【keonha cai hom nay】Người Hàn Quốc: Vụ thiết quân luật như chỉ có trong phim
Người Hàn Quốc: Vụ thiết quân luật như chỉ có trong phim
(Dân trí) - Người dân Seoul chưa hết bất ngờ và lo lắng sau quyết định thiết quân luật trong đêm của Tổng thống Yoon Suk-yeol, mặc dù cuộc sống vẫn tiếp diễn như thường lệ vào hôm nay.
Thành phố Seoul 9 triệu dân bắt đầu ngày mới với cảnh giờ cao điểm quen thuộc trên tàu điện và các con phố, sau khi Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol hủy bỏ lệnh thiết quân luật trước lúc trời sáng.
Người dân Hàn Quốc vẫn đến văn phòng, cơ sở kinh doanh và trường học như thường lệ, gần như không có dấu hiệu nào cho thấy 6 giờ áp đặt thiết quân luật bất ngờ trong đêm đã gây ảnh hưởng đến nhịp sống hàng ngày tại thủ đô Seoul.
Tuy nhiên, nhiều người vẫn sốc trước sự thay đổi đột ngột như vậy. Vụ việc đã khiến thị trường chứng khoán sụt giảm và đồng won rơi xuống mức thấp nhất trong nhiều năm, giữa bối cảnh tăng trưởng kinh tế vốn đã chững lại.
Hàn Quốc đã trải qua hơn 10 lần ban bố thiết quân luật kể từ khi trở thành một nước cộng hòa vào năm 1948, nhưng lần gần nhất đã cách đây hơn 4 thập niên, khi Tướng Chun Doo-hwan tiến hành đảo chính và nắm quyền từ năm 1980 đến 1988.
Bà Gang He-Soo, 50 tuổi, một cư dân Seoul, cho biết: "Lúc đầu, tôi rất sợ hãi và hoang mang. Tôi tự hỏi, Chuyện gì đang xảy ra vậy? Liệu nó có thể xảy ra trong thời đại này không?. Tôi đã không thể ngủ cho đến khi lệnh thiết quân luật được dỡ bỏ vì quá sợ hãi".
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol tuyên bố thiết quân luật trong một bài phát biểu truyền hình trực tiếp vào khoảng 22h30 ngày 3/12, nhưng sau đó phải rút lại quyết định khi các nghị sĩ quốc hội phá vỡ hàng rào của cảnh sát và binh sĩ quanh tòa nhà quốc hội để tiến hành bỏ phiếu, buộc ông Yoon phải hủy bỏ lệnh này.
Văn phòng Tổng thống cho biết việc ban bố lệnh thiết quân luật vào ban đêm nhằm "giảm thiểu thiệt hại cho nền kinh tế quốc gia và đời sống người dân".
Các binh sĩ Hàn Quốc, được trang bị súng trường, áo giáp và thiết bị nhìn ban đêm, được nhìn thấy đã tiến vào tòa nhà quốc hội ở Seoul qua các cửa sổ bị đập vỡ.
Phía trên tòa nhà Quốc hội, nhiều máy bay trực thăng bay lượn.
"Đây là trải nghiệm mà tôi chỉ từng thấy trong phim, và nó nghiêm trọng hơn những gì tôi tưởng", anh Kim Byeong-In, 39 tuổi, cư dân Seoul, chia sẻ, đồng thời bày tỏ lo ngại về tác động đến nền kinh tế cũng như tương lai của đất nước.
Nhiều người cho biết họ thức khuya để theo dõi tin tứcmà các đài truyền hình cập nhật, bất chấp việc Tổng thống Yoon tuyên bố rằng truyền thông sẽ chịu sự kiểm soát của thiết quân luật.
Người dân xuống đường, tích trữ thực phẩm
Cuối ngày 3/12 sang đến ngày 4/12, hàng nghìn người đã đổ về khu vực tòa nhà quốc hội nhằm kêu gọi ngăn chặn lệnh thiết quân luật của Tổng thống Yoon và yêu cầu ông từ chức cũng như phải bị bắt giữ.
Gần 2/3 trong số 300 thành viên quốc hội đã vội vã tới trụ sở quốc hội vào ban đêm để bỏ phiếu bác bỏ lệnh thiết quân luật.
Một chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn của Hàn Quốc cho biết doanh số bán đồ hộp tại các cửa hàng của họ đã tăng 337% trong khoảng thời gian từ 23h đến nửa đêm ngày 3/12, so với cùng kỳ tuần trước.
Doanh số bán mì ăn liền tăng 254% và nước đóng chai tăng 141%, một người phát ngôn của chuỗi cửa hàng trên cho biết.
Một số công ty ngay trong đêm đã khuyên nhân viên làm việc tại nhà, nhưng các cửa hàng kinh doanh vẫn mở cửa và giờ cao điểm buổi sáng nay diễn ra bình thường.
Liên hiệp Công đoàn Hàn Quốc cho biết hàng chục nghìn thành viên của họ sẽ đình công cho đến khi Tổng thống Yoon từ chức, và sẽ tổ chức một cuộc biểu tình vào buổi tối tại trung tâm Seoul. Một số cuộc xuống đường khác cũng dự kiến diễn ra vào hôm nay.
Bảo Châm
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Thủ tướng: Việt Nam đủ 5 điều kiện để xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế
- ·Khảo sát bầu cử Mỹ 2024: Hai ứng cử viên đang cạnh tranh sít sao
- ·Giải Nobel Hòa bình 2024 thuộc về tổ chức Nihon Hidankyo của Nhật Bản
- ·Thái Bình: Thành lập Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Thái Thụy
- ·Nguyên nhân bồn chứa xăng dầu trồi lên khỏi mặt đất hơn 1m ở Đắk Nông
- ·Siêu dự án chống ngập 'đắp chiếu' vì thiếu một chữ ký
- ·Ðề nghị rút ngắn thời gian chuyển mục đích sử dụng đất
- ·Nam Long có động thái mới với dự án 10.000 tỷ đồng
- ·Apple làm thế nào để trở thành ông lớn trong làng công nghệ
- ·Bố trí tái định cư quan trọng nhất là giải quyết được vấn đề mưu sinh của người dân
- ·Cục Thuế Cao Bằng thu hồi được hơn 600 tỷ đồng tiền nợ thuế trong năm 2024
- ·Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ứng cử viên Trump thừa nhận có thể thua
- ·HoREA: Cẩn trọng nợ xấu bất động sản và trái phiếu lãi suất cao
- ·Quán quân PCI và những đòi hỏi cải thiện không giới hạn
- ·'Giả thua để thắng' chiêu độc trong kinh doanh
- ·Liên hợp quốc phản đối cuộc tấn công bằng tên lửa của Iran vào Israel
- ·Mái nhà bằng trấu trộn, tường gạch phủ vôi tự nhiên trong dự án 'lớp học xanh'
- ·Bầu cử Mỹ: Ông Trump và bà Harris bám đuổi nhau tại nhiều bang chiến địa
- ·Giá vàng hôm nay (3/1): Vàng thế giới, vàng miếng và vàng nhẫn đồng loạt tăng mạnh
- ·Tấm sắt mỏng lớn lơ lửng trong không gian, bao phủ toàn bộ ngôi nhà 5 tầng