước đó, từ trung tuần tháng 12/2023, các thành viên Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) - cơ quan ra quyết sách trong FED – đã bỏ phiếu nhất trí duy trì lãi suất quỹ liên bang ở khoảng 5,25-5,5%; đồng thời dự kiến đưa ra ít nhất 3 đợt cắt giảm lãi suất vào năm 2024.
Vì thế, báo cáo của Công ty Chứng khoán VCBS cho rằng, tuy sức mạnh đồng USD vẫn là yếu tố tiềm ẩn gây áp lực đối với tỷ giá, nhưng trong điều kiện thuận lợi, chỉ số đồng USD trên thế giới không tăng mạnh cùng chính sách điều hành linh hoạt của NHNN, VND có thể giữ mức giảm giá hợp lý dưới 3% so với đồng USD trong năm 2024.
Báo cáo của VCBS nhìn nhận, ngoài những diễn biến khó dự đoán từ thị trường thế giới, những điểm cộng giúp nhà điều hành có lợi thế trong định hướng thị trường tỷ giá năm 2024 vẫn là lượng vốn đầu tư FDI vào Việt Nam tăng trưởng trong khi môi trường đầu tư duy trì, các thách thức liên quan đến thuế tối thiểu toàn cầu được xử lý thỏa đáng; kiều hồi tăng trưởng ổn định; thặng dư thương mại đạt 1-5 tỷ USD dù không còn mức thặng dư đột biến khi nhu cầu nhập khẩu tư liệu sản xuất bước đầu phục hồi.
Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), dự trữ ngoại hối của Việt Nam năm 2023 dự báo đạt khoảng 100 tỷ USD, tương đương khoảng 17-18 tuần nhập khẩu, trong khi mức an toàn là trên 12 tuần nhập khẩu.
Hơn nữa, cùng với các yếu tố trên, TS. Nguyễn Đức Độ còn nhận định, cho dù đồng USD tăng giá mạnh trên thị trường thế giới, NHNN sẽ can thiệp để ổn định tỷ giá. “Nói cách khác, môi trường tiền tệ - tỷ giá đang ở mức trung tính và sẽ không khiến giá cả tăng đột biến trong năm 2024”, TS. Độ nhấn mạnh.
Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn khuyến nghị, việc điều hành thị trường giá cả và tiền tệ không được chủ quan trước rủi ro lạm phát và những diễn biến bất ngờ từ thị trường quốc tế có thể tác động làm gia tăng tỷ giá hối đoái giữa đồng nội tệ và USD.
Vì thế, các cơ quan quản lý cần thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, thận trọng, bảo đảm tính chủ động, hiệu quả, phối hợp với điều hành chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm. Trong đó, NHNN được khuyến nghị cần điều chỉnh tỷ giá hối đoái linh hoạt, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế, từng bước ổn định và nâng cao giá trị đồng Việt Nam, góp phần kìm giữ lạm phát.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Nhóm trộm chó rải đinh sắt, bắn súng tự chế chống trả công an truy bắt
- ·Armenian NA President pays tribute to President Hồ Chí Minh
- ·NA Chairman to visit Cambodia, attend ICAPP, IPTP meetings
- ·Việt Nam attends trade policy review on Nigeria
- ·Hải Phòng: Khởi công xây dựng cầu Nguyễn Trãi có tổng mức đầu tư hơn 6.200 tỷ đồng
- ·State President receives US
- ·Armenian NA President to pay official visit to Việt Nam
- ·Vietnamese PM meets with leaders of key partners on G20 Summit sidelines
- ·25 năm các chuyến bay thương mại của Việt Nam luôn đảm bảo an toàn
- ·State leader meets with New Zealand's PM in Lima
- ·Hà Nội công bố địa chỉ tiếp nhận ủng hộ nạn nhân vụ cháy chung cư mini
- ·Remains of nine Vietnamese volunteer soldiers, experts found in Laos
- ·NA leader asks ministers to walk the talk, and act immediately
- ·National conference reviews implementation of ASEAN socio
- ·Nổ khí gas tại nhà dân ở Hà Nội, 4 người bị thương
- ·PM Chính to attend G20 Summit in Brazil, visit Dominica
- ·Armenian NA President to pay official visit to Việt Nam
- ·UNCLOS remains fully relevant for sea, ocean governance: Deputy FM
- ·Apple bị phá sản kế hoạch bán iPhone tân trang ở Ấn Độ
- ·PM issues disciplinary warning against Hà Giang leader