【kq bóng đá u23】Ðổi thay trên đất lâm phần
(CMO) Khi nhắc đến U Minh, hiện lên trong suy nghĩ của nhiều người nơi đây là vùng đất diện tích trồng tràm chiếm khá cao, đặc biệt là đời sống bà con sống dưới tán rừng còn vô vàn khó khăn. Thế nhưng, hiện nay trên chính diện tích đất rừng ấy, cuộc sống người dân có nhiều khởi sắc từ nhiều mô hình hiệu quả được áp dụng.
Ðường về T29 hôm nay. |
Hiệu quả từ trồng keo lai cấy mô
Trồng rừng nhiều năm nay, chủ yếu sử dụng giống giâm hom, ông Nguyễn Thành Nhân, Ấp 21, xã Khánh Thuận quyết định chuyển sang sử dụng giống keo lai nuôi cấy mô từ vụ mùa năm nay. Ông Nhân cho biết: “Dù chỉ mới vào vụ hơn 4 tháng nhưng giống cấy mô phát triển khá tốt. Dự tính chu kỳ trồng keo lai cấy mô có thể thu hoạch sớm hơn 1 năm so với cách trồng trước đây, nghĩa là thời gian trồng chỉ 4 năm. Thậm chí, giống cấy mô sẽ cho những cây đẹp, giá cao hơn khá nhiều so với giống cây keo lai giâm hom”.
Phó giám đốc Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học và công nghệ tỉnh Ðoàn Hữu Nghị cho biết: “Hiện nay, tỉnh Cà Mau có 2 loại cây cấy mô là chuối và keo lai. Trong đó, trung tâm đặc biệt quan tâm đến giống cây keo lai và đây là một trong những ngành hàng chủ lực của tỉnh. Cây cấy mô có nhiều ưu điểm nổi bật như: được lấy mẫu từ cây bố mẹ khoẻ mạnh, có điều kiện sinh trưởng và phát triển tốt ngoài thực địa, được thông qua cải thiện giống về di truyền; cây bố mẹ có tán tròn đều; gốc phân cành lớn; thân cây chính có độ thon thẳng. Mẫu để nhân giống được lấy ở đỉnh sinh trưởng - là cơ quan trẻ hoá nhất từ cây bố mẹ; có đặc tính luôn phát triển theo chiều thẳng đứng”.
Ðược biết, Sở NN&PTNT đã xây dựng kế hoạch phát triển ngành hàng keo lai, xem đây là mô hình kinh tế hiệu quả, mở ra một hướng đi mới góp phần giải quyết sinh kế, nâng cao đời sống người dân. Có thể thấy sử dụng giống keo lai nuôi cấy mô để trồng rừng đang là hướng đi đúng đắn cho sản xuất nông nghiệp.
Bám rừng để phát triển
Là người gắn bó với vùng đất nhiễm phèn xứ rừng U Minh, ông Nguyễn Phát Bảo, Ấp 10, xã Nguyễn Phích, cho biết: “Trước đây, đời sống người dân khó khăn, đa phần là những hộ không đất. Khi được giao đất, nhận rừng, bà con càng buồn hơn vì toàn bộ rừng bị cháy. Thời điểm đó ai cũng nghĩ không ở đây thì đi đâu? Nên ai cũng bám trụ. Khai hoang mở đất”.
Cũng theo ông Bảo, ngày trước bà con sống chỉ dựa vào cây tràm, nhưng mỗi vụ tràm thời gian rất dài, có khi đến 20 năm mới thu hoạch. Do không có thu nhập gì thêm nên đời sống vô cùng khó khăn. Nhưng dưới sự chỉ đạo và quan tâm của các cấp uỷ, chính quyền, bà con được tiếp cận với mô hình đa cây, đa con mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Hộ ông Bảo có trên 7 ha, ông chia ra 5 ha đất rừng, phần còn lại ông trồng trọt, chăn nuôi nhiều mô hình kết hợp. Cụ thể, ông đào ao nuôi cá, còn lại lên liếp trồng hoa màu, nhiều nhất là cây tiêu. Nhờ cần cù, chịu khó học hỏi kinh nghiệm từ bạn bè, báo đài, biết cách tìm nguồn giống phù hợp, mô hình của gia đình ông Bảo ngày càng phát triển. Ông Bảo phấn khởi: “Những năm trước tiêu có giá nên thu nhập ổn lắm. Giờ tiêu xuống giá rồi, tôi đang xem xét để trồng giống cây khác theo nhu cầu của thị trường”.
Tận dụng bờ rừng, đất quanh nhà thực hiện mô hình đa cây, đa con giúp người dân dưới tán rừng tăng thu nhập. Khi đời sống nâng cao, bà con nghĩ đến làm du lịch.
Hộ ông Bảo ngoài trồng nhiều loại cây ăn trái, lấy hạt, còn chăn nuôi cá, ếch để cải thiện bữa ăn và bán tăng thêm thu nhập. |
Phó chủ tịch UBND xã Nguyễn Phích Trần Quốc Sự phấn khởi: “Nếu mở hướng du lịch thành công không chỉ tạo được điểm nhấn du lịch cho vùng đất U Minh nói riêng, tỉnh Cà Mau nói chung, mà còn góp phần tăng thu nhập cho người dân trên địa bàn. Sự liên kết làm du lịch sẽ tạo điều kiện cho bà con cải tạo vườn tạp, tăng giá trị sản phẩm cây trồng, cùng nhau phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, hướng đến đạt chuẩn xã NTM trong tương lai”.
Vùng đất lâm phần giờ đây đã thay da đổi thịt. Những ngôi nhà kiên cố thay cho nhà cây lá tạm bợ. Những hàng rào nối dài theo những tuyến lộ bê-tông thẳng tắp cho thấy sự khởi sắc của đời sống người dân nơi đây.
Nhìn lại chặng đường phát triển của U Minh, Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Thanh Toản phấn khởi: “U Minh có nhiều tiềm năng phát triển. Thời gian tới, với Ðề án tái cơ cấu nền nông nghiệp và đẩy mạnh phát triển du lịch dưới tán rừng, U Minh sẽ phát huy được thế mạnh của mình. Ðảng bộ và người dân U Minh đã và đang chung tay phát triển kinh tế, nâng cao đời sống. Giờ đây, khi nhắc đến U Minh không còn ai nghĩ đến một xứ nghèo nữa mà là một nơi bà con làm giàu nhờ rừng, là một vùng quê đổi mới, một địa chỉ du lịch thu hút du khách trong và ngoài tỉnh”./.
Kim Cương
(责任编辑:World Cup)
- ·"Đinh Rú
- ·Summits to boost int’l Mekong links
- ·Competent officials needed
- ·NA Chairwoman meets Cambodian leaders
- ·Hệ lụy khôn lường từ việc "cầu may" bằng búp bê Kumanthong
- ·Mekong countries discuss measures to boost region’s development
- ·Myanmar President set to visit Việt Nam
- ·PM urges stronger ties between VN, RoK localities
- ·Nhận định, soi kèo Hannover 96 vs SV Waldhof Mannheim, 19h00 ngày 6/1: Khẳng định đẳng cấp
- ·Việt Nam’s test cases posted online
- ·Chủ tịch phường ở Hà Nội lý giải việc không chấp hành thổi nồng độ cồn
- ·Big Swedish trade mission on VN visit
- ·NA Chairwoman meets Cambodian leaders
- ·Citizen protection issues cleared up
- ·Dự báo thời tiết ngày 14/8: Nắng oi nóng trở lại Bắc Bộ
- ·Deputy PM greets US business council official
- ·Việt Nam welcomes businesses from Nagano of Japan
- ·VN stresses Francophone ties
- ·Lãi suất cho vay tiếp đà giảm 0,44%, song có thể đảo chiều tăng năm 2025
- ·Swiss investors welcome in VN