【thụy sĩ đấu với tây ban nha】Đề xuất nhiều chính sách giảm, xóa nợ thuế hỗ trợ doanh nghiệp phát triển
Ưu đãi thuế TNDN 17%
Khoanh 6.731 tỷ đồng nợ thuế Số nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đề nghị khoanh do người nộp thuế thực tế đã giải thể, phá sản, bỏ kinh doanh phát sinh trong giai đoạn từ 1-1-2014 đến thời điểm 31-12-2015 khoảng 6.731 tỷ đồng, trong đó của doanh nghiệp, tổ chức là 5.716 tỷ đồng và của hộ, cá nhân đã bỏ kinh doanh khoảng 1.015 tỷ đồng. |
Theo lý giải của đại diện Vụ Chính sách thuế - Bộ Tài chính, ở nước ta, hiện số lượng DN nhỏ và vừa chiếm đa số trong tổng số DN đang hoạt động và giữ một vị trí không thể thay thế trong phát triển kinh tế cũng như ổn định xã hội. Vì vậy, để việc hỗ trợ DN nhỏ và vừa được khả thi trong thực hiện thì chính sách thuế cũng là một trong các công cụ cần tính tới. Thực tế, đối tượng này đã được hưởng mức thuế suất thuế TNDN ưu đãi là 20% sớm hơn lộ trình tới 2,5 năm (từ 1-7-2013 thay vì 1-1-2016) so với các DN khác.
Việc tiếp tục giảm thuế suất phổ thông đối với DN nhỏ và vừa xuống còn 17% trong giai đoạn 2017-2020, tương đương mức thuế suất ưu đãi áp dụng cho các dự án đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và mức độ khuyến khích thậm chí còn cao hơn giai đoạn 2014-2015, vừa giúp DN nhỏ và vừa có điều kiện tăng tích tụ, tích luỹ tái đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, vừa không ảnh hưởng nhiều tới số thu ngân sách Nhà nước do số lượng DN này có tỷ trọng nhỏ khi đóng góp vào NSNN.
Không chỉ DN nhỏ và vừa, một điểm khá mới được đưa ra tại dự thảo Nghị quyết lần này là ưu đãi tương tự dành cho DN khởi nghiệp, có nghĩa là hưởng thuế suất thuế TNDN 17% trong giai đoạn 2017-2020. Theo Bộ Tài chính, khái niệm doanh nghiệp khởi nghiệp, đặc biệt DN khởi nghiệp sáng tạo (start-up) chưa được quy định cụ thể tại các văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm quốc tế thì đây là các cá nhân, nhóm cá nhân, tổ chức, DN đang trong quá trình thực hiện hóa ý tưởng kinh doanh và hình thành mô hình kinh doanh trong đó có giá trị gia tăng cao, có khả năng tăng trưởng nhanh và dựa trên công nghệ, tri thức. Do đó, không giống như các công ty thương mại, sản xuất truyền thống, yếu tố nghiên cứu công nghệ và sáng tạo trong các DN khởi nghiệp sáng tạo rất cao, vì thế gắn liền với nhiều rủi ro. Nếu vượt qua thách thức, các DN start-up có thể đem lại giá trị kinh tế lớn, thậm chí thay đổi thói quen của người sử dụng.
Đại diện Vụ Chính sách thuế cũng cho biết: Xét tính chất thì DN khởi nghiệp thường là các DN nhỏ và vừa, do đó, đối với chính sách hỗ trợ về thuế, Bộ Tài chính trình Chính phủ trình Quốc hội cho áp dụng thống nhất mức thuế là 17%. Bên cạnh đó, để đảm bảo nhất quán cũng như phù hợp với đặc thù của DN khởi nghiệp là thu nhập chính chủ yếu có được từ lĩnh vực nghiên cứu khoa học công nghệ,... nên dự thảo Nghị quyết đã thể hiện rõ không áp dụng thuế suất 17% đối với một số khoản thu nhập cụ thể như thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng quyền góp vốn; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, thu nhập từ chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác khoáng sản; thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở ngoài Việt Nam; thu nhập từ hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu, khí, tài nguyên quý hiếm khác và thu nhập từ hoạt động khai thác khoáng sản; thu nhập từ kinh doanh dịch vụ thuộc diện chịu thuế Tiêu thụ đặc biệt theo quy định của Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt.
Khó do khách quan sẽ được xóa phạt chậm nộp
Một nội dung thu hút sự quan tâm của dư luận tại dự thảo Nghị quyết là việc xóa, khoanh nợ thuế và tiền phạt chậm nộp cho một số đối tượng.
Diễn giải về nội dung xóa nợ tiền phạt chậm nộp do nguyên nhân khách quan, đại diện Vụ Chính sách thuế cho hay: Theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, từ ngày 1-1-2011, nếu người nộp thuế chưa được thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản sẽ được gia hạn thời hạn nộp thuế tối đa 1 năm và trong thời gian này không phải tính tiền chậm nộp. Do đó, đối với những trường hợp chưa được Nhà nước thanh toán khác như phát sinh trước ngày 1-1-2011; công trình kéo dài trên 1 năm đến nay chưa được Nhà nước thanh toán hoặc thanh toán muộn hơn thời gian gia hạn; công trình sử dụng một phần vốn NSNN;... vẫn tiếp tục gặp khó khăn vì vẫn phải tính chậm nộp thuế do Nhà nước chưa thanh toán. Để phù hợp với thực tế, Bộ Tài chính trình Chính phủ thực hiện xóa nợ tiền chậm nộp đối với doanh nghiệp cung ứng hàng hoá, dịch vụ được thanh toán bằng vốn NSNN hoặc có nguồn chi từ NSNN nhưng chưa được Nhà nước thanh toán. Theo đó, số tiền chậm nộp đề nghị xóa tính đến 31-12-2015 là 542,525 tỷ đồng.
Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan xung quanh đề xuất xoá nợ tiền phạt chậm nộp thuế cho DN khó khăn, bà Nguyễn Thị Cúc - Chủ tịch Hội Tư vấn Thuế Việt Nam, khẳng định, đây sẽ là giải pháp cứu DN trước nguy cơ giải thể, phá sản. Bởi lẽ, giai đoạn trước, lãi suất phạt chậm nộp thuế được quy định rất cao, có thời điểm 0,05%/ngày, thậm chí các khoản nợ quá 90 ngày thì lãi suất chậm nộp là 0,07%/ngày. Từ đó, dẫn tới thực tế tiền nợ phạt chậm nộp lớn hơn nợ gốc, nếu thu hết nợ sẽ đẩy DN phải bán tài sản để trả nợ. Như vậy, vô hình trung DN ngừng hoạt động dẫn tới phải giải thể, phá sản. Do đó, với trường hợp DN cố gắng nộp nợ gốc thì có thể xem xét tháo gỡ cho DN thông qua biện pháp xoá các khoản nợ chậm nộp thuế là hợp lý.
Xóa nợ cho DN phá sản hơn 7.421 tỷ đồng
Bên cạnh xóa phạt chậm nộp như trên, Bộ Tài chính đề nghị xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với những trường hợp người nộp thuế thực tế đã giải thể, phá sản, bỏ kinh doanh và khoanh nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với những trường hợp tương tự phát sinh trong giai đoạn từ 1-1-2014 đến 31-12-2015.
Phân tích cụ thể đối với trường hợp doanh nghiệp và tổ chức kinh doanh, ghi nhận qua việc tổng kết Luật Phá sản 2004 thì có 49/63 tòa án nhận đơn và giải quyết tổng số 336 đơn yêu cầu tuyên bố phá sản. Trong số này, Tòa án đã ra 236 quyết định mở thủ tục phá sản và chính thức ban hành 83 quyết định tuyên bố phá sản.
Như vậy, thực tế phát sinh rất nhiều DN lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán, đã giải thể, phá sản hoặc bỏ kinh doanh nhưng không làm đầy đủ trình tự, thủ tục giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật. Theo thống kê của Bộ Tài chính, con số này hàng năm chiếm khoảng 10% trong tổng số hơn 500.000 DN hoạt động. Vì vậy, đề nghị xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với các đối tượng như trên sẽ giảm bớt gánh nặng đòi nợ cho cơ quan Thuế. Bên cạnh đó, để bảo đảm chặt chẽ, Bộ Tài chính đưa thêm chế tài chỉ cấp mã số kinh doanh mới cho người sáng lập hoặc người đại diện cho các DN, tổ chức nói trên tối thiểu sau 2 năm kể từ thời điểm giải thể, phá sản nếu họ muốn tiếp tục thành lập DN, tổ chức kinh doanh khác.
Đối với hộ, cá nhân bỏ kinh doanh, theo thống kê, cả nước hiện nay có khoảng 1,7 triệu hộ, cá nhân kinh doanh. Hộ, cá nhân kinh doanh bỏ kinh doanh đều do thua lỗ, do vậy, nếu đặt vấn đề phải áp dụng các biện pháp để thu hồi hết nợ của hộ, cá nhân kinh doanh đã bỏ kinh doanh là không khả thi vì họ chỉ còn tài sản đủ để đáp ứng nhu cầu cơ bản trong sinh hoạt thông thường. Với nguyên nhân đó, Bộ Tài chính đề nghị xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của hộ, cá nhân kinh doanh đã bỏ kinh doanh trước ngày 1-1-2014 và khoanh nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của hộ, cá nhân kinh doanh đã bỏ kinh doanh trong giai đoạn từ ngày 1-1-2014 đến ngày 31-12-2015.
Theo tính toán của Bộ Tài chính, số nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đề nghị xóa do người nộp thuế thực tế đã giải thể, phá sản, bỏ kinh doanh trước ngày 1-1-2014 là 7.421,286 tỷ đồng, trong đó của doanh nghiệp, tổ chức khoảng 6.432,141 tỷ đồng và của hộ, cá nhân đã bỏ kinh doanh là 989,145 tỷ đồng.
Trong bối cảnh cân đối thu- chi ngân sách còn khó khăn, việc giảm thuế TNDN, xóa nợ thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt cho một số đối tượng DN là cố gắng lớn của ngành Tài chính, nhằm thực hiện chủ trương lớn của Chính phủ, đẩy mạnh phát triển DN. Nếu được Quốc hội thông qua, dự thảo Nghị quyết này vừa tháo gỡ khó khăn cho DN, vừa giảm bớt gánh nặng cho cơ quan hành thu, bởi trên thực tế, việc đòi nợ những đối tượng là DN giải thể, phá sản là gần như không thể thực hiện được.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Vỡ hồ chứa gây thiệt hại hơn 500 triệu, chủ hồ chưa đền bù cho người dân
- ·Doanh nghiệp dệt may chủ động đáp ứng kế hoạch kinh tế tuần hoàn
- ·Hải quan Hà Nội thông quan lượng hàng hóa 56,87 tỷ USD
- ·Hà Giang: Nghiệm thu 2 đề án khuyến công địa phương tại Xín Mần và Bắc Quang
- ·Chi phúc lợi tại đơn vị sự nghiệp theo quy định nào?
- ·Giá xăng dầu hôm nay 30/6: Đảo chiều tăng nhẹ
- ·Xuất khẩu thuỷ sản ghi nhận tháng cao nhất kể từ đầu năm
- ·Vải thiều không hạt đắt nhất thị trường, 280 ngàn/kg khách Nhật vẫn mê
- ·Người Việt xếp hàng chờ mua iPhone 6S và 6S Plus tại Mỹ
- ·Hà Nội: Thách thức thu ngân sách từ xuất nhập khẩu
- ·Giảm tối thiểu 20% công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước
- ·Hoa Kỳ nhập khẩu 66,4 tỷ USD hàng hóa từ Việt Nam, tăng trưởng vượt bậc
- ·Kiểm soát chặt chẽ đối tượng nộp thuế, phục vụ quản lý thuế hiệu quả
- ·Vì sao số thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu của TP. Hồ Chí Minh suy giảm?
- ·Nguyên nhân do đâu Thép Tiến Lên lại bị phạt thuế gần 80 triệu đồng?
- ·Doanh nghiệp xuất khẩu cà phê: Cần mạnh tay đầu tư cho công nghệ!
- ·Giá vàng hôm nay 29/6: Vàng thế giới lao dốc, trong nước bất động
- ·Cục Thuế Bình Phước “tìm ra” 30 chủ nhân giải thưởng chương trình hóa đơn may mắn
- ·FPT khai trương trung tâm xuất khẩu phần mềm lớn nhất Việt Nam
- ·Xuất khẩu cá tra năm 2010 đạt khoảng 1,4 tỉ USD, không đạt kế hoạch