【truc tiep bóng dá】Hãy nghĩ về an toàn trước khi hành động
(CMO) Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội sau đại dịch Covid-19, đồng thời thúc đẩy sự quan tâm trong công tác đảm bảo an toàn, sức khoẻ, tính mạng cho người lao động, xây dựng môi trường làm việc an toàn, hài hoà, Tháng Hành động về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLÐ) năm 2023 được tổ chức từ ngày 1-31/5 trên phạm vi cả nước, với chủ đề “Tăng cường xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn và cải thiện điều kiện lao động, giảm căng thẳng tại nơi làm việc”, cùng thời điểm với Tháng Công nhân của các cấp công đoàn trên toàn quốc. Tỉnh Cà Mau sẽ tổ chức lễ phát động hưởng ứng vào ngày 5/5.
Theo tổng hợp báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, năm 2022 toàn quốc xảy ra hơn 7.700 vụ tai nạn lao động (TNLÐ), tăng hơn 18% so với năm 2021. Các vụ TNLÐ khiến 754 người chết và 1.647 người bị thương nặng. Trong đó, trên địa bàn tỉnh Cà Mau xảy ra 6 vụ TNLÐ, làm 6 người chết.
Tuy nhiên, TNLÐ thực tế trên địa bàn tỉnh có thể xảy ra nhiều hơn so với số liệu thống kê báo cáo, do còn nhiều vụ TNLÐ chưa được các doanh nghiệp, đơn vị, địa phương khai báo, thống kê theo quy định, nhất là các vụ TNLÐ trong lĩnh vực nông nghiệp, ngư nghiệp, khu vực lao động phi chính thức do không có hợp đồng lao động.
Thiết thực hưởng ứng Tháng Hành động về ATVSLÐ và Tháng Công nhân năm 2023, UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành có liên quan tập trung xây dựng và triển khai các chương trình, kế hoạch hành động cụ thể về ATVSLÐ đến từng cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp. Trong đó, tăng cường thực hiện đánh giá, quản lý các nguy cơ rủi ro về ATVSLÐ tại nơi làm việc cũng như thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khoẻ cho người lao động, các giải pháp cải thiện điều kiện lao động, phòng ngừa TNLÐ, bệnh nghề nghiệp.
Thiếu đồ bảo hộ và phải làm việc trong môi trường đầy bụi, nóng nực sẽ dễ gây ra các bệnh liên quan đến hô hấp cho người lao động. |
Theo ông Từ Hoàng Ân, Phó giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, mục tiêu của Chương trình ATVSLÐ trên địa bàn tỉnh nhằm tăng cường vai trò quản lý Nhà nước về công tác ATVSLÐ cũng như nâng cao ý thức, trách nhiệm tuân thủ pháp luật về ATVSLÐ của người sử dụng lao động và người lao động. Chăm lo, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động; ngăn ngừa và giảm thiểu TNLÐ, bệnh nghề nghiệp, đảm bảo an toàn tính mạng, sức khoẻ cho người lao động; kiểm soát rủi ro, tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo ATVSLÐ, phòng chống dịch bệnh, góp phần ổn định trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.
"Với vai trò của mình, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ thường xuyên theo dõi, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về ATVSLÐ tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động", ông Từ Hoàng Ân cho biết.
Không được trang bị đồ bảo hộ đầy đủ nên lao động đang làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, ngư nghiệp, khu vực lao động phi chính thức có nguy cơ bị tai nạn và mắc các bệnh nghề nghiệp
Liên đoàn Lao động tỉnh phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức chuỗi hoạt động trong Tháng Hành động về ATVSLÐ và Tháng Công nhân năm 2023 đảm bảo thiết thực, sát với nhu cầu thực tế của công nhân, viên chức, người lao động. Trong đó, chú trọng việc tham gia đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, ATVSLÐ, tổ chức thương lượng ký kết thoả ước lao động tập thể, đẩy mạnh các hoạt động xã hội, từ thiện, văn hoá, thể dục - thể thao cho người lao động.
Ðối với công nhân, viên chức, lao động và toàn thể Nhân dân, cần quan tâm, nâng cao vai trò, trách nhiệm của mình đối với việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn lao động, không để xảy ra TNLÐ. Ðồng thời, nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, từng bước làm chủ khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại, thích ứng nhanh với môi trường làm việc, có tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động cao, đáp ứng tốt yêu cầu đặt ra trong bối cảnh tình hình hiện nay, nhất là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Công tác ATVSLÐ là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, cần được quan tâm; phải đảm bảo thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa TNLÐ, bệnh nghề nghiệp; phát động phong trào thi đua đảm bảo ATVSLÐ, với sự tham gia của các cấp, các tổ chức, doanh nghiệp và đông đảo công nhân lao động. Tăng cường huấn luyện, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức về ATVSLÐ cho người lao động, chú trọng tuyên truyền, hướng dẫn biện pháp đảm bảo ATVSLÐ trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn cho nông dân./.
Thanh Phương
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Nhận định, soi kèo Estrela Amadora vs Estoril Praia, 03h30 ngày 6/1: Vị khách yếu bóng vía
- ·Bị ngân hàng 'khai tử', thẻ từ ATM lạc hậu thế nào so với thẻ chip?
- ·Doanh nhân sẽ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong kỷ nguyên mới
- ·Thái Bình cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án Khu đô thị mới hơn 9.600 tỷ đồng
- ·Công an Hà Nội thông tin về vụ cháy chung cư mini
- ·Giá cà phê hôm nay 12/10: Tiếp tục tăng nhẹ
- ·Chiều nay, giá xăng dầu trong nước có thể quay đầu tăng mạnh
- ·1/3 dự án bất động sản tại TP.HCM bị tắc nghẽn do vấn đề tài chính
- ·9 số điện thoại đường dây nóng nhận phản ánh về giao thông dịp nghỉ lễ 2/9
- ·Startup vươn tầm giúp doanh nhân Việt nức tiếng quốc tế
- ·Ô tô tông trụ điện trên quốc lộ, 4 người nhập viện
- ·Những ngân hàng Việt nằm trong bảng xếp hạng thương hiệu lớn nhất thế giới
- ·Mua bán đất bằng giấy viết tay, trường hợp nào được làm sổ đỏ?
- ·Vàng 999 có phải là vàng nguyên chất?
- ·Thời tiết hôm nay 01/12: Nam Bộ sáng sớm mát mẻ; Bắc Bộ rét, sương mù
- ·Khám phá Hòn Mấu
- ·Thái Bình cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án Khu đô thị mới hơn 9.600 tỷ đồng
- ·Giá cà phê hôm nay 12/10: Tiếp tục tăng nhẹ
- ·Nhật Bản cảnh báo người tiêu dùng về bão hàng giả các thương hiệu nổi tiếng
- ·Gói thầu 11.400 tỷ Dự án sân bay Long Thành: Chỉ 1 liên danh đáp ứng