【kết quả bóng đá giải vô địch quốc gia mexico】Cổ phần hóa chậm, áp lực sẽ dồn sang năm sau
Tiến độ này sẽ tạo áp lực cho công tác này vào năm sau, khi kế hoạch mục tiêu đề ra khá lớn: 93 DN cổ phần hóa và thoái vốn tại 72 DN giai đoạn 2019 - 2020. Xung quanh vấn đề này, phóng viên TBTCVN đã có cuộc trao đổi với ông Trần Đức Anh – Giám đốc Kinh tế vĩ mô và Chiến lược thị trường, Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV).
* PV: Thưa ông, quá trình cổ phần hóa, thoái vốn DNNN thời gian gần đây có dấu hiệu “chững lại”. Ông đánh giá thế nào về công tác này thời gian qua?
- Ông Trần Đức Anh: Theo số liệu thống kê, xét riêng từ đầu năm đến cuối tháng 10/2019, thì mới chỉ có 11 thương vụ cổ phần hóa và tương ứng là 54 thương vụ thoái vốn của các DNNN được tiến hành.
Như vậy, nếu xét về số lượng hay cả về quy mô các thương vụ, rõ ràng tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn DNNN thời gian gần đây đang có dấu hiệu chững lại và phần nào không đáp ứng được kỳ vọng của thị trường. Đồng thời, tiến độ này còn gây áp lực lên năm sau khi mà mục tiêu của Chính phủ là cổ phần hóa 93 DN và thoái vốn tại 72 DN giai đoạn 2019 - 2020.
Ông Trần Đức Anh |
* PV: Theo ông, đâu là nguyên nhân khiến công tác cổ phần hóa DNNN từ đầu năm tới nay có dấu hiệu chậm lại như vậy?
- Ông Trần Đức Anh:Ngoài một số nguyên nhân cố hữu đã tồn tại nhiều năm nay như tính chủ động của DN chưa cao, một số DN có tình hình tài chính tương đối xấu và cần có phương án cải thiện trước khi thực hiện cổ phần hóa, một số vướng mắc của DN về mặt pháp lý, các khó khăn trong công tác xác định giá trị tài sản của DN… thì thực tế điều kiện thị trường trong năm nay cũng không thực sự thuận lợi.
Cụ thể, thị trường chứng khoán Việt Nam từ đầu năm đến nay có diễn biến khá trầm lắng. Thống kê của chúng tôi tới hết quý III, mặc dù vẫn cho tăng trưởng về mặt điểm số, song giá trị giao dịch trên 2 sàn HSX và HNX giảm lần lượt 35% và 50% so với cùng kỳ. Đây có thể coi là nguyên nhân chính khiến việc cổ phần hóa và niêm yết các DNNN diễn ra chậm hơn so với giai đoạn 2017 - 2018 do khó thu hút được sự quan tâm của dòng tiền.
* PV: Mặc dù chậm, nhưng cổ phần hóa DNNN vẫn được đánh giá là “đặc sản riêng” của Việt Nam. Ông đánh giá thế nào về tiềm năng của “nguồn hàng” này đối với dòng vốn trong và ngoài nước trên cả thị trường chứng khoán cũng như thị trường M&A sắp tới?
- Ông Trần Đức Anh: Chúng ta có thể nhận thấy biến động trên thị trường chứng khoán Việt Nam và công tác cổ phần hóa, thoái vốn DNNN của Chính phủ là mối quan hệ 2 chiều. Một mặt, việc thị trường chứng khoán diễn biến sôi động (tương tự giai đoạn cuối 2017, đầu 2018) giúp cho việc cổ phần hóa, niêm yết hay thoái vốn DNNN có điều kiện diễn ra thuận lợi hơn khi mà dòng tiền trên thị trường vận động linh hoạt, tìm kiếm lợi nhuận ở những thương vụ hấp dẫn.
Ở chiều ngược lại, bản thân các thương vụ cổ phần hóa niêm yết mới, thoái vốn DNNN lớn cũng giúp tăng tính hấp dẫn của thị trường thông qua việc cung cấp thêm những hàng hóa mới, chất lượng cao, tăng tính đa dạng cho thị trường. Tôi cho rằng, đây là yếu tố tương đối quan trọng đối với nhà đầu tư tổ chức nước ngoài do trên thực tế các quỹ ngoại đang gặp khó khăn trong việc lựa chọn cổ phiếu để giải ngân trên thị trường Việt Nam do rào cản về trần sở hữu nước ngoài.
Trong thời gian tới, nếu các thương vụ IPO lớn như Mobifone, VNPT, Genco 1, Genco 2… được diễn ra theo kế hoạch, chúng ta có thể kỳ vọng sẽ tạo ra “cú huých” quan trọng để thu hút dòng tiền quay trở lại thị trường, giúp gia tăng thanh khoản, giá trị giao dịch trên thị trường.
* PV: Xin cảm ơn ông!
Trong thời gian tới, nếu các thương vụ IPO lớn như Mobifone, VNPT, Genco 1, Genco 2… được diễn ra theo kế hoạch, chúng ta có thể kỳ vọng sẽ tạo ra “cú huých” quan trọng để thu hút dòng tiền quay trở lại thị trường, giúp gia tăng thanh khoản, giá trị giao dịch trên thị trường. |
D.T (thực hiện)
(责任编辑:La liga)
- ·Công an mời nhóm chạy mô tô ngược chiều ở phà Cát Lái lên làm việc
- ·Điều kỳ diệu ở làng Koh Ke và biểu tượng cầu nối hữu nghị Việt Nam – Campuchia
- ·Mãn nhãn màn trình diễn pháo hoa kết hợp thể thao mạo hiểm có 1
- ·Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Tiếp tục tăng
- ·Cuốn nhật ký bằng thơ kể lại cuộc đời nhiều biến động
- ·Bất động sản quanh vành đai 4 lại 'nổi sóng'
- ·Vừa mở cửa, giá vàng miếng trong nước 'bốc hơi' gần 2 triệu đồng/lượng
- ·Giá vàng hôm nay 24/11: Trong nước và thế giới tiếp tục tăng
- ·Lũ ngập tận nóc nhà, cụ bà thoát chết nhờ chiếc đệm hơi
- ·Tân Á Đại Thành được vinh danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- ·Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn 2023 chỉ người có vé mời mới được vào sân
- ·Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Giá dầu tiếp tục tăng
- ·Bộ trưởng TN&MT 'lắng nghe nông dân nói', khơi thông nguồn lực đất đai
- ·Giá vàng hôm nay 23/11: Tăng phi mã, lấy lại ngưỡng 2.700 USD/ounce
- ·Cục Thuế Sơn La thu ngân sách năm 2024 vượt dự toán
- ·Ông chủ Katy Food chốt hợp đồng triệu USD qua điện thoại với Shark Bình
- ·Vàng mã, túi nylon sẽ phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt?
- ·Eximbank ra mắt gói ưu đãi tín dụng đặc biệt cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu
- ·Trong năm 2024 trung bình mỗi tháng có 6.348 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động
- ·Bất động sản quanh vành đai 4 lại 'nổi sóng'