【bang xep hang 2 phap】Tăng trưởng kinh tế khu vực Đông Á
Tăng trưởng khu vực có thể giảm tới mức -0,ăngtrưởngkinhtếkhuvựcĐôngÁbang xep hang 2 phap5%
Sau khi dịch covid-19 lan tràn và biến động tài chính tăng cao, triển vọng tăng trưởng cho khu vực vào năm 2020 bị điều chỉnh giảm mạnh. Báo cáo cho thấy, tăng trưởng ở các quốc gia đang phát triển Đông Á và Thái Bình Dương (ĐA-TBD) được dự báo theo kịch bản cơ sở sẽ giảm còn 2,1% và theo kịch bản tình huống thấp hơn sẽ giảm xuống mức -0,5% vào năm 2020, so với dự báo 5,8% vào năm 2019. Tăng trưởng của Trung Quốc được dự báo theo kịch bản cơ sở sẽ giảm còn 2,3% và theo kịch bản tình huống thấp còn 0,1% vào năm 2020, so với 6,1% vào năm 2019.
Tăng trưởng ở khu vực ĐA-TBD không tính Trung Quốc được dự báo theo kịch bản cơ sở sẽ giảm từ 4,7% năm 2019 xuống 1,3% và theo kịch bản tình huống thấp hơn còn -2,9% năm 2020. Tăng trưởng dự báo sẽ bật lại vào năm 2021 khi tác động của virus tiêu tan.
Theo WB, cú sốc Covid-19 cũng tác động nghiêm trọng đến giảm nghèo trên toàn khu vực. Báo cáo ước tính kịch bản cơ sở về tăng trưởng, số người thoát nghèo toàn khu vực giảm 24 triệu người trong năm 2020 (theo ngưỡng nghèo 5,50 USD/ngày). Nếu tình hình kinh tế tiếp tục xấu đi và kịch bản tình huống thấp hơn xảy ra, số người nghèo ước tính sẽ tăng khoảng 11 triệu người.
Các hộ gia đình có liên quan đến những ngành kinh tế bị ảnh hưởng bởi Covid-19 sẽ phải đối mặt với rủi ro ngày càng tăng là bị rơi vào cảnh nghèo đói, ít nhất trong ngắn hạn. Đó là các ngành như du lịch và bán lẻ tại Thái Lan, chế tạo, chế biến và dệt may tại Việt Nam. Người lao động trong khu vực phi chính thức ở tất cả các nước đặc biệt bị ảnh hưởng và khó để hỗ trợ nhất.
Các hệ thống tài chính trên toàn khu vực vẫn dễ bị tổn thương với các cú sốc bên ngoài, đặc biệt là các quốc gia có nợ khu vực tư nhân ở mức cao. Tỷ lệ tăng nợ ở Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan (nhóm ĐA-TBD-5) diễn ra nhanh hơn rất nhiều so với tỷ lệ tăng nợ ở các quốc gia khác trên thế giới, chính vì vậy tỷ trọng nợ của Nhóm ĐA-TBD-5 trên tổng nợ toàn cầu đã tăng từ 3,4% năm 2005 lên đến 18% năm 2019.
Chính sách thương mại mở phải được duy trì
Theo bà Victoria Kwakwa, Phó Chủ tịch WB khu vực ĐA-TBD, các quốc gia Đông Á và Thái Bình Dương trước đó đã "gồng mình" chống chọi căng thẳng thương mại quốc tế và ảnh hưởng do Covid-19 lan truyền ở Trung Quốc, nay lại phải đối mặt với cú sốc toàn cầu. Tuy nhiên, tin mừng là khu vực có những điểm mạnh có thể tận dụng, nhưng các quốc gia phải hành động nhanh chóng ở quy mô chưa từng có.
WB đưa ra 6 khuyến nghị chính sách chính cho các quốc gia. Một trong những hành động được khuyến nghị trong báo cáo là đầu tư khẩn cấp nhằm tăng cường năng lực hệ thống y tế và dự phòng dài hạn của quốc gia. Báo cáo cũng khuyến nghị phải có cách tiếp cận tích hợp về kiểm soát dịch bệnh và đảm bảo kinh tế vĩ mô. Các biện pháp tài khóa có mục tiêu - chẳng hạn trợ cấp nghỉ ốm và y tế - sẽ giúp kiềm chế và đảm bảo khó khăn tạm thời không biến thành tổn thất dài hạn về vốn nhân lực.
“Ngoài những biện pháp mạnh mẽ trong nước, tăng cường chiều sâu hợp tác quốc tế là liều vắc-xin hiệu quả nhất để chống lại nguy cơ do virus gây ra. Các quốc gia ĐA-TBD cũng như các quốc gia khác phải cùng nhau chống lại dịch bệnh, tiếp tục mở cửa thương mại và phối hợp về chính sách kinh tế vĩ mô," theo ý kiến của ông Aaditya Mattoo, chuyên gia kinh tế trưởng khu vực ĐA-TBD của WB.
Chính sách thương mại mở phải được duy trì. Để duy trì sản xuất hàng cung ứng thiết yếu cho người tiêu dùng trong nước, một số quốc gia bắt đầu hạn chế xuất khẩu các mặt hàng y tế. Lý thuyết kinh tế và kinh nghiệm gần đây cho thấy các biện pháp đó về lâu dài thực chất là có hại cho mọi quốc gia, nhất là những nơi chính quyền còn non yếu.
Báo cáo kêu gọi hợp tác quốc tế và hợp tác công-tư xuyên biên giới kiểu mới để đẩy mạnh sản xuất và cung ứng các mặt hàng và dịch vụ y tế quan trọng trong bối cảnh dịch bệnh, đồng thời đảm bảo ổn định tài chính sau đó. Quan trọng là chính sách mở cửa thương mại phải được duy trì sao cho vật tư y tế và các mặt hàng cung ứng khác phải sẵn sàng đến với mọi quốc gia, đồng thời tạo thuận lợi để khu vực phục hồi kinh tế nhanh chóng.
Một khuyến nghị chính sách nữa là nới lỏng tín dụng để giúp các hộ gia đình bình ổn tiêu dùng đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp sống sót qua cú sốc trước mắt. Tuy nhiên, do khả năng khủng hoảng bị kéo dài, báo cáo nhấn mạnh về nhu cầu phải kết hợp với giám sát chặt chẽ của các cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt trong điều kiện nhiều quốc gia tại ĐÁ-TBD hiện đã có gánh nặng nợ lớn ở khu vực doanh nghiệp và hộ gia đình. Đối với các quốc gia nghèo hơn, xoá nợ là cần thiết, sao cho nguồn lực quan trọng có thể được tập trung vào quản lý tác động kinh tế và y tế của đại dịch./.
Mai Lâm
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Nguồn tư liệu phong phú về đô thị Sài Gòn
- ·Rầm rộ rao bán hóa đơn trên mạng, Tổng cục Thuế nói gì?
- ·Hưng Yên: Chú trọng quản lý thuế khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh
- ·Nộp ngân sách gần 12.659 tỷ đồng sau thanh tra, kiểm tra thuế
- ·Co.opmart Bến Lức hỗ trợ 60 triệu đồng xây nhà Đại đoàn kết
- ·Cần sớm hoàn thiện khung khổ pháp lý về an toàn hồ, đập thuỷ điện
- ·Quảng Ngãi: Khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà
- ·Rau muống ở Hà Nội chạm 20.000 đồng/bó
- ·Khởi tố 7 nhân viên của nhà máy sản xuất ôtô VinFast tội trộm cắp tài sản
- ·Ngành Hải quan đưa vào sử dụng nhiều trang thiết bị hiện đại
- ·Chứng khoán ngày 6/1: BID và VCB nâng đỡ, VN
- ·Những ngân hàng phát hành trái phiếu lớn nhất Việt Nam
- ·Dự kiến giá điện sẽ được điều chỉnh tăng 8,36%
- ·Giá xi măng tăng mạnh
- ·'Bay qua Hồ Gươm' lọt Top 10 tác phẩm thiếu nhi Việt nổi bật
- ·Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh: Về đích sớm bằng công nghệ
- ·EVN đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định cho SEA Games
- ·Lạng Sơn tăng 13 bậc xếp hạng PCI
- ·Một kĩ sư người Trung Quốc thừa nhận đánh cắp mã nguồn của IBM
- ·Hướng dẫn mới quản lý hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế