【kết quả bóng đá hạng 2 đức hôm nay】NSƯT Phú Thăng từng bị khán giả chửi, cưới vợ xong chỉ còn 2 triệu đồng
Nhiều khi tôi phải quên mình là con của nhà thơ Đoàn Phú Tứ
NSƯT Phú Thăng là gương mặt quen thuộc với sân khấu và truyền hình,ƯTPhúThăngtừngbịkhángiảchửicướivợxongchỉcòntriệuđồkết quả bóng đá hạng 2 đức hôm nay nhiều người tò mò, ông bước chân vào con đường nghệ thuật thế nào?
- Bố tôi là nhà thơ Đoàn Phú Tứ, ông có rất nhiều bạn như: Nguyễn Xuân Khoát, Vũ Đình Liên, Thế Lữ… Họ thường xuyên đến nhà tôi chơi và nói chuyện về văn học, sân khấu. Tôi nghe các cụ nói chuyện nên dần dần cũng thấy yêu nghệ thuật lúc nào không hay.
Học xong phổ thông, tôi đi bộ đội tại Lữ đoàn Công binh 229, vào quân ngũ 4 năm nhưng tôi có đến 3 năm làm việc ở đoàn văn nghệ. Ra quân, bố hỏi "con có muốn thi vào trường sân khấu không", tôi cũng thích nên thi vào.
Khi đó, bố tôi còn gửi gắm ông Chu Ngọc để hướng dẫn cho tôi diễn tiểu phẩm. Chúng tôi thi tuyển gắt gao và nghiêm túc, may mắn tôi đã trúng tuyển và được học chuyên ngành mình thích.
Hồi đó, trường sân khấu có 2 lớp diễn viên là của thầy Xuân Huyền và thầy Hoàng Sự. Tôi cùng khóa với các nghệ sĩ: NSND Minh Hòa, NSƯT Minh Vượng, Ngọc Trâm, An Ninh, Tiến Thành…
Hồi đó, ông học làm nghề có vất vả không?
- Thời nào đi học cũng có cái khó khăn riêng. Hồi tôi đi học, các thầy rèn giũa rất sát sao, khóa này học xong, khóa kia mới vào, 1 thầy kèm 1 lớp. Có lần bị mất điện, thầy giáo còn mang đèn dầu đến để có ánh sáng thầy trò cùng học. Tập vở xong, cả lớp kéo nhau vào nhà thầy ăn cơm nữa. Thời bao cấp nên cái gì cũng thiếu thốn, nhưng chúng tôi yêu nghề nên luôn giữ vững niềm tin với nghệ thuật.
Năm 1986, thầy Xuân Huyền đi tu nghiệp 1 năm ở Nga nên chúng tôi xin vào Nhà hát Kịch Hà Nội thực tập và tôi ở đó làm việc đến khi nghỉ hưu.
Ông có áp lực không khi có bố là nhà thơ nổi tiếng Đoàn Phú Tứ?
- Thời ấy, các cụ quá giỏi, bây giờ để tìm được người như vậy chắc rất khó. Phải nói thật rằng, nhiều khi tôi phải quên mình là con của nhà thơ Đoàn Phú Tứ, bởi vì phải quên đi thì mới làm nghề được. Vì thế, áp lực cũng… chẳng để làm gì.
Tôi cũng không phải là người đi đâu cũng khoe "tôi là con nhà thơ Đoàn Phú Tứ", tôi muốn mình làm mọi việc hay làm nghệ thuật đều là sự tự nhiên, nhẹ nhõm chứ không áp lực phải phấn đấu bằng bố mình.
Hai ông anh trai của tôi cũng từng muốn làm nghệ thuật, nhưng vì nhiều lý do khách quan nên đã không học nữa. Tôi là con út, lại vừa đi bộ đội về nên được bố mẹ khá chiều.
Bố tôi là một người cương trực và tình cảm. Ông có nhiều bạn và quảng giao, ông chơi thân với nhà thơ Thế Lữ. Hai ông là một trong những nhà viết kịch đầu tiên ở Việt Nam. Vợ ông Thế Lữ còn có tên nữa là Song Kim, do bà đóng vai nhân vật trong vở kịch do bố tôi viết.
Nhìn NSƯT Phú Thăng rất trầm tính, ít nói không biết ngày nhỏ ông có từng làm bố mẹ buồn?
- Có đấy, ngày nhỏ học trường Chu Văn An, tôi từng rủ bạn đánh nhau khiến bố mẹ rất phiền lòng. Khi vào làm việc ở Nhà hát Kịch Hà Nội, tôi cũng từng nhậu nhẹt, về nhà đêm hôm khiến cho ông bà cũng phải nhắc nhở.
Tuy vậy, nhưng tôi chưa bao giờ bị bố mẹ đánh. Ông bà dạy con bằng lời lẽ chứ không bằng bạo lực. Cho nên bây giờ tôi dạy các con cũng thế, nếu đánh nhiều, các con "dạn đòn" thì cũng nguy hiểm lắm.
Tính cách tôi trầm khác trên phim, nhiều người gặp rất bất ngờ vì tính cách này. Tôi cho rằng, trên phim chỉ là vai diễn nếu ngoài đời tôi ghê gớm, đểu cáng như thế thì sống được với ai? Tôi tự thấy mình là người vui vẻ, hòa đồng, giản dị.
Không chạnh lòng với tên gọi "vua vai phụ"
Mẹ ông có phải là một người phụ nữ "vừa khéo chiều chồng lại khéo chăm con"?
- Nếu hỏi 10 ông văn nghệ sĩ thì 9 ông có vợ rất tần tảo, chiều chồng, thương con. Các cụ ngày xưa là "mây gió", chỉ viết văn, làm thơ còn cuộc sống, con cái là các bà lo hết.
Tôi cũng là người gần bố mẹ mình nhưng thời gian đó không nhiều vì khi lớn lên thì tôi đi bộ đội xong đi học nội trú. Tôi ra trường đi làm được vài năm thì bố tôi mất. Bố mẹ tôi cùng mất vào năm 1989, khi tôi mới 31 tuổi.
Bố ông là một nhà thơ, nhà viết kịch, ông lại đi theo sân khấu, ông có được ưu ái khi làm nghề không?
- Không có chuyện được ưu ái, vì nghề diễn viên rất sòng phẳng kiểu "bánh đúc bày sàng", không phải vì bố tôi thế này, thế kia mà tôi được nâng đỡ. Nếu không có năng lực thì bạn sẽ bị đào thải. Hơn nữa, khi tôi vào Nhà hát Kịch Hà Nội làm việc, bố tôi cũng già rồi, các nghệ sĩ bạn ông cũng đã nghỉ hưu nên tôi cũng tự đứng trên đôi chân của mình mà làm nghề thôi.
- Vào làm việc ở Nhà hát Kịch Hà Nội, ông đã phải nỗ lực thế nào để khẳng định tên tuổi của mình?
- Nói thật là thời đó, ai về Nhà hát Kịch Hà Nội cũng ngại vì dàn nghệ sĩ nổi tiếng. Thời điểm tôi về đã có những nghệ sĩ như: Anh Trần Vân, chú Trần Kiếm, Nhật Đức, sau đó là ông Trần Hạnh, anh Hồng Sơn, Tiến Đạt, Hoàng Dũng, Hoàng Cúc… đã rất thành danh.
Có thời gian, diễn viên nữ ra trường mà muốn về Nhà hát Kịch Hà Nội đều rất ngại NSND Minh Hòa, NSND Thu Hà... Tôi nghĩ, cái sợ đó là tâm lý, nếu mình cứ cố gắng thì sẽ được ghi nhận thôi.
Vào Nhà hát Kịch Hà Nội làm việc, ông có hay vào những vai phản diện như trên truyền hình không?
- Trên sân khấu, tôi ít vào vai phản diện, không hiểu vì sao khi đi làm phim truyền hình, tôi lại hay được giao vai "đểu". Năm 2005, tôi đóng phim Bản lĩnh người đẹpcủa đạo diễn Nguyễn Anh Tuấn, sau đó tôi thường xuyên được mời vào vai phản diện.
Tôi thấy, vào vai chính diện dễ nhưng để làm hay thì rất khó. Vào vai người xấu thì cũng phải có tài mới được khán giả "ghét mà yêu".
Trên truyền hình, ông thường vào những vai phụ, nếu có người gọi là "vua vai phụ", ông có chạnh lòng không?
- Không bao giờ, tôi không nghĩ vai chính hay vai phụ quan trọng với mình, mà chủ yếu là vai đó có làm khán giả nhớ không? Có nhiều người nói, khi bật ti vi lên nhìn thấy diễn viên đó thì muốn chuyển kênh, tắt ti vi thì buồn thật. Ai cũng muốn đóng vai chính nhưng những vai phụ mà hay thì cũng rất thú vị.
Tôi đóng phản diện bị chửi rất nhiều, ra đường có khán giả gặp tôi nói "ôi, cái thằng đóng vai đểu này", nhưng tôi cảm nhận đó là cách chửi yêu của mọi người nên không nghĩ gì. Có lần, tôi còn bị túm lại để khán giả hỏi han nhưng tôi không thấy phiền lòng. Họ yêu quý mình thì mới quan tâm như vậy.
Bà xã hiểu công việc của chồng nên không ghen
Nhắc đến Phú Thăng, người ta nhớ đến một nghệ sĩ 37 tuổi mới lấy vợ, vì sao ông lấy vợ muộn vậy?
- Cái này thật khó nói, do duyên số của mỗi người thôi. Bố tôi cũng 42 tuổi mới lấy vợ, hồi ông bà mất tôi mới ngoài 30 tuổi nhưng trước đó bố mẹ cũng không giục tôi lấy vợ.
Tôi gặp và kết hôn với bà xã qua mai mối, bà ấy là em vợ một người anh của tôi. Hồi đó, tôi cũng không… tán gái, cả 2 gặp gỡ rồi cảm mến nhau và yêu nhau, mấy năm sau mới cưới. Khi ấy, tôi 37 tuổi và bà ấy 29 tuổi.
Tôi lấy vợ muộn nên nhiều người bằng tuổi tôi đã lên chức ông bà nhưng các con tôi thì vẫn chưa lập gia đình. Cậu con trai (SN 1995) đã ra trường đi làm nhưng "vẫn bình chân như vại", cô con gái (SN 2003) cũng đang đi học ngành biên kịch. Thôi cứ để các con đến duyên chứ tôi không giục.
Hồi mới lấy vợ, ông và bà xã có gặp nhiều vất vả?
- Nói thật, sau khi cưới xong, vợ chồng tôi chỉ còn 1 cái xe máy cũ và 2 triệu đồng trong tay. Nhưng ngày đó tôi nghĩ, tiền của là do mình làm ra chứ đừng trông mong vào ai, tôi cũng kiên trì làm nghề để mong có thu nhập nuôi gia đình.
Thời đó, không có nhiều việc để làm thêm như bây giờ, làm phim cũng chỉ có Hãng Phim truyện Việt Nam, một năm sản xuất vài bộ phim nhựa nếu muốn làm phim thêm cũng khó. Tôi đã đi lồng tiếng phim, đọc lời bình ký sự. Tôi cũng từng lồng tiếng bộ phim Ô - sincủa Nhật.
Ông có tự tay chăm các con ngày bé?
- Có chứ, nhà có 2 vợ chồng, ông bà nội đã mất, bên ngoại chỉ còn ông rất yếu nên cũng không hỗ trợ được chúng tôi, 2 vợ chồng phải tự lập mọi thứ.
Thời các con còn bé, 1 người ốm là 3 người kia phải vào viện cùng. Tôi cũng thích tự tay chăm sóc các con. Sau này, nếu có cháu, chắc tôi cũng để các con "tự bơi" chứ không can thiệp gì nhiều. Tôi rất thích câu của chị Lan Hương Bông (NSND Lan Hương) là "con ai người nấy nuôi", thích thì ông bà đến chơi với cháu chứ không phải làm hết việc của con.
Lấy chồng là một diễn viên nổi tiếng, điển trai, vợ ông có hay ghen không?
- Bà ấy hiểu công việc của chồng nên không ghen. Có thời, tôi làm tổ chức sản xuất phải đưa đón diễn viên đến trường quay. Có người nhìn thấy tôi đèo diễn viên trên phố, có về nói với bà ấy nhưng bà nói "đó là công việc của ông ấy, tôi không can thiệp".
Có lần, tôi đóng phim Hoa tỉ muộicùng NSƯT Linh Huệ, trong đó có cảnh 2 vợ chồng nằm cùng nhau, nhưng khi đó ông quay phim nằm trên bụng tôi, ông ánh sáng ngồi trên đùi của nữ diễn viên để đưa ánh sáng qua màn tuyn, xung quanh rất nhiều người.
Tôi chụp cho 1 kiểu đưa về cho bà xã, bà ấy xem xong bảo "tôi biết thừa rồi, tôi cũng có ghen đâu".
Nhiều nam nghệ sĩ tâm sự, khi lấy vợ ngoài ngành thường bị nhà ngoại... chê, ông có giống vậy không?
- Có chứ, mọi người cũng bảo với bà xã là lấy chồng nghệ sĩ thì khó bền vững lắm. Nhưng đó chỉ là góc nhìn phiến diện, không riêng gì nghệ sĩ, nhiều ngành khác cũng có các cặp vợ chồng không có hôn nhân lâu dài, cũng nhiều người tan vỡ vì thế không nên "vơ đũa" như vậy. Theo tôi, bền vững hay không là do duyên số, con người chứ không phải riêng nghề nghiệp nào cả.
Là diễn viên, hay đóng cùng với đồng nghiệp nữ xinh đẹp, có bao giờ ông "say nắng" họ không?
- Mình là nghệ sĩ nên nhìn thấy cái đẹp, mình vẫn thích chứ nhưng vui thì vẫn nhớ nhà, phải có giới hạn. Đào hoa hay không là do tính cách của từng người chứ không phải ai gặp bạn diễn nữ cũng yêu được.
Là nghệ sĩ, tôi cũng lãng mạn. Khi yêu bà xã, tôi như những người đàn ông khác, chiều chuộng, yêu thương bà ấy.
Về hưu, cuộc sống của ông diễn ra thế nào?
- Tôi có cuộc sống đơn giản lắm: Sáng dậy sớm tập thể dục, ăn sáng, sau đó xem ti vi, ngủ trưa. Chiều đến thì chăm cây, nuôi mèo, thi thoảng cũng đi nhậu với bạn nhưng giờ có tuổi rồi nên tôi cũng hạn chế.
Hiện tại, tôi sống bằng lương hưu, tôi cũng không có áp lực về kinh tế, có lời mời làm phim thì đi. Dù lấy vợ muộn nhưng 2 con ngoan ngoãn, hiếu thảo. Nói chung, tôi đang có một cuộc sống bình yên bên gia đình.
Xin cảm ơn ông vì những chia sẻ!
NSƯT Phú Thăng sinh năm 1958 tại Hà Nội, từng tốt nghiệp trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội. Ông là con trai út của nhà thơ Đoàn Phú Tứ.
Trên sân khấu, ông từng tham gia các vở kịch như: Đứa con tội phạm, Vùng lạnh, Điện thoại di động, Ăn mày dĩ vãng , Ông không phải là bố tôi… Ông từng nhận 2 Huy chương vàng với vai Toàn vở Vòng cung biển(1997) và vai Khánh vở Những con đường trần gian(2002)...
Ở truyền hình ông góp mặt với nhiều vai diễn phản diện, có tính cách ghê gớm trong các phim: Chuyện phố phường, Vệt nắng cuối trời, Chủ tịch tỉnh, 11 tháng 5 ngày, Thương ngày nắng về, Hành trình công lý, Dưới bóng cây hạnh phúc, Biệtdược đen, Chúng ta của 8 năm sau…
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Nhận định, soi kèo U23 Farense vs U23 Rio Ave, 18h00 ngày 6/1: Đắng cay sân nhà
- ·Vụ khay cơm chỉ có 2 miếng chả: Giáo viên bật khóc đối thoại với Chủ tịch huyện
- ·Thử thách Tiếng Việt: 'Dở chứng' hay 'giở chứng'?
- ·Loạt trường ở Hà Nội bị 'tuýt còi' do tuyển sinh vượt quá chỉ tiêu
- ·Sập cầu tạm ở Trà Vinh khi dùng 2 xe tải để thử tải
- ·Nhiều tỉnh thành tiếp tục cho học sinh nghỉ đến hết tuần
- ·Từng nản lòng trước việc học, 10X lội ngược dòng thành thủ khoa ĐH Luật Hà Nội
- ·Câu đố của học sinh tiểu học khiến thí sinh Đường lên đỉnh Olympia 'đứng hình'
- ·Nhà mạng cùng cắt hợp đồng với đại lý vi phạm về quản lý thuê bao
- ·Nhiều người tranh cãi: 'Xéo xắt' hay 'xéo sắc'?
- ·Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran nhất trí vai trò của định dạng Astana ở Syria
- ·99% mắc lỗi chính tả: 'Reo rắc' hay 'gieo rắc'?
- ·25 giáo viên THPT bị thanh tra 'điểm tên' yêu cầu trả lại hàng trăm triệu đồng
- ·Một quận ở Hà Nội cần tuyển 19 hiệu phó, 210 giáo viên biên chế
- ·Hàn Quốc: Phức tạp trong việc thực thi lệnh bắt giữ Tổng thống Yoon Suk Yeol
- ·Thầy hiệu trưởng nhận ‘nuôi’ đến năm 18 tuổi tất cả trẻ thoát nạn ở Làng Nủ
- ·Gần 100 học sinh thôn Làng Nủ học buổi đầu tiên sau thảm họa lũ lụt
- ·Sinh viên không đi học vẫn được tốt nghiệp
- ·Nhận định, soi kèo Marbella vs Atletico Madrid, 03h30 ngày 5/1: Đá chơi thắng thật
- ·Vụ khay cơm chỉ có 2 miếng chả: Giáo viên bật khóc đối thoại với Chủ tịch huyện