【nhận định tottenham vs bournemouth】Kinh doanh trạm dừng nghỉ: Sân chơi mới kén người
Định hình nhà đầu tưdẫn dắt
“Chúng tôi đang phối hợp chặt chẽ với các ban quản lý dự ánđể đẩy nhanh tiến độ đàm phán với các nhà đầu tư. Phấn đấu đến đầu tháng 7/2024 sẽ ký được hợp đồng đối với 4 dự án đầu tư xây dựng và vận hành trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông”,ạmdừngnghỉSânchơimớikénngườnhận định tottenham vs bournemouth ông Nguyễn Quang Giang, Phó cục trưởng Cục Đường cao tốc Việt Nam (Bộ Giao thông - Vận tải) cho biết.
Về nguyên tắc, giá trúng thầu không thay đổi, nên các cuộc đàm phán với nhà đầu tư chỉ xoay quanh việc rút ngắn tối đa tiến độ thực hiện các công trình công cộng để phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân và phương tiện tham gia giao thông trên tuyến.
Theo ông Nguyễn Quang Giang, đây không phải việc đơn giản, bởi theo hồ sơ mời thầu các dự án đầu tư xây dựng các trạm dừng nghỉ trên cao tốc Bắc - Nam, tiến độ triển khai tổng thể chỉ có 15 tháng, trong đó thời gian hoàn thành các hạng mục công trình dịch vụ công là 12 tháng.
Hạng mục công trình công cộng, cung cấp dịch vụ miễn phí tại các trạm dừng nghỉ trên cao tốc Bắc - Nam mà nhà đầu tư trúng thầu bắt buộc phải đầu tư xây dựng trong vòng 12 tháng kể từ ngày ký hợp đồng cũng rất đồ sộ, gồm bãi đỗ xe; không gian nghỉ ngơi; phòng nghỉ tạm thời cho lái xe; khu vệ sinh; nơi cung cấp thông tin; nơi tổ chức, phát động tuyên truyền về an toàn giao thông; nơi trực của nhân viên cứu hộ, sơ cứu tai nạn giao thông.
Trước đó, sau thời gian tăng tốc, Cục Đường cao tốc Việt Nam cũng đã phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư tại 4 dự án đầu tư xây dựng và vận hành trạm dừng nghỉ trên cao tốc Bắc - Nam phía Đông. Bốn dự án này gồm: trạm dừng nghỉ Km90+900 thuộc Dự án thành phần Cam Lâm - Vĩnh Hảo; trạm dừng nghỉ Km144+560 thuộc Dự án thành phần Vĩnh Hảo - Phan Thiết; trạm dừng nghỉ Km329+700 thuộc Dự án thành phần Mai Sơn - Quốc lộ 45; trạm dừng nghỉ Km47+500 thuộc Dự án thành phần Phan Thiết - Dầu Giây.
Điều bất ngờ là, có tới 3/4 dự án đầu tư xây dựng và vận hành trạm dừng nghỉ nói trên đã thuộc về liên danh Công ty cổ phần Xe khách Phương Trang - Công ty TNHH Thành Hiệp Phát (gọi tắt là liên danh Phương Trang - Thành Hiệp Phát). Đó là trạm dừng nghỉ Km90+900 thuộc Dự án thành phần Cam Lâm - Vĩnh Hảo; trạm dừng nghỉ Km144+560 thuộc Dự án thành phần Vĩnh Hảo - Phan Thiết; trạm dừng nghỉ Km47+500 thuộc Dự án thành phần Phan Thiết - Dầu Giây.
Tổng chi phí mà liên danh Phương Trang - Thành Hiệp Phát phải chi để triển khai xây dựng 3 trạm dừng nghỉ nói trên (gồm cả tiền nộp ngân sách nhà nước, giá trị bồi thường, hỗ trợ, tái định cư) khoảng 900 tỷ đồng.
Thắng lợi bước đầu của liên danh Phương Trang - Thành Hiệp Phát không đến dễ dàng, bởi cả 3 dự án thành phần mà liên danh này trúng thầu đều có mức độ cạnh tranh rất cao. Thậm chí, Dự án Đầu tư xây dựng và vận hành trạm dừng nghỉ Km47+500 thuộc Dự án thành phần Phan Thiết - Dầu Giây, ngoài liên danh Phương Trang - Thành Hiệp Phát, có tới 6 liên danh nhà đầu tư nộp hồ sơ dự thầu, trong đó có những đơn vị rất mạnh.
Để chọn được nhà đầu tư có năng lực, kinh nghiệm trong vận hành các trạm dừng nghỉ, hồ sơ mời thầu cũng yêu cầu nhà đầu tư hoặc thành viên liên danh phải từng kinh doanh hoặc khai thác dịch vụ chuyên ngành đường bộ thuộc dự án đang xét đáp ứng một trong 2 điều kiện: có quyết định công bố trạm dừng nghỉ loại 1 đưa vào khai thác; có quyết định công bố trạm dừng nghỉ loại 2 hoặc 3 hoặc 4 đưa vào khai thác, nhưng phải bảo đảm trạm dừng nghỉ có khu kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện và trạm cấp nhiên liệu (có tài liệu chứng minh).
Trường hợp không đáp ứng 2 tiêu chí trên, nhà đầu tư hoặc thành viên trong liên danh phải từng kinh doanh, khai thác tối thiểu 2 dịch vụ: xưởng sửa chữa, bảo dưỡng xe cơ giới hoặc trung tâm cứu hộ, cứu nạn giao thông đường bộ và trạm cung cấp nhiên liệu xăng, dầu hoặc trạm sạc xe ô tôđiện. Đồng thời, có tối thiểu một dịch vụ thuộc 3 dịch vụ: bến, bãi đỗ xe; ăn uống, giải khát, bán sản phẩm; lưu trú.
Đối chiếu với các tiêu chí nói trên, liên danh Phương Trang - Thành Hiệp Phát có rất nhiều lợi thế, do Phương Trang (FUTA Bus Lines) là thương hiệu vận tải hành khách rất lớn tại phía Nam, sở hữu một số trạm dừng nghỉ lớn được đầu tư bài bản tại một số trục giao thông đường bộ huyết mạch.
Trong đó, trạm dừng Satra do Phương Trang đầu tư tại tỉnh Tiền Giang có quy mô lớn bậc nhất trên toàn tuyến giao thông quốc gia. Trạm dừng này có diện tích 12 ha, vốn đầu tư lên đến 100 tỷ đồng, hệ thống dịch vụ tiện ích đồng bộ.
“Chúng tôi đã thẩm định rất kỹ hồ sơ năng lực của liên danh Phương Trang - Thành Hiệp Phát. Đây là một trong những nhà đầu tư lớn, có khả năng dẫn dắt thị trường đầu tư xây dựng và vận hành các trạm dừng nghỉ đường cao tốc”, một lãnh đạo Cục Đường cao tốc Việt Nam cho biết.
Nhiều bất ngờ phía trước
Ngoài trường hợp của liên danh Phương Trang - Thành Hiệp Phát, một doanh nghiệpcũng được kỳ vọng lớn trong các cuộc đấu thầucác dự án đầu tư xây dựng trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông là Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex).
Cuối tháng 6/2024, liên danh Petrolimex - Công ty Xăng dầu Thừa Thiên Huế đã được lựa chọn là nhà đầu tư Dự án Đầu tư xây dựng và vận hành trạm dừng nghỉ Km329+700 thuộc Dự án thành phần Mai Sơn - Quốc lộ 45 với giá trị bằng tiền nộp ngân sách nhà nước là 111 tỷ đồng; giá trị sơ bộ chi phí thực hiện Dự án là 201,685 tỷ đồng; giá trị bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (M2) là 10,454 tỷ đồng.
“Với tiềm lực tài chínhrất mạnh, sở hữu hệ thống trạm cung cấp nhiên liệu lớn nhất nước, sẽ không bất ngờ nếu Petrolimex tiếp tục được xướng tên thắng thầu tại các dự án trạm dừng nghỉ đang được các đơn vị thuộc Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) triển khai”, lãnh đạo một doanh nghiệp từng nộp hồ sơ dự thầu Dự án Đầu tư xây dựng và vận hành trạm dừng nghỉ Km329+700 thuộc Dự án thành phần Mai Sơn - Quốc lộ 45 cho biết.
Theo ông Trần Chủng, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam, với gần 50 trạm dừng nghỉ trên các tuyến đường bộ cao tốc cần được đầu tư trong 2 - 5 năm tới, đây là một ngành nghề kinh doanh mới, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, đây là lĩnh vực kinh doanh “bỏ tiền chẵn, nhặt tiền lẻ”, nhiều rủi ro, khi nhà đầu tư phải huy động lượng vốn lên tới 300 - 400 tỷ đồng trong thời gian rất ngắn (tối đa 1,5 năm), trong khi thời gian hoàn vốn kéo dài tới 25 năm.
Do hệ thống công trình công cộng chiếm phần lớn chi phí đầu tư và tốn nhiều chi phí vận hành, nhưng lại phục vụ miễn phí, nên nhà đầu tư chỉ có thể trông đợi vào các khoản thu cho thuê mặt bằng kinh doanh ăn uống, kinh doanh nhiên liệu…
Quy mô đầu tư các trạm dừng nghỉ cơ bản tương đương nhau, nên nếu tuyến đường ít phương tiện hoặc tăng trưởng lưu lượng phương tiện không như dự báo, vị trí đặt trạm dừng nghỉ không thực sự hợp lý, khách chi tiêu ít…, nhà đầu tư sẽ cầm chắc thua lỗ.
Do vậy, nếu không coi đầu tư trạm dừng nghỉ như một lĩnh vực trong hệ sinh thái (như trường hợp Công ty Phương Trang) để có thể co kéo bù đắp các chi phí, thì khả năng “sập tiệm” của nhà đầu tư là rất lớn.
Liên danh Phương Trang - Thành Hiệp Phát đã tính toán kỹ lưỡng, khi cả 3 trạm dừng nghỉ mà họ trúng thầu liền kề nhau trên đoạn tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông dài khoảng 300 km, có lưu lượng xe rất tốt từ Dầu Giây (Đồng Nai) - Phan Thiết (Bình Thuận) - Vĩnh Hảo (Bình Thuận) - Cam Lâm (Khánh Hoà).
Việc đầu tư theo chuỗi từ 3 trạm dừng nghỉ trở lên sẽ giúp nhà đầu tư vừa có thêm nhiều “đất diễn”, vừa giảm thiểu chi phí đầu tư, khai thác khi có chung thiết kế, chung hệ thống quản lý. Sẽ rất rủi ro nếu nhà đầu tư chỉ vận hành độc lập, riêng lẻ 1 trạm dừng nghỉ.
Cần phải nói thêm, trước đó, Bộ GTVT từng nhận được đề xuất thành lập chuỗi tổ hợp trạm dừng nghỉ đa chức năng hiện đại trên cao tốc Bắc - Nam của một liên danh giữa nhà đầu tư Việt Nam và Hàn Quốc. Nhà đầu tư này sau đó rút hồ sơ, không tham gia, do các cơ quan quản lý tổ chức đầu thầu từng trạm dừng nghỉ, mà không đấu thầu theo gói từ 5 đến 10 trạm dừng nghỉ như mong đợi của họ.
“Cuộc đua giành quyền đầu tư khai thác các trạm dừng nghỉ trên cao tốc Bắc - Nam vẫn đang hứa hẹn nhiều bất ngờ thú vị phía trước, nhưng cũng chứa đầy cạm bẫy, nếu các nhà đầu tư không tỉnh táo xây dựng kế hoạch kinh doanh dài hơi, bài bản cho lĩnh vực đặc thù này”, ông Trần Chủng nhận định.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Thời tiết Hà Nội 11/8: Nắng gián đoạn, mưa giông bất chợt vào trưa chiều
- ·Xe Porsche lần đầu hỗ trợ ứng dụng Android Auto
- ·Toyota Raize chỉ hơn 500 triệu đồng tại Việt Nam, 'đấu' Kia Sonet
- ·Cảnh báo hình thức kinh doanh đa cấp trái phép kêu gọi đầu tư vào 'Robot AI'
- ·Trong quý I/2025 phải hoàn thành phê duyệt Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước
- ·Hai cá nhân bị xử phạt vì công bố thông tin không đúng hạn
- ·MB được vinh danh top 6 thương hiệu tài chính dẫn đầu tại Việt Nam
- ·Hoạt động khoa học và công nghệ bám sát nhu cầu thực tiễn, gắn với địa chỉ ứng dụng
- ·Bão số 9 hướng về vùng biển miền Trung, liệu có ảnh hưởng đến Việt Nam?
- ·Doanh nghiệp đứng vững giữa vòng xoáy Covid
- ·Năm 2024: Long An xếp hạng 12 trong toàn quốc về chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương
- ·Fan thích thú khi xe VinFast xuất hiện trong phim 'Hương vị tình thân'
- ·ADB: Thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ của Việt Nam giảm 0,3%
- ·Tìm đầu ra cho hàng nông sản, thực phẩm của Việt Nam
- ·Lãi suất huy động ngày 6/1: Lãi suất ngân hàng tiếp tục tăng mạnh
- ·Vi phạm quy định chào mua cổ phiếu, một cá nhân bị phạt 100 triệu đồng
- ·Vietcombank ra mắt Chương trình Khách hàng thân thiết VCB Rewards
- ·Ấn tượng 35.000 lượt truy cập trong Ngày mua sắm trực tuyến ASEAN 2021
- ·Điều kiện về an ninh, trật tự đối với kinh doanh dịch vụ bảo vệ
- ·21 quốc gia tham gia hội nghị kết nối cung cầu, tiêu thụ nhãn và nông sản tỉnh Hưng Yên