【lịch thi đấu bóng đá đức 2】Ngành điện tử vượt thách thức để vào sâu chuỗi cung ứng toàn cầu
Chia sẻ trách nhiệm đảm bảo an ninh,ànhđiệntửvượttháchthứcđểvàosâuchuỗicungứngtoàncầlịch thi đấu bóng đá đức 2 an toàn chuỗi cung ứng hàng hóa Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc TPHCM: Ngành điện tử - công nghệ thông tin tăng trên 29% Rà soát các khu công nghiệp có ngành điện tử |
Bà Đỗ Thị Thúy Hương |
Bà có thể đánh giá tổng quan về tình hình sản xuất, xuất khẩu của ngành điện tử và đóng góp của ngành đối với xuất khẩu công nghiệp chế biến chế tạo?
Ngành điện tử Việt Nam khẳng định vị thế ngày càng cao trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Vai trò của các doanh nghiệp điện tử Việt Nam hiện nay trở thành một phần không thể thiếu trong chuỗi cung ứng điện tử toàn cầu. Đây là một tín hiệu rất đáng mừng, đặc biệt trong bối cảnh Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành theo Quyết định số 1018/QĐ-TTg ngày 21/9/2024. Trong chiến lược này, ngành điện tử đóng vai trò trung tâm.
Tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành công nghiệp điện tử trong 9 tháng đầu năm đạt 97 tỷ USD, với mức xuất siêu trên 9 tỷ USD. Đây là một đóng góp rất lớn vào giá trị xuất khẩu của cả nước, khi ngành điện tử tiếp tục dẫn đầu trong các ngành công nghiệp chế biến chế tạo có kim ngạch xuất khẩu cao. So với cùng kỳ, ngành đã có mức tăng trưởng 10%. Riêng năm 2023, kim ngạch xuất khẩu của ngành đạt 109 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng 10%. Với đà phát triển hiện nay, chúng tôi kỳ vọng con số này sẽ tiếp tục tăng và đạt khoảng 120 tỷ USD. |
Hiện nay, các doanh nghiệp điện tử trong nước vẫn chủ yếu là gia công. Vậy theo bà, đâu là những thách thức trong việc nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm, và hiệp hội có giải pháp gì để hỗ trợ doanh nghiệp?
Đúng vậy, các doanh nghiệp điện tử Việt Nam, cũng như nhiều doanh nghiệp trong ngành công nghiệp hỗ trợ, phần lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ở quy mô này, doanh nghiệp thường thiếu ba yếu tố quan trọng: vốn, công nghệ và nguồn nhân lực.
Trước hết, doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn, chưa đủ khả năng để mở rộng sản xuất, đầu tư vào máy móc, thiết bị và công nghệ hiện đại nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng các yêu cầu cao hơn trong chuỗi cung ứng. Tiếp đến là vấn đề nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực quản trị và vận hành dây chuyền sản xuất. Mặc dù Việt Nam có nhiều người đủ năng lực để đảm nhận các vai trò này, một số doanh nghiệp vẫn phải thuê chuyên gia nước ngoài. Điều này cho thấy sự thiếu hụt trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn trong việc tiếp cận các chương trình hỗ trợ từ Chính phủ và tổ chức quốc tế nhằm nâng cao năng lực và chuyển đổi số. Các chương trình hỗ trợ này cần đi vào chiều sâu, tập trung vào đào tạo nhân lực chuyên môn và hỗ trợ doanh nghiệp tăng cường giá trị gia tăng.
Bản thân các doanh nghiệp cũng cần tiếp cận các nguồn thông tin về hỗ trợ từ nâng cao năng lực, đến đào tạo chuyển đổi số để nâng cao năng suất, giá trị gia tăng cho sản phẩm.
Về việc mở rộng thị trường quốc tế, bà có thể chia sẻ về mối quan hệ giữa các doanh nghiệp điện tử trong nước và hệ thống thương vụ đưa hàng ra nước ngoài?
Chúng tôi nhận thấy về mặt thông tin, các cơ hội từ thị trường quốc tế hiện nay rất phong phú. Tuy nhiên, năng lực của doanh nghiệp trong nước vẫn còn chưa đủ để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của thị trường quốc tế. Khi có cơ hội và đơn hàng mới từ nước ngoài, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa sẵn sàng để đón nhận. Mặc dù một số doanh nghiệp khẳng định có khả năng sản xuất, nhưng khi yêu cầu về số lượng lớn, đảm bảo tiến độ và chất lượng đồng đều, doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn.
Điều này cho thấy rõ ràng rằng doanh nghiệp cần nỗ lực nâng cao năng lực để sẵn sàng nắm bắt cơ hội xuất khẩu ra thị trường quốc tế.
Trước làn sóng chuyển dịch sản xuất và đầu tư của các doanh nghiệp Trung Quốc và nước ngoài vào Việt Nam, bà đánh giá thuận lợi và thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam như thế nào?
Trung Quốc hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của ngành điện tử Việt Nam, sau Hoa Kỳ, và cũng là nguồn cung cấp nguyên liệu, linh kiện lớn nhất cho ngành điện tử Việt Nam, chiếm tỷ trọng đến 80%. Do đó, thị trường Trung Quốc đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp điện tử Việt Nam.
Làn sóng chuyển dịch sản xuất và đầu tư của các doanh nghiệp Trung Quốc và các công ty nước ngoài khác sang Việt Nam có cả thuận lợi và thách thức. Thách thức là sự cạnh tranh ngay trên thị trường nội địa sẽ ngày càng gay gắt. Nhưng đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam hợp tác, liên doanh và nâng cao trình độ công nghệ, quản trị doanh nghiệp, cũng như tiếp cận các nguồn vốn đầu tư qua các hoạt động liên kết.
Theo bà, chính sách cần được hoàn thiện như thế nào để hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp điện tử nói riêng và các ngành công nghiệp trọng điểm nói chung?
Hiện tại, ngành công nghiệp hỗ trợ được quy định tại Nghị định 111/2015/NĐ-CP, trong đó đưa ra các chính sách hỗ trợ và ưu đãi để phát triển công nghiệp hỗ trợ. Tuy nhiên, cần có thêm các chính sách đồng bộ và sâu rộng hơn để giúp ngành công nghiệp hỗ trợ trong chuỗi cung ứng cất cánh. Chúng tôi cũng được biết hiện đang có dự thảo Luật Công nghiệp trọng điểm, trong đó công nghiệp hỗ trợ là một phần quan trọng. Chúng tôi hy vọng luật sẽ sớm được ban hành để tạo nền tảng vững chắc cho ngành công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt là lĩnh vực điện tử.
Ngoài ra, các doanh nghiệp cần được hỗ trợ để tiếp cận nguồn vốn một cách linh hoạt và thuận tiện. Thiếu vốn là một rào cản lớn trong việc mở rộng sản xuất và đầu tư vào công nghệ. Chính sách về thuế và hải quan cũng cần được ổn định để tạo sự yên tâm cho doanh nghiệp. Tránh những thay đổi bất ngờ về chính sách nhằm đảm bảo môi trường kinh doanh minh bạch và có thể dự đoán trước.
Xin cảm ơn bà!
(责任编辑:La liga)
- ·5 phút tối nay 5
- ·Rủi ro khi mua sắm trên nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới chưa đăng ký
- ·Phát triển bền vững nghề nuôi trồng thuỷ sản trên Sông Đà ở Hoà Bình
- ·Giá xăng dầu hôm nay 5/11: Tiếp tục leo dốc
- ·Đồng Nai quy hoạch kéo dài Metro số 1 đến sân bay Long Thành
- ·Lương tăng nhỏ giọt, đuổi theo giá nhà phi mã: Người trẻ chật vật mua nhà Hà Nội
- ·Rủi ro khi mua sắm trên nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới chưa đăng ký
- ·Các ‘ông lớn’ bất động sản đang kinh doanh ra sao?
- ·Hàng nghìn tài khoản email Yahoo của quan chức Australia bị xâm nhập
- ·BIDV hoạt động ổn định, ghi dấu ấn trên hành trình hướng đến 'Ngân hàng Xanh'
- ·Vụ chuyến bay giải cứu: Ông Nguyễn Anh Tuấn khai chạy án vì thương người
- ·Đấu giá đất Hoài Đức: Nhiều lô trúng giá trên 100 triệu đồng/m2
- ·Phần mềm Nông nghiệp Cà Mau: Công cụ hỗ trợ hiệu quả cho nông dân
- ·Top những khu chợ mua sắm nổi tiếng ở TP.HCM
- ·Thời tiết hôm nay 20/12: Nam Bộ lạnh, nhiệt độ thấp nhất từ đầu mùa không khí lạnh
- ·Novaland có tân Tổng Giám đốc
- ·Giá vàng hôm nay 7/11: Vàng lao dốc sau bầu cử Tổng thống Mỹ
- ·Giá cà phê hôm nay 3/11: Thế giới và trong nước cùng giảm
- ·Giải cứu nam thanh niên bị lừa sang Thái Lan bán thận
- ·Phát triển du lịch xanh và bền vững tại Cà Mau