【kết quả trận galaxy】Truyền thuyết chùa Thiên Mụ
Tháp Phước Duyên
Tương truyền,ềnthuyếtchùaThiênMụkết quả trận galaxy từ xa xưa, trên đồi Hà Khê đã có một ngôi chùa. Đến năm 1601, chúa Tiên Nguyễn Hoàng cho xây lại chùa mới, đặt tên chùa là Thiên Mụ. Đến năm 1665, chúa Nguyễn Phúc Tần lệnh cho tu sửa chùa.
Chúa Nguyễn Phúc Chu (trị vị từ 1691 - 1725) là người rất sùng đạo Phật nên năm 1714, chùa Thiên Mụ được chúa cho tu sửa (thực chất là làm mới lại) thành một ngôi chùa to lớn hơn nhiều so với ngôi chùa chúa Tiên Nguyễn Hoàng dựng lên năm 1601. Việc sửa chữa, xây dựng lại chùa lần này được ghi lại trên tấm bia đá lớn hiện còn tại chùa. Lần tu sửa và làm mới này đã tạo nên một ngôi chùa lớn tuyệt đẹp.
Từ đó về sau, đến khi chúa Nguyễn Phúc Thuần bôn tẩu vào Nam, chùa không được tu sửa thêm nữa. Thời gian quân Trịnh chiếm đóng Phú Xuân, rồi thời nhà Tây Sơn đóng đô tại đây, chủ yếu lo việc binh đao, chùa càng xuống cấp, hoang phế. Khi vua Gia Long lên ngôi (1802), ngôi chùa cổ đã gần như thành hoang phế. Năm 1815, nhà vua cho dựng lại một lần nữa ngôi chùa Thiên Mụ, trên đúng các nền cũ từ thời chúa Nguyễn Phúc Chu năm 1714.
Năm 1844, vua Thiệu Trị đã cho xây tháp Phước Duyên và sửa chữa chùa Thiên Mụ rất nhiều. Thực ra ý tưởng xây tháp là của vua Minh Mạng - một vị vua đã cho xây dựng rất nhiều công trình kiến trúc vừa vĩ đại, vừa mỹ thuật trong thời kỳ ông trị vì. Tuy nhiên, ông chưa kịp thực hiện việc xây tháp Phước Duyên thì đã mất.
Năm 1862, vua Tự Đức cho rằng đã lâu vua không có con là do trời phạt, nên ra lệnh cấm, không được phạm vào mấy chữ thiên, địa. Từ năm ấy, chùa được gọi là Linh Mụ. Tuy nhiên sau một thời gian, người ta lại gọi chùa là Thiên Mụ, và từ đó đến nay chùa có hai cái tên vậy.
Lạm bàn truyền thuyết về chùa Thiên Mụ
Bia “Ngự kiến Thiên Mụ tự” của chúa Nguyễn Phúc Chu
Từ xưa đến nay, sử sách luôn lưu truyền một truyền thuyết liên quan đến chùa Thiên Mụ. Huyền thoại ấy bắt đầu xuất hiện trong các thư tịch từ thời chúa Nguyễn Phúc Chu. Năm 1695 - 1696, nhà sư Thích Đại Sán người Trung Hoa được chúa Nguyễn Phúc Chu mời sang thăm Đàng Trong, sau đó trong tác phẩm Hải ngoại kỷ sự có đoạn ông viết về huyền thoại chùa Thiên Mụ:
“…Trích tiên chuyện cũ truyền Thiên Mụ
Hồn mộng mơ màng trở lại đây”
Về nội dung truyền thuyết, các sử sách triều Nguyễn cơ bản đều ghi lại tương tự nhau. Sách Đại Nam nhất thống chí (NXB Thuận Hóa, 2006) chép: “… Chúa thượng (Nguyễn Hoàng - NV) đến xã Hà Khê (nay là xã An Ninh), thấy đồng bằng nổi đất cao như hình con rồng ngoảnh đầu trông lại, phía trước trông ra sống cái, phía sau liền với hồ, phong cảnh đẹp tốt, nhân hỏi người địa phương, họ nói gò này rất thiêng. Tương truyền ngày trước có người trông thấy một bà già mặc áo đỏ quần xanh ngồi trên gò nói: 'Phải có chân chúa đến dựng chùa ở đây, mà thu góp khí thiêng để giữ vững long mạch'. Nói xong thì biến mất, nên gọi là núi Thiên Mụ. Chúa thượng bèn dựng chùa gọi là chùa Thiên Mụ”.
Tuy nhiên năm 1555, từ trước khi chúa Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa (1558), Dương Văn An khi viết Ô châu cận lục đã ghi nhận có một ngôi chùa trên đồi Hà Khê. Ngôi chùa ấy có từ bao giờ, do ai dựng, sách không hề nói tới, cũng như không hề có một lời nào về truyền thuyết bà lão áo đỏ. “(Chùa Thiên Lão) ở phía nam xã Giang Đạm, huyện Kim Trà. Trên là đỉnh núi, dưới là dòng sông (nơi tưởng như đã) vượt ba ngàn (kiếp) trần thế và chỉ còn cách trời trong gang tấc. Khách tản bộ đi lên, chẳng biết mình tự phát lòng lành, tâm tục sạch không. Thực đúng là cảnh trí của một nơi tu hành vậy” (trích bản dịch năm 2009 của Nguyễn Khắc Thuần).
Vấn đề là tại sao chúa Tiên Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa năm 1558 khi ông mới 33 tuổi, nhưng đến 43 năm sau ông mới cho dựng lại chùa Thiên Mụ? Đương nhiên Nguyễn Hoàng chắc chắn đã đi ngang dọc khắp đất Thuận Hóa từ khi mới vào trấn thủ để dò xét thế đất, và ông có thể đã sớm nhìn ra vị trí đắc địa là Hà Khê. Nhưng mãi năm 1601 Nguyễn Hoàng quyết định cho dựng lại chùa vì lúc đó tiềm lực của ông đã đủ mạnh, sau 43 năm làm chủ đất Thuận Hóa.
Vì cuốn sách cổ nhất nói về ngôi chùa này không ghi một lời nào về huyền thoại bà lão trên trời xuống, dù trong sách lại nói rất nhiều đến các thần thoại về các đền chùa ở Hóa Châu thời đó, nên rất có thể huyền thoại Thiên Mụ do chúa Nguyễn Hoàng hoặc các mưu sĩ của ông nghĩ ra một cách có chủ đích, bởi việc dựng lên một huyền thoại có lợi cho mình là một thủ thuật chính trị nhiều nhà sáng nghiệp xưa nay vẫn sử dụng để chiếm lợi thế trong việc dựng nghiệp.
Huyền thoại chùa Thiên Mụ vẫn là huyền thoại, nhưng Nguyễn Hoàng thì quả là một vị “chân chúa” như trong huyền thoại nói đến, khi ông đã có những công lao vô cùng to lớn trong việc khai khẩn, mở đất vào phương Nam sau này.
TheoThanh Niên
(责任编辑:World Cup)
- ·Quốc lộ nối Đà Lạt
- ·Món bánh đa cua đậm đà hương vị quê hương của đất cảng
- ·Bảy món ăn nổi tiếng có tên độc, lạ ở Việt Nam
- ·Nơi lưu giữ những câu chuyện xúc động về phụ nữ Việt Nam
- ·Tạm giữ tài xế giả danh quyền phó ban thời sự VTV vi phạm nồng độ cồn
- ·Chữ tâm kia mới...
- ·Bè cu nướng muối ớt thơm ngon kỳ lạ
- ·Đánh thức tiềm năng du lịch Vườn quốc gia Bù Gia Mập
- ·Đồng Nai quy hoạch kéo dài Metro số 1 đến sân bay Long Thành
- ·Tưng bừng khai hội Quán Thế Âm
- ·Cầu 420 tỷ nối Đồng Nai với Bình Dương sau 9 tháng thi công
- ·Ngôi miếu hơn ba thế kỷ phải đi bằng đò mới đến ở TP.HCM
- ·Lạc vào chốn tiên cảnh với mùa rêu biển Cổ Thạch
- ·Triển lãm 41 tác phẩm nghệ thuật chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh
- ·3 món đồ công nghệ không thể thiếu ở những chuyến đi đầu năm
- ·“Khu tập thể có giàn hoa tím”
- ·Nghệ sĩ nông dân “giữ lửa” hát then, đàn tính
- ·Những phong tục tập quán trong ngày Tết cổ truyền ở Việt Nam
- ·Galaxy Tab S2 siêu mỏng nhẹ ra mắt ấn tượng tại Việt Nam
- ·Giữ lửa đêm giao thừa