【ket qua herediano】Triển khai mô hình thử nghiệm điện năng lượng mặt trời trên biển
(CMO) Được sự chấp thuận của UBND tỉnh, chiều ngày 17/5/2021, Công ty Cổ phần Địa ốc Xây dựng và Đầu tư Sài Gòn (SCTI) cùng các đơn vị đồng hành cung cấp giải pháp kỹ thuật và công nghệ là Long Tech, Huawei, JinKo Solar, Nam Long Tech tổ chức lễ khởi công mô hình thử nghiệm điện năng lượng mặt trời trên biển tại địa bàn xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời.
Mô hình thử nghiệm điện năng lượng mặt trời trên biển do Công ty SCTI là chủ đầu tư triển khai thực hiện, với diện tích khoảng 100m2, đặt vị trí nằm ngoài cách đê biển Tây khoảng 30m, nằm bên phải cách cầu vào Khu di tích lịch sử Quốc gia Hòn Đá Bạc (thuộc xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời) khoảng 50m. Thời gian lắp đặt và vận hành theo dõi dự kiến khoảng 18 tháng. Do tính khắc nghiệt của điều kiện môi trường biển, nên mô hình có nhiều đơn vị tham gia cung cấp giải pháp công nghệ và kỹ thuật cho SCTI như Long Tech, DAT, Huawei, Sungrow, Canadian Solar, JinKo Solar, Nam Long Tech…
Đây là mô hình thử nghiệm bước đầu nhằm khảo sát, đánh giá ảnh hưởng sóng, gió, quan trắc độ mặn nước biển, tạo tiền đề quan trọng để phục vụ cho việc triển khai thực hiện hạng mục Nhà máy điện mặt trời Tây Cà Mau trong giai đoạn tới được thuận tiện, dễ dàng. Sau khi hoàn thành thử nghiệm, nhà đầu tư sẽ tháo dở, trả lại mặt bằng đảm bảo đúng hiện trạng ban đầu.
Công ty SCTI khảo sát nơi triển khai mô hình thử nghiệm điện năng lượng mặt trời trên biển tại xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời
Hạng mục Nhà máy điện mặt trời Tây Cà Mau nằm trong dự án kè giảm sóng kết hợp năng lượng tái tạo, nuôi trồng thủy hải sản và khôi phục rừng ngập mặn với quy mô công suất 700MWp, được xây dựng tại khu vực ven biển, phần trong và ngoài kè giảm sóng ở các huyện Phú Tân và Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau với diện tích thực hiện khoảng trên 766 ha, dự kiến được thực hiện theo 2 giai đoạn. Giai đoạn 1, có tổng quy mô công suất 200MWp; bao gồm 2 nhà máy điện mặt trời, mỗi nhà máy có công suất 100MWp; Giai đoạn 2, có tổng quy mô công suất 500MWp, bao gồm 2 nhà máy điện mặt trời, có công suất 100MWp và 400MWp.
Song song triển khai Nhà máy điện mặt trời, nhà đầu tư sẽ đầu tư xây dựng mới khoảng 18 km đến 21 km kè giảm sóng tạo bãi, góp phần bảo vệ bờ biển Tây Cà Mau và rừng phòng hộ đang bị sạt lở nghiêm trọng. Đồng thời, thực hiện phát triển nguồn năng lượng sạch, tạo khu vực ổn định để nuôi trồng thủy, hải sản và việc làm cho người dân địa phương. Hiện UBND tỉnh Cà Mau đã trình Bộ Công thương thẩm định để bổ sung dự án Nhà máy điện mặt trời Tây Cà Mau và phương án đấu nối vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 – 2020, xét đến năm 2030 theo quy định.
Trúc Đào
(责任编辑:La liga)
- ·Đã tìm ra một loại siêu vật liệu cứng hơn cả kim cương
- ·Lượng khí CO2 liên quan năng lượng toàn cầu cao kỷ lục
- ·Lò phản ứng hạt nhân kiểu nhỏ trên container cấp điện vùng sâu vùng xa
- ·Người dân TP.HCM mua xe máy điện được hỗ trợ vốn
- ·(INFOGRAPHICS) Đối tượng áp dụng chính sách, chế độ trong sắp xếp tổ chức bộ máy
- ·Lò phản ứng hạt nhân kiểu nhỏ trên container cấp điện vùng sâu vùng xa
- ·Xây dựng nhà máy công nghệ điện thủy triều đầu tiên ở Đông Nam Á
- ·Người dân TP.HCM mua xe máy điện được hỗ trợ vốn
- ·Chủ tịch Hà Nội khen thưởng công an truy bắt đối tượng bắt cóc trẻ em
- ·Lầu Năm Góc sẽ lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời trên mái nhà
- ·Văn hóa Việt lên ngôi trong Lễ hội Ánh sáng phương Đông
- ·Cá chết bốc mùi hôi thối, người dân nghi ngờ hồ bị xả dầu thải
- ·Tua bin gió bằng gỗ cao nhất thế giới đi vào hoạt động
- ·Xây dựng nhà máy công nghệ điện thủy triều đầu tiên ở Đông Nam Á
- ·Không thể quy trách nhiệm Bộ Công Thương phá vỡ quy hoạch điện mặt trời!
- ·Vật liệu xây dựng xanh, lựa chọn cho sự phát triển bền vững
- ·Phê duyệt danh mục đa dạng sinh học rừng đặc dụng Tà Xùa, Sơn La
- ·3 chiến lược tái chế rác thải nhựa có thể cứu Trái đất
- ·Hải quan Lào Cai “nâng bước” cho nông sản xuất ngoại
- ·Chế tạo các bộ phận ô tô điện từ cây ô liu